Việt Nam loạn cướp,
vì đâu?
Nhìn Đại học Luật dưới thời cộng sản vào giờ tan trường, dù
quốc lộ 13, Bình Triệu, Sài Gòn đã có dải phân cách đường một chiều, nhưng các
sinh viên luật đi xe máy ngược chiều hơn ai cả. Toàn cảnh nhà trường đầy các
bảng hiệu quảng cáo từ đoàn thanh niên noi gương các lãnh tụ vĩ đại đến giày
dép, quần áo… cờ xí đủ màu tung bay như một trung tâm vũ hội xiếc;
... phải kê ra
cho đủ như có pa-nô quảng cáo điện thoại di động Nokia, Samsung, phòng khám đa
khoa, nhà thuốc tây, tuyển sinh, luyện thi đại học, trung tâm cai nghiện, công
ty dệt may, khu phố văn hoá mới, mua bán bất động sản… đầy trước cổng trường.
Và trên chót vót của toà nhà đại học, một tháp cao được xây
dựng chắc chắn với cây Thánh Giá bằng đá sừng sững. Bởi vì nơi đây có một quá
khứ lịch sử, nguyên là một khu tĩnh tâm của Trung tâm tôn kính Đức Mẹ Fatima và
đã bị nhà nước tịch thu khi cộng sản chiếm miền Nam. Một trường luật xây trên sự ăn
cướp!
Nhìn cái bề ngoài tương phản đầy sự lộn xộn đủ phán đoán về
những con người lãnh đạo của quốc gia đó trải qua hơn nửa thế kỷ nắm quyền đã
quan tâm đến luật pháp tới đâu hay chỉ xem nó như những trò chơi của tư sản
theo kinh điển Mác Lê quan niệm.
Chỉ tội nghiệp cho sinh viên ở đây, phần nhiều không biết
một ngoại ngữ nào, nếu có chỉ là sự nỗ lực hết sức của một số cá nhân nào đó.
Họ học và dạy luật không phải để nói lên thành luật những khát vọng của người
dân thông qua các vị đại diện lập pháp mà biến thành luật bảo vệ con người.
Song học luật cốt để thi hành những mệnh lệnh của đảng, của chính phủ không dựa
trên một phương pháp đối chiếu công pháp quốc tế nào cả.
Thật là xa lạ để
thảo luận với một sinh viên luật ngày nay khi đề cập về bộ luật La Mã có hay
không, hoặc nói về tam quyền phân lập, nói về thế kỷ ánh sáng Montesquieu, Jean
Jacques Rousseau và đặc biệt nói về nhân quyền như một tư tưởng sẽ đưa đến phạm
tội chống đảng… Các sinh viên đều ngớ ngẫn nhìn trời, có khi cho rằng trái đất
vẫn vuông!
Từ một nền đào tạo do sự dẫn đường thiếu phân minh của các
nhà lãnh đạo thường do bạo lực mà lên nắm quyền, nên mới xảy ra trên bình diện
thực tế: một ông viện trưởng viện kiểm sát nhân nhân dân chiếm nhiều nhà đất
nhất tỉnh Cà Mau, ông chánh án vừa say xỉn vừa xử án và bà chánh án đánh ghen
gây thương tích với tiếp viên ngay tại quán karaokê – nơi có đức ông chồng là
đảng viên cao cấp, phó trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ Bình Phước, đối với cộng sản
chức vụ này quan trọng lắm tại các địa phương và các chuyện chánh án, chánh
thanh tra nhà nước từ thượng tầng đến hạ tầng đều “thượng vàng hạ cám”, chuyện
hối lộ tham nhũng trong ngành tư pháp, tòa án tại Việt Nam trở nên quá sự
thường.
Về y đức cũng rối loạn khi ông bác sĩ mở
phòng mạch tư vừa khám bệnh vừa bán thuốc hầu “cứu người cho nhanh” – chính lại
là người Thầy trong các Thầy y học, bác sĩ Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược
Sài Gòn, một thành phố văn minh nhất Việt Nam, kinh đô phát triển về mọi mặt
hiện nay. Ông Hiệu trưởng bị thanh tra
bất thình lình tại phòng khám riêng và sự việc có đăng tải trên các báo Việt
Cộng trong quý một năm 2008.
Những nhà làm luật đã bẻ luật ngay tại nơi mình toạ thủ và
ngoài kia không một hội chợ hoa nào không bị bứt hoa bẻ cành như từng xảy ra
với hội hoa anh đào (Sakura) do Nhật Bản tổ chức lần hai diễn ra tại Hà Nội
ngàn năm văn hiến, mọi người đều ngỡ ngàng trước cảnh chen nhau của sinh viên
Việt Nam, cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau phá nát vườn hoa. Trong chớp nhoáng
những cây anh đào bị “tiêu diệt” gần trọn và thế là đã “đánh thắng hoàn toàn”
những cành hoa còn sót lại của “đế quốc anh đào”. Quả là những hành động thật
đáng hổ thẹn!
Đúng là “con người làm sao thì quốc gia làm vậy”, ngoài kia
báo chí đang thông tin rầm rộ kỷ niệm Tết Mậu Thân, một cuộc nổi dậy giết đồng
bào, huynh đệ tương tàn, trong khi đối với cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc
cũng vào dịp này lại hoàn toàn im lặng, thậm chí còn trêu ngươi tổ chức nhảy
đầm ngay trước tượng Lý Thái Tổ tại Hà Nội thay vì làm lễ tưởng niệm.
Việt Nam
ngày nay là vậy đó! Như chuyện một thanh niên nhào tới đánh một ông lão ngay
giữa trung tâm Sài Gòn, chỉ vì va quẹt xe trên đường hay cả với bà cụ đã ngoài
bảy mươi trong tiếng la lớn suýt bị tai nạn, nhưng người thanh niên tiếp tục
leo lề rồi đưa mắt nhìn bỏ đi, việc dùng cả mũ bảo hiểm đánh nhau trở thành
chuyện thời thượng. Gần đây nhất là những vụ cướp táo tợn có qui mô tổ chức
trên khắp các địa bàn thành phố nhất là với những ai là những mệnh thường quân
cứu người sẽ bị những đòn lại quả kinh hoàng.
Thuốc nào để trị bịnh xe chạy ngược chiều, y đức hoàn
lương… Nó đòi hỏi cộng đoàn đó phải có triết lý sống không trên nền tảng của sự
lừa dối, chúng ta đã biến các thủ thuật lương lẹo của các nhà làm chính trị trở
thành nếp sống, nếp nghĩ của các công dân, chúng ta đã thiếu một nền giáo dục
phổ quát luôn đồng hành cùng nhân loại mà nền giáo dục của cộng sản hiện nay
chỉ xây dựng trên một bè phái của thứ thủ đoạn lừa bịp nhau để nắm chính quyền.
Chúng ta không ảo tưởng sống chờ nhà nước tiêu vong và phải
xa ra thứ chính quyền lừa bịp, không qua sự chọn lựa trực tiếp của người dân,
cần phân biệt rõ ràng về một nền trị chính dân chủ với một sự toàn trị gồm các
chiêu bài dân chủ giả hiệu. Nước là H2O và ngoài vũ trụ là H3O
thì dù là ở Nga hay Mỹ vẫn thế, một nền dân chủ trên nền tảng khoa học với
những giá trị chung gọi là phổ quát.
Chúng ta hãy tự biết mình chưa có hoặc trong nỗ lực rồi sẽ
có và tiến đến hoàn thiện, chứ không ngụy biện Việt Nam có một nền dân chủ riêng vì dân
trí còn thấp..v.v.. Người Việt Nam cũng như các nước nghèo khác đã khổ nhiều và
xin đừng vì chút quyền lợi riêng tư nào đó mà chung rọ với dân chủ lưu manh…
Không thể và không thể khi nhân loại còn cái tâm: một kẻ cướp đang dùng sức
mạnh lộng hành trên đường phố và chúng ta lại bảo chúng có bản sắc riêng? Đó là
thứ dân chủ kiểu vô sản lưu manh vậy.
***
Sau đây là cuộc đối
thoại với sinh viên trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
PV
: Bạn đang học Đại học nào?
SV : Đại học Luật, năm cuối.
PV :Bạn có tham gia biểu tình chống Trung Quốc ?
SV : Không, nhưng các bạn của em thời có.(nhiều sinh viên còn đội mũ, mặc áo có ghi Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam khi trở lại trường)
PV : Nghe nói trong các đợt biểu tình vừa rồi có nhiều người bị bắt?
SV : Không, chỉ vài người bị tạm giữ, song số bị đánh ngay tại chỗ rất nhiều kể cả phụ nữ và trẻ em. Đánh đá rất thô bạo!
PV : Sao em không tham gia cùng các bạn?
SV : Em tin vào Bộ Chính trị, vào Đảng nên không đi biểu tình… Tình hình hiện nay là “ngàn cân treo sợi tóc” !
PV : Thế Đảng là ai vậy?
SV : Cũng là các Ông Thủ tướng, Chủ tịch nước…đến Chủ tịch Phường, Xã.
PV : Vậy các bạn có biết ai đã bán cho Trung Quốc các Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958?
SV : Em chưa hề biết và cũng chưa bao giờ nghe văn bản đó do một Ông Thủ tướng nào đã ký?
PV : Thế nếu có thì sao? PV liền mở văn bản từ trang WEB cho các bạn sinh viên này xem…*
SV : Quả là lần đầu tiên em được biết, và thật sự nếu có văn bản đó… vì tình hình lúc đó Bắc Việt lệ thuộc đủ mọi thứ từ vật chất đến tinh thần vào Trung Quốc… nên phải nhượng bộ tạm thời.
PV : Còn các Hiệp ước về biên giới Việt Trung vào năm 1999, Hiệp ước vịnh Bắc Việt năm 2000, Đảng CSVN đã nhượng cho Trung Quốc bao nhiêu đất, bao nhiêu lãnh hải? Cho đến hôm nay vẫn còn giữ bí mật! Chúng ta hoàn toàn không biết!
SV : Quả là lần đầu chúng em được nghe những điều này…Thật thế ư?
PV : Thế các bạn có biết ngàn đời Trung Quốc vẫn ôm mộng thôn tính Việt Nam?
SV : Đúng vậy, song mọi người phải hiểu đi với Tàu sẽ không mất Đảng CS, còn đi với Mỹ sẽ mất hết! Chúng em được nói cho biết ở miền Nam này, có anh em Ông Diệm đi với Mỹ và chẳng những cái đảng Cần Lao của Ông ta không còn mà mất mạng nữa, chết bất đắc kỳ tử gần hết cả gia đình?
PV : Mất hết những gì? Sẽ không ai mất gì mà dân tộc này còn được nhiều thứ, kể cả đảng CS vẫn tồn tại nhưng có nắm quyền được hay không là do sự chọn lựa qua lá phiếu của người dân…
PV : Tại sao đất nước này không có lực lượng nào khác mà chỉ có Đảng CS mới lãnh đạo được, trước đây có Đảng Dân Chủ, Xã Hội… để vạch ra những sai trái mà đảng kia đã làm như tham ô, nhũng lạm, hủ hoá, bán nước dần dần hầu đổi lấy sự tồn tại của đảng mình chẳng hạn?
SV : Càng nhiều Đảng phái chỉ khiến đất nước này càng thêm hỗn loạn!
PV : Thế thì các nước dân chủ Phương Tây người ta hỗn loạn hết… Các em còn hơn cả Vua Louis XIV với câu nói thời danh: “Quốc gia chính là Trẫm”, chỉ có trẫm (đảng) mới điều khiển được đất nước này?
SV : Nhưng dân tộc này nó là như vậy…
PV : Nghĩa là chưa có một thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc Việt chấp nhận bán bớt lãnh thổ để tồn tại? Em có học lịch sử nhiều không? Từ thuở ban đầu dựng nước đã phân thành hai mặt đối lập để hỗ tương cho nhau, một nửa lên núi, nửa kia xuống biển để cùng nhau hợp lực xây dựng non sông.
SV :Bạn sinh viên im lặng thần người…
PV : Chủ nghĩa Mác cũng nói xã hội tiến bộ trên nền tảng tương tranh giữa các mặt đối lập, anh có công nhận như thế không?
SV : Đúng thế, đúng thế…
PV : Nhưng tại sao chỉ độc đảng, không cho đối lập?
SV : Bạn sinh viên thần người tư lự…
PV : Bạn có thấy điều đó đúng là độc tài toàn trị hay không?
SV : Đúng, nhưng thời thế ngày nay phải như thế…
PV : Nghĩa là cam chịu mất nước dần dần?
SV : Đúng vậy, chúng ta yếu lắm…
PV : Thế thì các sách lược “lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường” theo truyền thống giữ nước nay về đâu?
SV : Đã có lộ trình của Bộ chính trị lo hết rồi! Các Ông ấy ngày đêm khổ hơn mình nhiều!
PV : Những người vẽ lộ trình bao giờ cũng khổ! Khổ vì không ai biết được tương lai? Các tiên tri giả không làm nhưng bắt người khác phải làm và thường các ảo tưởng đó không thành song họ lấy làm khoái lạc trên sự thất bại của chính họ với sự khốn cùng mà nhiều người phải gánh chịu. Phải thế không?
SV : Ý bạn muốn nói các lãnh tụ độc tài, CS hay mắc chứng “masochism” …
PV : Như vậy sinh viên dưới chế độ XHCN như các bạn không phải lo suy nghĩ chuyện quản lý đất nước, nhất là những chuyện nhạy cảm chính trị phải gác sang bên?
SV : Vâng đúng, chúng em chỉ cần vui chơi thời lên đường, mua sắm gì cũng được, học xong ra trường kiếm việc làm là đủ biết ơn Đảng rồi…
PV : Các nước quanh ta không có đảng CS, sinh viên có làm được điều đó hay không?
SV : Bạn sinh viên trông thần người im lặng.
PV : Thế sinh viên có biết các nước Đông Âu và Nga, cái nôi của CS, họ đã từ bỏ CNCS như từ bỏ ma quỷ hay không?
SV : Có biết, có biết… nhưng chúng em không nghĩ ra cách nào nếu như không có Đảng lãnh đạo!
SV : Trường Luật của em có Ông Giáo sư dạy về bất động sản, lúc nào cũng chỉ trích những hậu quả đất đai, nhà cửa, ruộng vườn kiện tụng rối bời như hiện nay là do chế độ độc đảng mà ra…
PV : Thì đúng vậy, phải không nào?
SV : Nhưng em biết rõ Ông là một người theo đạo Công giáo, nên mới có quan điểm lệch lạc về Đảng như thế!
PV : ( cười lớn) Sao em suy nghĩ đầy thành kiến với những người Thiên Chúa giáo như vậy?
SV : Nói nhỏ nhau nghe, Công giáo dù có ‘Kính Chúa yêu nước’ nhưng cái tư tưởng của họ mới đáng sợ. Lúc nào mà cái tâm kia bừng thức tỉnh thời đảng viên, đoàn viên của chúng em bay tuốt… Họ chống Cộng lắm… đúng ra họ chống vô thần, còn chúng em không tin gì hết ngoài Đảng. Đất nước ta đang gồng mình hội nhập, lạc hậu cũng chết, mà tiến bộ thì bị Trung Quốc kèm hãm…
PV : Vậy với tư cách là một công dân, hơn nữa là một ông cử nhân Luật, sinh viên có được phổ biến cho biết một văn bản nào nói về bổn phận và quyền lợi của cả các công dân khi nước mình được gia nhập WTO và nay TPP ? Học luật mà có bao giờ được đọc các bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền… hay quả thật chỉ nghe qua những lời tuyên truyền mà các bạn biết thế này nọ như con ngựa bị che hai bên mắt, có bạn nào được đọc văn bản chính thức hay chưa?
SV : Thưa không.
Chàng sinh viên cũng như các bạn hữu trong ngỡ ngàng giống như người Ga-li-lê đang bỡ ngỡ nhìn trời!
SV : Đại học Luật, năm cuối.
PV :Bạn có tham gia biểu tình chống Trung Quốc ?
SV : Không, nhưng các bạn của em thời có.(nhiều sinh viên còn đội mũ, mặc áo có ghi Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam khi trở lại trường)
PV : Nghe nói trong các đợt biểu tình vừa rồi có nhiều người bị bắt?
SV : Không, chỉ vài người bị tạm giữ, song số bị đánh ngay tại chỗ rất nhiều kể cả phụ nữ và trẻ em. Đánh đá rất thô bạo!
PV : Sao em không tham gia cùng các bạn?
SV : Em tin vào Bộ Chính trị, vào Đảng nên không đi biểu tình… Tình hình hiện nay là “ngàn cân treo sợi tóc” !
PV : Thế Đảng là ai vậy?
SV : Cũng là các Ông Thủ tướng, Chủ tịch nước…đến Chủ tịch Phường, Xã.
PV : Vậy các bạn có biết ai đã bán cho Trung Quốc các Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958?
SV : Em chưa hề biết và cũng chưa bao giờ nghe văn bản đó do một Ông Thủ tướng nào đã ký?
PV : Thế nếu có thì sao? PV liền mở văn bản từ trang WEB cho các bạn sinh viên này xem…*
SV : Quả là lần đầu tiên em được biết, và thật sự nếu có văn bản đó… vì tình hình lúc đó Bắc Việt lệ thuộc đủ mọi thứ từ vật chất đến tinh thần vào Trung Quốc… nên phải nhượng bộ tạm thời.
PV : Còn các Hiệp ước về biên giới Việt Trung vào năm 1999, Hiệp ước vịnh Bắc Việt năm 2000, Đảng CSVN đã nhượng cho Trung Quốc bao nhiêu đất, bao nhiêu lãnh hải? Cho đến hôm nay vẫn còn giữ bí mật! Chúng ta hoàn toàn không biết!
SV : Quả là lần đầu chúng em được nghe những điều này…Thật thế ư?
PV : Thế các bạn có biết ngàn đời Trung Quốc vẫn ôm mộng thôn tính Việt Nam?
SV : Đúng vậy, song mọi người phải hiểu đi với Tàu sẽ không mất Đảng CS, còn đi với Mỹ sẽ mất hết! Chúng em được nói cho biết ở miền Nam này, có anh em Ông Diệm đi với Mỹ và chẳng những cái đảng Cần Lao của Ông ta không còn mà mất mạng nữa, chết bất đắc kỳ tử gần hết cả gia đình?
PV : Mất hết những gì? Sẽ không ai mất gì mà dân tộc này còn được nhiều thứ, kể cả đảng CS vẫn tồn tại nhưng có nắm quyền được hay không là do sự chọn lựa qua lá phiếu của người dân…
PV : Tại sao đất nước này không có lực lượng nào khác mà chỉ có Đảng CS mới lãnh đạo được, trước đây có Đảng Dân Chủ, Xã Hội… để vạch ra những sai trái mà đảng kia đã làm như tham ô, nhũng lạm, hủ hoá, bán nước dần dần hầu đổi lấy sự tồn tại của đảng mình chẳng hạn?
SV : Càng nhiều Đảng phái chỉ khiến đất nước này càng thêm hỗn loạn!
PV : Thế thì các nước dân chủ Phương Tây người ta hỗn loạn hết… Các em còn hơn cả Vua Louis XIV với câu nói thời danh: “Quốc gia chính là Trẫm”, chỉ có trẫm (đảng) mới điều khiển được đất nước này?
SV : Nhưng dân tộc này nó là như vậy…
PV : Nghĩa là chưa có một thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc Việt chấp nhận bán bớt lãnh thổ để tồn tại? Em có học lịch sử nhiều không? Từ thuở ban đầu dựng nước đã phân thành hai mặt đối lập để hỗ tương cho nhau, một nửa lên núi, nửa kia xuống biển để cùng nhau hợp lực xây dựng non sông.
SV :Bạn sinh viên im lặng thần người…
PV : Chủ nghĩa Mác cũng nói xã hội tiến bộ trên nền tảng tương tranh giữa các mặt đối lập, anh có công nhận như thế không?
SV : Đúng thế, đúng thế…
PV : Nhưng tại sao chỉ độc đảng, không cho đối lập?
SV : Bạn sinh viên thần người tư lự…
PV : Bạn có thấy điều đó đúng là độc tài toàn trị hay không?
SV : Đúng, nhưng thời thế ngày nay phải như thế…
PV : Nghĩa là cam chịu mất nước dần dần?
SV : Đúng vậy, chúng ta yếu lắm…
PV : Thế thì các sách lược “lấy nhu thắng cương, lấy nhược thắng cường” theo truyền thống giữ nước nay về đâu?
SV : Đã có lộ trình của Bộ chính trị lo hết rồi! Các Ông ấy ngày đêm khổ hơn mình nhiều!
PV : Những người vẽ lộ trình bao giờ cũng khổ! Khổ vì không ai biết được tương lai? Các tiên tri giả không làm nhưng bắt người khác phải làm và thường các ảo tưởng đó không thành song họ lấy làm khoái lạc trên sự thất bại của chính họ với sự khốn cùng mà nhiều người phải gánh chịu. Phải thế không?
SV : Ý bạn muốn nói các lãnh tụ độc tài, CS hay mắc chứng “masochism” …
PV : Như vậy sinh viên dưới chế độ XHCN như các bạn không phải lo suy nghĩ chuyện quản lý đất nước, nhất là những chuyện nhạy cảm chính trị phải gác sang bên?
SV : Vâng đúng, chúng em chỉ cần vui chơi thời lên đường, mua sắm gì cũng được, học xong ra trường kiếm việc làm là đủ biết ơn Đảng rồi…
PV : Các nước quanh ta không có đảng CS, sinh viên có làm được điều đó hay không?
SV : Bạn sinh viên trông thần người im lặng.
PV : Thế sinh viên có biết các nước Đông Âu và Nga, cái nôi của CS, họ đã từ bỏ CNCS như từ bỏ ma quỷ hay không?
SV : Có biết, có biết… nhưng chúng em không nghĩ ra cách nào nếu như không có Đảng lãnh đạo!
SV : Trường Luật của em có Ông Giáo sư dạy về bất động sản, lúc nào cũng chỉ trích những hậu quả đất đai, nhà cửa, ruộng vườn kiện tụng rối bời như hiện nay là do chế độ độc đảng mà ra…
PV : Thì đúng vậy, phải không nào?
SV : Nhưng em biết rõ Ông là một người theo đạo Công giáo, nên mới có quan điểm lệch lạc về Đảng như thế!
PV : ( cười lớn) Sao em suy nghĩ đầy thành kiến với những người Thiên Chúa giáo như vậy?
SV : Nói nhỏ nhau nghe, Công giáo dù có ‘Kính Chúa yêu nước’ nhưng cái tư tưởng của họ mới đáng sợ. Lúc nào mà cái tâm kia bừng thức tỉnh thời đảng viên, đoàn viên của chúng em bay tuốt… Họ chống Cộng lắm… đúng ra họ chống vô thần, còn chúng em không tin gì hết ngoài Đảng. Đất nước ta đang gồng mình hội nhập, lạc hậu cũng chết, mà tiến bộ thì bị Trung Quốc kèm hãm…
PV : Vậy với tư cách là một công dân, hơn nữa là một ông cử nhân Luật, sinh viên có được phổ biến cho biết một văn bản nào nói về bổn phận và quyền lợi của cả các công dân khi nước mình được gia nhập WTO và nay TPP ? Học luật mà có bao giờ được đọc các bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền… hay quả thật chỉ nghe qua những lời tuyên truyền mà các bạn biết thế này nọ như con ngựa bị che hai bên mắt, có bạn nào được đọc văn bản chính thức hay chưa?
SV : Thưa không.
Chàng sinh viên cũng như các bạn hữu trong ngỡ ngàng giống như người Ga-li-lê đang bỡ ngỡ nhìn trời!
SV
: (họ có vẻ suy tư trước những gợi ý của PV ). Họ nói: cái thứ Luật mà các
em học chỉ là một mớ những thứ sắc luật, sắc lệnh, nghị quyết, quyết định… nó
giống như văn bản báo cáo… với đủ mọi thứ chồng chéo lên nhau để phục vụ cho
một bè nhóm đảng trị, nó đúng là một rừng luật của giới quân phiệt, nhà nước
toàn trị thích chơi luật rừng, nó không có gì là những giá trị phổ quát mà nhân
loại cùng công nhận, và nếu được đối chiếu trong môi trường Công pháp Quốc tế,
quả là thảm hại - nó không giống ai!
SV : (tự hỏi) Chữ không như đang dạo đến với mỗi người một cách quá đột ngột! Không, tôi đang học suốt bốn năm qua toàn là văn bản luật chứ…? Chúng tôi học thật cơ mà?
PV : ( gợi ý) Các em có biết thế nào để gọi là định luật trong khoa học hay không… các định luật về khoa học đều được quan sát khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê thông qua kiểm nghiệm thực nghiệm, mới đến những định luật như các giá trị mang tính phổ quát, đó là tri thức tiên thiên – a priori.** Các em có được hướng dẫn cách làm việc cũng như nhận thức bằng phương pháp khoa học hay trên sự hiểu biết một cách giáo điều, ngụy khoa học?
SV : (những khai mở này của PV như làm ngạc nhiên các sinh viên đang đối thoại, họ nhìn nhau tự hỏi) - còn những văn bản pháp quy chúng mình theo học được sàng lọc từ đâu hay chỉ là những bản văn sao chép từ trong văn khố của Nga Tàu pha trộn các thứ, sách nọ giống hệt sách kia, chỉ thay đầu đổi đuôi - không trên một nền tảng căn để nào cả, đúng là khởi đầu làm sao thời sẽ kết thúc làm vậy. Từ tay không trở về với tay không - từ hư vô thông qua hư vô và trở về với hư vô thế thôi!?
SV : (tự hỏi) Chữ không như đang dạo đến với mỗi người một cách quá đột ngột! Không, tôi đang học suốt bốn năm qua toàn là văn bản luật chứ…? Chúng tôi học thật cơ mà?
PV : ( gợi ý) Các em có biết thế nào để gọi là định luật trong khoa học hay không… các định luật về khoa học đều được quan sát khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê thông qua kiểm nghiệm thực nghiệm, mới đến những định luật như các giá trị mang tính phổ quát, đó là tri thức tiên thiên – a priori.** Các em có được hướng dẫn cách làm việc cũng như nhận thức bằng phương pháp khoa học hay trên sự hiểu biết một cách giáo điều, ngụy khoa học?
SV : (những khai mở này của PV như làm ngạc nhiên các sinh viên đang đối thoại, họ nhìn nhau tự hỏi) - còn những văn bản pháp quy chúng mình theo học được sàng lọc từ đâu hay chỉ là những bản văn sao chép từ trong văn khố của Nga Tàu pha trộn các thứ, sách nọ giống hệt sách kia, chỉ thay đầu đổi đuôi - không trên một nền tảng căn để nào cả, đúng là khởi đầu làm sao thời sẽ kết thúc làm vậy. Từ tay không trở về với tay không - từ hư vô thông qua hư vô và trở về với hư vô thế thôi!?
SV : (trầm
tư) Những gì người phỏng vấn gợi ý cho mình hiểu thế nào là con đường dẫn đưa
đến các định luật, nó không phải là thứ kiến thức qua kinh nghiệm vì nó chỉ là
tri thức thường nghiệm với những ảo giác sai lầm - những chiếc đũa kia vẫn
không gãy trong ly nước đầy, đó chỉ là hiện tượng khúc xạ, nhưng nó phải được
kiểm nghiệm qua thực nghiệm, từ đó mới được gọi là tri thức khoa học mang tính
phổ quát, đến trí năng phán đoán mang tính hậu thiên – a posteriori - nghĩa là
phán đoán dựa trên các định luật, chứ không dựa theo cảm năng. Trên bình diện
xã hội, từ những khát vọng của các công dân được phân tích, tổng hợp đến kiểm
chứng xem có phải là nhu cầu thật sự mang giá trị công ích mới biến thành luật
qua sự biểu quyết của các nhà lập pháp, giống như các nhà khoa học với các định
luật về khoa học trong phòng thí nghiệm…
SV : (họ nhìn nhau ngơ ngác mỉm cười, họ nhìn PV , mọi người cùng nhấp tí trà nóng, khí hậu Sài Gòn chỉ thật mát vào những ngày giáp Xuân) - Ôi những gì PV gợi lên thật tuyệt vời, giờ đây mình mới hiểu những gì mình đã học thật sự chỉ là trò chơi của một tập đoàn thống trị, nó bóng bẫy như một chiếc bánh tiêu của người Hoa, bên ngoài trông bóng đẹp như bài ca của người có tài hùng biện, nhưng bên trong trống rỗng không có gì cả…
SV : (một sinh viên khác thêm vào) - Nó chỉ là thứ luật chơi của một khuynh hướng, bè phái nào đó, cũng giống như làm việc đạo đức trên sự ngã lòng… chứ không phải trên bình diện lý tính!
SV : (các SV như đồng nói một lòng) - và cái bi đát nhất đó là sự cố gắng vươn lên của một cá nhân như chúng mình và các bạn hữu – chúng ta đã bị lường gạt, giờ đây là một người Việt nhưng không dám lên tiếng chứ đừng nói đến gươm giáo ra biên cương chống ngoại xâm! Ôi cái nhục này sẽ đeo đuổi mãi những con người sinh viên mê mờ như thế này đến muôn ngàn đời sau…
SV : (họ nhìn nhau ngơ ngác mỉm cười, họ nhìn PV , mọi người cùng nhấp tí trà nóng, khí hậu Sài Gòn chỉ thật mát vào những ngày giáp Xuân) - Ôi những gì PV gợi lên thật tuyệt vời, giờ đây mình mới hiểu những gì mình đã học thật sự chỉ là trò chơi của một tập đoàn thống trị, nó bóng bẫy như một chiếc bánh tiêu của người Hoa, bên ngoài trông bóng đẹp như bài ca của người có tài hùng biện, nhưng bên trong trống rỗng không có gì cả…
SV : (một sinh viên khác thêm vào) - Nó chỉ là thứ luật chơi của một khuynh hướng, bè phái nào đó, cũng giống như làm việc đạo đức trên sự ngã lòng… chứ không phải trên bình diện lý tính!
SV : (các SV như đồng nói một lòng) - và cái bi đát nhất đó là sự cố gắng vươn lên của một cá nhân như chúng mình và các bạn hữu – chúng ta đã bị lường gạt, giờ đây là một người Việt nhưng không dám lên tiếng chứ đừng nói đến gươm giáo ra biên cương chống ngoại xâm! Ôi cái nhục này sẽ đeo đuổi mãi những con người sinh viên mê mờ như thế này đến muôn ngàn đời sau…
Nguyễn Quang Hồng Nhân
-Chú thích:
* Văn bản của TT Phạm Văn Đồng gởi cho TT Trung Quốc Chu Ân Lai, 14/9/1958.
** Những vấn đề này đã được bàn đến trong các tác phẩm của Immanuel Kant, 1724-1804, triết gia Đức.
* Văn bản của TT Phạm Văn Đồng gởi cho TT Trung Quốc Chu Ân Lai, 14/9/1958.
** Những vấn đề này đã được bàn đến trong các tác phẩm của Immanuel Kant, 1724-1804, triết gia Đức.