Trung Quốc
Giáo Hội Bị "Bán Đứng"?
Alexander Brüggemann
Phạm Hồng-Lam dịch
Vatican trong những ngày này
gặp phải hai trở ngại khá lớn. Cả hai xem ra giống nhau nhưng lại hoàn
toàn khác nhau từ căn bản: vấn đề ở Chí-lợi và Trung Quốc. Cả hai có thể
gây tổn hại cho tiếng tăm chính trị của giáo tông Phan-sinh. Ở Chí-lợi
(lại) là chuyện dài lạm dụng tình dục; Câu hỏi đặt ra ở đây: phải chăng
một vị Giám Mục do giáo tông Phan-sinh đưa lên đã cố tình che đậy hành
vi lạm dụng tình dục của một vị tiềm nhiệm của mình?
Chuyện ở Trung Quốc
cũng gây cấn không kém. Ở đây người công giáo đang gặp hoang mang, vì
những dàn xếp thay đổi giám mục giữa Vatican và nhà nước trung quốc.
Một nét cá biệt ở Trung Quốc
là Giáo Hội công giáo ở đây bị tách đôi gần như thành hai cộng đoàn:
một cộng đoàn gọi là Giáo Hội yêu nước được nhà nước công nhận và một
Giáo Hội hầm trú vốn trung thành với Roma. Có những địa phương cả hai
Giáo Hội này cùng hiện diện. Giữa Toà Thánh và Pắc-kinh không có liên
lạc ngoại giao chính thức. Có hai điểm tranh cãi chính: Việc Vatican
công nhận Đài-loan và việc phong chức giám mục. Phong giám mục là quyền
tối thượng của giáo tông – hay của nhà nước?
Vatikan và Trung Quốc tiến gần với nhau
Trong số khoảng 100 giám mục
trung quốc có 7 vị „yêu nước“ không được Vatican công nhận, trong đó 3
vị bị vạ tuyệt thông. Đối lại có từ 30 tới 40 giám mục hầm trú đang thi
hành mục vụ không có phép của nhà nước cộng sản. Dù vậy, hơn một nửa
trong số các vị này không gặp rắc rối gì lắm. Nhiều đồn đãi cho hay, sau
nhiều thập niên đôi co, gần đây có thể đã có những tiến triển quyết
định. Dựa theo các tường thuật, mà những người thông hiểu vấn đề cho
rằng đã sáng tỏ và đáng tin cậy, cả hai phía đang âm thần thảo luận, để
đi tới việc đồng công nhận các vị giám mục đang bị tranh cãi.
Dư luận đang nóng lên và bực
bội, khi có tin cho hay, trong khuôn khổ nhằm đạt tới một thoả thuận
chung, Roma sẵn sàng cho hai giám mục hầm trú của mình về hưu, để nhường
chỗ cho hai giám mục quốc doanh. Sự kiện này có thể sẽ trở thành rất
nóng tại giáo phận Minh-đông: vị giám mục „hầm trú“ tại đây (Joseph Guo
Xijn) mới 59 tuổi. Nếu cất chức vị này, thì sẽ rất khó giải thích cho
bổn đạo hầm trú tại đây.
Ngay cả các chuyên gia cũng
không nắm chắc được rồi ra việc gì sẽ thật sự diễn ra. Nội dung các cuộc
trao đổi giữa hai bên được giữ hoàn toàn bí mật, hoặc chỉ được xì ra
rất ít. Ngay cả những tín hữu công giáo tại địa phương, theo tin của
hãng thông tấn Ucanews, cũng chẳng nắm bắt được gì, và họ cảm thấy bị
qua mặt. Người ta lo, không biết sẽ ra sao, nếu như Roma chẳng màng gì
tới họ, để cùng với nhà nước cộng sản quyết định về số phận họ. Nếu tập
thể tín hữu hầm trú không muốn chấp nhận giải pháp của Roma, thì có thể
lại có những chia rẽ mới. Thêm vào đó còn có một nguy cơ nữa: Chế độ
cộng sản sẽ giữ lời hứa tới đâu?
Hồng i Trần Nhật Quân, 86
tuổi, từ 2002 tới 2009 coi sóc giáo phận Hồng-công, là người đứng đầu
cánh chỉ trích phê bình. Ông là người mang đầu óc tự do trong số các
giám mục tại đây. Ông cho hay, ở Trung Quốc mọi thứ đều là „giả“ (Fake);
bao lâu còn đảng cộng sản cai trị, bấy lâu nền „văn hoá giả dối“ vẫn
tiếp tục hoành hành. Nhưng những lời mạnh mẽ ông hướng về Vatican trong
những ngày này khiến người ta phải chú í. „Bán đứng“, „thiếu hiểu
biết“, „nhẹ dạ“, „nhận định sai lầm“ là những từ ông gán cho Roma
.
.
Hồng i Quân nhớ lại chính
sách Ostpolitik của Vatican trong thập niên 1970, khi hồng i Quốc Vụ
Khanh Agnostino Casaroli đã có những nhượng bộ tai hại ở các nước cộng
sản trung và đông âu, để đổi lấy sự sống còn cho Giáo Hội địa phương.
Thời đó một số giám mục trung thành với Roma nhưng khó chịu đối với các
nhà nước cộng sản đã bị Roma cho thôi việc.(1)
"Một mắt nhắm một mắt mở"
Mục tiêu chính của Vatican
trong những cuộc trao đổi hẳn là để người công giáo được tự do và yên
ổn. Do đó, trước những tung tin mới đây, họ cố gắng kiến tạo niềm tin,
và cấm đưa ra những lời lẽ ngầm í nói lên sự khác biệt quan điểm giữa
Giáo Tông và nhân viên các Bộ trong vấn đề Trung Quốc, những chuyện đó
chỉ tạo luận chiến và gây thêm hoang mang mà thôi.
Đối với bà Katharina
Wenzel-Teuber, chủ bút tập san „Trung Quốc Ngày Nay“ do Trung Tâm Trung
Quốc ở Sankt Augustin gần thành phố Bonn xuất bản, thì hướng trao đổi
của Pắc-kinh hiện nay với Vatican vốn nằm trong khuôn khổ bộ Luật Tôn
Giáo mới, được áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 02 năm nay. Bộ luật này
cho phép nhà nước kiểm soát mạnh hơn đối với các cộng đoàn tôn giáo bất
chính thức. Những khoảng tranh tối tranh sáng cho tới nay cho phép các
chính quyền địa phương nhẹ tay, chẳng hạn, với các giáo hội tại gia, giờ
đây sẽ bị kiểm soát kĩ hơn, các không gian sinh hoạt tương đối rộng rãi
trước đây sẽ bị thu hẹp lại.
Theo bà Wenzel-Teuber, chính
sách "một mắt nhắm một mắt mở" là thái độ thực tế vẫn có nơi các cán bộ
địa phương. Nhưng: ngay cả Giáo Hội hầm trú không phải lúc nào cũng
sinh hoạt đúng theo luật pháp. Bất cứ lúc nào nhà nước cũng có thể ra
tay đàn áp, khi cần.
-
Trên trang Blog của mình hồng i Quân đã gọi hồng i Quốc Vụ Khanh Parolin là người „nhẹ dạ“, là người có lẽ không hiểu được đâu là „nỗi đau thật sự“. Theo Ông, người công giáo trung quốc đã có kinh nghiệm đau khổ về đức tin của họ dưới sự đàn áp của chế độ cộng sản. Nhưng „cái đau lớn nhất của họ là bị chính gia đình mình phản bội“. Ông nói điều này khi đề cập tới chính sách thoả hiệp của Vatican đối với Trung Quốc. Cũng theo hồng i Quân, người công giáo trong „Hội Công Giáo Yêu Nước“ hiện như chim bị nhốt trong lồng, và Vatican đang cố nới rộng cái lồng ra. „Nhưng vấn đề thực sự không phải là lồng lớn hay bé, nhưng là ai đang ở trong lồng đó“. Người công giáo hầm trú hiện đang ở ngoài lồng, nhưng Parolin lại muốn ép họ vào lồng qua chính sách hoà giải của mình.
Hồng i Parolin, trái lại cho
rằng, nỗ lực của Vatican là tìm ra „những giải pháp mục vụ thực tế“ cho
Giáo Hội tại Trung Quốc; và Ông hi vọng rằng, rồi đây sẽ chẳng còn có
sự phân biệt giữa Giáo Hộ hầm trú và „yêu nước“ nữa.
- https://phongtraogiaodan.com/p167a372/trung-quoc-giao-hoi-bi-ban-dung-