THẾ
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỚI
BS Nguyễn Đan Quế
Có 4 yếu
tố và 5 vấn đề giúp chúng ta có một lối nhìn mới về thế giới đang thay đổi rất
nhanh.
Yếu tố thứ 1:
Mâu thuẫn chính trên thế giới ngày nay không còn là mâu thuẫn ý thức hệ cộng sản – tư bản nữa, mà là hố xa cách giữa các nước giầu với các nước nghèo đã đến giới hạn nguy hiểm, buộc mọi người dân cũng như mọi chính phủ phải quan tâm giải quyết.
Yếu tố thứ 1:
Mâu thuẫn chính trên thế giới ngày nay không còn là mâu thuẫn ý thức hệ cộng sản – tư bản nữa, mà là hố xa cách giữa các nước giầu với các nước nghèo đã đến giới hạn nguy hiểm, buộc mọi người dân cũng như mọi chính phủ phải quan tâm giải quyết.
Ba tiêu
chuẩn: (a) Sức mạnh chi phối thế giới là kinh tế, chứ không phải quân sự. (b)
Tiềm năng một nước tiến hành cuộc Cách mạng Kinh tế Kỹ-thuật-cao . (c) Khả năng
nước đó đóng góp trong việc lấp bớt hố xa cách giầu – nghèo.
Cho phép
chúng ta nhận diện NĂM siêu cường Mỹ, Tầu, Nhật, Đức, Nga là năm trung tâm
quyền lực chi phối mạnh nhất nền sinh hoạt chính trị toàn cầu.
Yếu tố
thứ 3:
Chính yếu tố
này làm thay đổi hẳn cục diện chiến lược toàn cầu: Tầu, Nhật, Đức trở thành
những siêu cường mới đang tiến lên vị thế siêu cường độc lập với cả Nga lẫn Mỹ.
Yếu tố
thứ 4:
Thế kỷ 20 có
những phát minh khoa học đưa đến Cách mạnh Kỹ-thuật-cao (phân biệt với
Cách mạng kỹ-nghệ-hóa hồi thế kỷ 17 ở Châu Âu), như: thám hiểm không gian, xuất
hiện của internet, điện thoại di động, truyền thanh – truyền hình kỹ thuật
số…Các siêu cường đang chạy đua kỹ -thuật-cao-hóa toàn bộ nền kinh tế của mình.
*
Nhân loại thế
kỷ 21 có những thách thức toàn cầu vượt xa sức giải quyết của một siêu cường,
dù giầu mạnh đến đâu. Thí dụ: Biến đổi khí hậu; chiến tranh không gian, mạng,
sinh học; chống nhà nước Hồi Giáo Tự xưng (IS)...
Trực tiếp
liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng tỉ người trên hành tinh có 5 vấn đề
lớn, như:
1/ Nạn khan
hiếm lương thực – thực phẩm
Có thể gia
tăng sản lượng với những kỹ thuật mới về di truyền, phương pháp canh tác…Nhân
loại sẽ không thiếu lương thực – thực phẩm, nhưng đưa cứu trợ đến được những
nơi cần lại phụ thuộc không khí an ninh toàn cầu.
2/ Nạn khan
hiếm nhiên liệu – năng lượng
Ngoài củi,
than đá, có nhiều nguồn năng lượng mới như: năng lượng nguyên tử, năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học, năng
lượng lấy từ lòng đất…
3/ Khan hiếm
tài nguyên kỹ nghệ
Có điều rất
mới cần lưu ý. Kỹ-thuật-cao lần đầu tiên cho phép con người khai thác tài
nguyên dưới đáy biển. Biển chiếm 71% vỏ quả đất, tài nguyên đa dạng và phong
phú như trong đất liền.
4/ Nạn nhân
mãn và di dân kinh tế.
5/ Nổi loạn
của các nước nghèo chống lại các nước giầu.
Đứng trước 4
yếu tố và 5 vấn đề, Năm siêu cường Mỹ, Tầu, Nhật, Đức, Nga không có cách nào
khác hơn là phải tiến đến Thế Chiến Lược Toàn Cầu Chung (dĩ nhiên mỗi siêu
cường có Thế chiến lược riêng nhằm thi hành Thế Chung đó) để:
·
Một mặt, giữ vững thế khống chế của các
nước giầu đối với các nước nghèo khi chúng tiến hành Cách mạng Kỹ-thuật-cao..
·
Mặt khác, các nước giầu chuyển giao
Cách mạng Kỹ- nghệ-hóa (gồm kỹ thuật, vốn và quản lý) cho các nước nghèo để lấp
bớt hố xa cách giầu – nghèo, một điều kiện quan yếu không thể thiếu nếu các
nước giầu muốn tiến thêm bước lớn nữa.
Đường nối
thủ đô của năm siêu cường nằm về Bắc bán cầu. Cho nên, người ta thường gọi Thế
Chiến Lược Toàn Cầu Mới là Thế Hợp Tác Bắc - Nam, thay cho Thế Chiến Lược
Đối Đầu Đông – Tây trước đây:
·
Khối Bắc là các nước giầu chiếm khoảng
1/3 dân số toàn cầu, trong đó có năm siêu cường hàng đầu Mỹ, Tầu, Nhật, Đức,
Nga.
·
Khối Nam là các nước nghèo, chiếm 2/3
dân số toàn cầu, gồm 5 vùng: Đông Nam Á - Thái Bình Dương (với tổ chức
hợp tác vùng là Asean), Nam Á (Saarc), Phi Châu (Ecowas), Châu Mỹ La tinh
(Mercosur) và Trung Đông với tổ chức hợp tác vùng hiện chưa hình thành, nhưng
sẽ là hợp tác giữa Israel và các nước Ả rập trong vùng.
Chúng ta cần lưu ý có mấy hình thức hợp tác trên thế giới:
·
Hợp tác giữa các siêu cường là hợp tác
Bắc – Bắc, theo phương cách Hợp Tác Đa Phương (hay còn gọi là chủ nghĩa Hợp Tác
Đa Phương) khi giải quyết các điểm nóng trên thế giới. Quan hệ Mỹ -Tầu – Nhật -
Đức - Nga là Bắc – Bắc. Thí dụ: Liên minh hơn 20 nước chống IS nhanh chóng được
thành lập. Ngày 23-9-2014 Mỹ và 5 nước Á Rập không kích IS ở Syria, mà không
có sự đồng ý của nước này. Nga phản ứng rất nhẹ nhàng. Còn Tầu đang bị Hồi Giáo
ở Tân cương khủng bố, nên cũng có chiều hướng ủng hộ. Hai ngày sau Hội đồng Bảo
An thông qua Nghị quyết 2178 kêu gọi các nước ngăn chặn dòng người đầu quân cho
IS.
·
Hợp tác Nam
– Nam là giừa các tổ chức
vùng trong khối Nam.
·
Hợp tác Bắc – Nam hay Hợp tác Nam – Bắc là giữa các nước giầu với
các nước nghèo hay ngược lại. Cần phân biệt quan hệ của Tầu và Mỹ chẳng hạn với
Viêt Nam là Bắc – Nam, khác xa với quan hệ của Việt Nam với các siêu cường này là Nam – Bắc./.
Bs Nguyễn
Đan Quế