Đôi dòng tưởng
niệm cố
Giáo sư Trần Thái Đỉnh
Nguyễn
Văn Lục
Mới đây, tôi đọc
được bài viết của anh Bùi Văn Nam Sơn ( anh Bùi Văn Nam Sơn là học trò
GS Đỉnh, anh là tác giả đã dịch cuốn Phê phán Lý Tính Thuần Túy của
Emmanuel Kant, nxb Văn Học) trên Diễn Đàn số 155, tháng 10, 2005. Anh
đã viết giới thiệu cuốn Triết Học Kant của Giáo sư Trần thái Đỉnh.
Vậy mà nay Giáo sư Trần Thái Đỉnh không còn nữa.
G.S đã
ra đi vào lúc 7 giờ sáng, ngày 12 tháng 11, năm 2005, sau một cơn bệnh
nặng, thọ 84 tuổi.
Giáo sư Trần Thái Đỉnh
Mặc dầu không
được là học trò Giáo Sư Đỉnh trong những năm GS dạy ở Đại Học Văn Khoa
Sàigòn, Huế như phần đông các sinh viên Triết học thời thập niên
1960-1970. Và đáng nhẽ phải dành chỗ cho những môn sinh của GS viết
bài này mới phải. Nhưng trộm nghĩ, tôi có cái duyên may là GS Đỉnh là
bạn cùng lứa tuổi với người anh cả và bạn đồng nghiệp với người anh
thứ của người viết ở Đại Học Văn Khoa Sàigòn. Chính trong cái liên hệ
dây mơ rễ mái rất Việt Nam mà người viết có cơ hội quen biết khá thân
tình với G.S Đỉnh cũng như các giáo sư ở thời kỳ đó như Lý Chánh
Trung, Nguyên Sa Trần Bích Lan, Lê Tôn Nghiêm.
Điều trần
tình này chắc cũng sẽ được nhiều bạn bè, nhiều sinh viên thời đó biết
và chia sẻ.
Hôm nay GS đã
ra người thiên cổ. 84 năm cuộc đời. 58 năm trong nghề dạy học. Làm
nghề thầy kể là không dễ. Nhưng Giáo sư Đỉnh đã để lại cả một di sản
tinh thần, một phong độ, một nhân cách. Một con người lúc nào cũng cười
khanh khách, có khoan hoà và đồng cảm.
Nếu tôi còn
giữ lại điều gì nơi G.S. Không phải là những lúc ông bàn luận nghiêm
chỉnh triết học. Những lúc như thế, tôi thường đùa nghịch, pha chè cho
loãng ra cái nghiêm nghị quá độ của thói quen suy nghĩ triết học. GS
cũng vẫn cười và lảng sang truyện khác.
Cái tôi còn
giữ là phong cách và nụ cười của G.S
Tôi ngồi mường
tượng ra không biết bao nhiêu môn sinh của G.S, hằng ngàn môn sinh như
thế. Từ những chú bé ở Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu vào những
năm sau 1945. Đầu các chú húi cua, đi chân đất, sốc sếch cái áo dài
đen. Rồi đến những tu tập sinh Đại chủng Viện Xuân Bích. Và nhất là
các sinh viên từ nhiều nơi. Huế, Sàigòn rồi Đàlạt. Nay tản mát trên khắp
thế giới. Những môn sinh đó, dù là chú bé ở Bùi chu, hay anh SV Đại
Học. Nay thì phần đông bọn họ đã thành danh. Không thiếu những người
đã đi theo con đường của GS đã đi. Có người là giáo sư đại Học, có người
là Linh Mục. Có người là Giám Mục. Không phải vài vị, mà nhiều nữa.
Không biết bao nhiêu là trí thức. Có những người chuyên khoa và chuyên
sâu vào Hegel, Kant, vào Descartes, Heidegger. Họ có thể đã vượt cà
thày mình. Điều đó hẳn là như thế. Có người là những nhà văn viết dưới
ngọn cờ Triết học, có những người nghiên cứu Triết học Tây Phương cũng
như Đông Phương ở các đại học nổi tiếng trên thế giới.
Tất cả, đã từ
hơn nửa thế kỷ nay. Kẻ trước người sau, họ đều là môn sinh của Giáo Sư
Đỉnh. Chẳng hạn như Hùynh Như Phương, còn trẻ, thế hệ đàn em, nay là
Trưởng Khoa Ngữ Văn, Thành phố Hồ Chí Minh đã viết đôi dòng về GS trên
tờ Tuổi Trẻ.
Tôi muốn cùng với họ nhân dịp này chia xẻ với
nhau về một người thầy, về một thế hệ thanh niên trí thức được đào tạo
ở miền Nam. Nhìn lại trong buổi về
chiều, tôi không khỏi hãnh diện vì đã được
đào tạo trong cái môi trường mảnh đất miền Nam đó. Đi ra bốn phương,
nhìn lại mình, nhìn lại bạn bè mình, tôi mới thấy rằng từ nơi đó, cả
một thế hệ thanh niên trí thức đã cảm thức được một điều vô giá:
Tinh thần tự do trong Đại Học. Tự do giảng dạy, tự do suy nghĩ,
tự do chấp nhận hay không chấp nhận, tự do nói đồng ý hay không đồng ý.
Miền Nam có mất gì thì mất, có thể đã mất tất cả. Nhưng cái còn lại là
tinh thần tự do trong giảng dạy. Trần Thái Đỉnh đã thể hiện đúng cái
tinh thần ấy. Các chiều hướng tư tưởng triết học hiện sinh hữu thần
cũng như vô thần, tư tưởng của Mác xít-Lênin, Phật Giáo, Lão giáo,
Khổng giáo. Có hết, có đủ cả. Ngồi chung trong những phòng giảng đường.
Chỗ này âm vang Heideigger, chỗ kia ông Mác oang oang, chỗ kia Khổng
Tử từ tốn, chổ kia thong dong ông Bụt . Cửa mở và ra vào tự do.
Đó là cái ưu
vượt của miền Nam mà mỗi người phải tự hãnh diện về những năm tháng
ấy.
Trong khuôn
viên Đại Học Văn Khoa, trải qua nhiều thời kỳ biến động. Nó vẫn giữ được
phong thái của mình. Nó vẫn là niềm tự hào của giới trẻ.
Trong khuôn viên Ðại học thời ấy, tinh thần tín điều, giáo điều hầu như
vắng bóng, hay nói đúng hơn, nó không còn chỗ đứng, bởi vì tinh thần
phê phán đã được đánh thức trong tư duy của sinh viên trí thức đồng
thời với những trào lưu tư tưởng đông tây đa dạng, cởi mở và phong phú.
Thí dụ điển hình nhất
là ở Đại Học Đàlạt. Chúng ta nhớ lại những người thầy như Gauthier,
Palacios, Raguin, Pineau,
Cras, Tchen 1 và Tchen 2, Larre. Họ đều là
những tu sĩ Linh mục. Nào có nghe lấy một lần, họ dùng bục giảng để
nói về tôn giáo của họ. Sự bảo vệ tinh thần tự trị Đại Học ở miền Nam
là một điểm son cần gìn giữ lấy. Và sự bảo vệ ấy nếu có được một phần
cũng là do tinh thần của các vị giáo sư ý thức được vai trò của mình,
ý thức được sứ mệnh của một người đi truyền bá kiến thức.
Tôi tiếc rằng,
các thế hệ đàn em sau này đã không bao giờ có cơ hội trưởng thành
trong cái không khí tự do như thế nữa. Ngày nay, ai nói gì thì nói,
chê trách với đủ thứ âm mưu..Tôi chỉ cười. Tôi đã thở hít cái tự do
trong suốt 20 năm ấy như thế và nhờ đó tầm nhận thức đã lớn lên, tôi
sẽ ngồi viết lại điều này trong nay mai.
Tin Trần Thái Ðỉnh không còn nữa đã làm cho tôi bồi hồi nhớ lại quãng
thời gian lận đận trong nghề « dạy triết » mà giáo sư Trần thái Ðỉnh
là một trong những người đầu tiên vỡ luống cày. Nghĩ đến giáo sư là
không thể không nghĩ đến những môn sinh của giáo sư.
Không thể kể tên hết
mọi người ra đây.
Có lẽ họ cũng đồng tâm trạng như tôi
khi nghe tin đau buồn này. Tất cả,
từ khắp nơi trên thế giới, từ Âu Châu đến Mỹ Châu, Úc Châu, Phi châu,
từ trên bục giảng các trường Đại Học và nhất là từ trong nước.
Họ mới thấm thía được cái bài học tự do
là gì. Giá trả như thế nào. Trong tâm tưởng có lẽ ai cũng đều hướng về
VN, chịu tang một người thầy, một người anh. Thầy hay anh thì đều theo
nghĩa mở đường, khai sơn phá thạch. Họ, những người như Trần Thái Đỉnh
đã đặt những viên đá tảng đầu tiên với gia tài vốn Triết Tây còn quá
mới mẻ và còn quá non nớt.
Những môn sinh nhiều thế hệ
của thầy TTÐỉnh sẽ cùng tôi chia sẻ những dòng này, họ sẽ cảm thấy dự
phần, thấy có mình trong đó, hồi tưởng lại dĩ vãng về một người thầy
khả kính. Nhớ lại một thời thanh niên
miệt mài triết học.
Hồi tưởng lại, họ sẽ khó có thể quên được bóng dáng trí thức của GS Đỉnh
vì nó đã in dấu tích trong đầu họ những khái niệm mở đầu cho nhập môn
triết học. Họ đồng thời sẽ liên tưởng
đến những người khác như Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành
Trị, Trần Văn Toản, Thầy Kiết,
Thích Thiên Ân,
Nguyễn Ðăng Thục.
Đặc biệt một trí thức ở Pháp, ông Trần Thiện Đạo chỉ gửi bài về trong
nước với khoảng trên 30 chục bài viết và dịch về triết thuyết Hiện
sinh. Thật rất tiếc ít người biết đến ông ở thời kỳ đó. Dung Đạo,
Hoàng Châu Thanh, Thu Thủy, Trần Thanh Hiệp, Phạm Công Thiện, Vũ Khắc
Khoan, Trần Triệu Luật, Thụ Nhân, Bùi Ngọc Dung, Phạm Kiều Tùng, Vũ Đình
Lưu ( một dịch giả tài ba) Trần Phong Giao, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn
Minh Hoàng, Thích Đức Nhuận, Hoàng Văn Đức, Tam ích, Vĩnh Phong, Đỗ
Long Vân, Lê Huy Oanh, Lê Tuyên, Lữ Phương, Khải Triều, Cao Thế Dung,
Phùng Thăng, Hồ Dã Tưởng, Cô Liêu, Đỗ văn Mộng Hùng, Nguyễn Học Sĩ,
Nguyễn Văn Phiên, Nghiêm Xuân Hồng, Hoàng Đông Phương, Phạm Hùng, Trần
Quý Thông.
Hoặc giả
những giáo sư Triết cấp Trung học với những người đã khai tâm cho họ
như Trần Văn Hiến Minh, Nguyễn Văn Khiết, Cao Văn Luận, Trần Đức
Huynh, Trần Bích Lan. Tiếp theo đó là Trần Đức An, Vĩnh Dễ. Nay phần đông
họ đã lìa khỏi cõi trần. Và tôi đã đánh giá sách giáo khoa Triết của
GS Cao Văn Luận đứng hàng đầu trong giai đoạn này, ở thời kỳ này (
1955-1965) Đã có hàng nửa triệu học sinh tú tài đã qua cầu, đã qua thử
thách các kỳ thi tú tài mà trong số họ đã vượt qua thử thách cam go
của kỳ thi tú tải 2 nhờ bộ sách giáo khoa này.
Tiếp nối Cao
Văn Luận là bộ sách Giáo khoa của Vĩnh Đễ, cập nhật hơn theo một chương
trình mới. Đầy đủ hơn, phương pháp hơn và hợp lý hóa hơn.
Rồi những môn
sinh thế hệ thứ hai. Họ như những dòng sông chảy chan hoà, trải rộng,
trải dài ra khắp miền Nam. Họ có thể là Trần Đức An, Lê Thanh Hoàng
Dân, Vĩnh Đễ, Nguyễn Xuân Hoàng, Đinh Văn Hải, Chị Hoàng Mỹ Hiền, chị
Chu Kim Long rồi Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Đa, Lê Thanh Hoàng Dân, Bùi
Ngọc Dung, Trần Công Tiến, Nguyễn Ngọc Phách, Nguyễn Tử Lộc, Đặng
Phùng Quân, Thụ Nhân, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Trần Văn Nam,
Trần Nhựt Tân, Nguyễn Nhật Duật, Đặng Tiến, Thạch Chương, Nguyễn Đăng
Trúc, Nguyễn Văn Khang, Đỗ Hữu Nghiêm, Thân Văn Luận, Nguyễn Ngọc Trương,
Vĩnh Tân, Đậu Vương Quyền, Đinh Vĩnh Phúc, Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn
Văn Sơn.
Ngoài Huế có chị
Phương Chi,
Diệu trang, Thái Kim Lan, Tống Thị
Lan, Nguyễn Châu, Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Hoàng Văn Giầu,
Thái Kim Lan, Lê Tử Thành,
Nguyễn Nguyên Phương, Trần Xuân
Kiêm
Họ có thể ở mãi miệt Long Xuyên, Châu Đốc, Hà
Tiên. Xa xôi có, hẻo lánh có. Nổi tiếng một thời có, vô danh, âm thầm
không ai biết đến có. Hoặc là nay đã không còn có mặt trên dương gian
này. Ngoài ra,
họ còn
là những Ngô Đức Diễm, Nguyễn Vy Khanh, Phạm Phú Minh ( Phạm Xuân Đài
) Tô Văn Lai, Nguyễn Văn Vũ, Trương Đình Tấn, Nguyễn Hữu Hiệp, Dương
Văn Ba, Phạm Minh Quý, Đỗ Phương Anh, Võ Túc, Trương Toàn, Nguyễn
Thanh Tùng, Hoàng Minh Khánh, Vĩnh Phiếu, Nguyễn Văn Thuộc, Chị Phan
Thanh Gia Lai, Chị Đoàn Phi Loan, chị Thanh Tân, Nguyễn Duy Diệm, Hồ
Công Hưng, Võ Doãn Nhẫn, Bành Ngọc Quý, Nguyễn Đồng, Nguyễn Quốc Tuấn,
Hồ Công Danh, Phùng Quyên, Nguyễn Văn Lan…
Cạnh đó có một
số linh mục tu sĩ kể có đến vài trăm. Trong đó có LM Trần Đức Tài,
Trần Văn Nghi, Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Văn Thành, Hồng
Kim Linh, Dương Đức Toại, Hoàng Kim, Khổng Năng Bào, Trần Đình Quang,
Hoàng Cao Khải..
Hằng vài trăm
người như thế mà không thể nêu ra hết.. Họ là những người đi gieo hạt
Triết trên khắp các cánh đồng miền Nam.
Tôi muốn cùng
họ nhắc lại với nhau những kỷ niệm đẹp của miền Nam, của trí thức miền
Nam trong những năm tháng ấy. Qua Trần Thái Đỉnh, chúng ta đều biết rằng
đôi khi, họ, những người thầy cũng ngu ngơ, lúng túng bởi vì học chưa
tới, đọc chưa tới, hiểu chưa tới. Nào ai dễ nắm bắt được dễ dàng những
Kant, Heidegger. Người học trò xứng đáng nhất vẫn là người học trò
hiểu được giới hạn của kiến thức của thầy và đồng cam chia xẻ trong
buổi đầu. Thầy có thể vừa học, vừa dạy. Học chưa thông, đôi lúc giảng
dạy lúng túng thấy rõ. Ngập ngừng đến đáng thương hại.
Nhưng Trần
Thái Đỉnh thì bất cứ một môn sinh nảo cũng phải nhìn nhận rằng, ông là
ông thầy giáo đúng nghĩa. Phong cách đã đành. Nhưng giáo trình sáng
sủa, khúc chiết, mạch lạc, hệ thống, nói vừa đủ.
Bằng chứng là
khi cuốn sách Triết Học Hiện sinh của Trần Thái Đỉnh, 1969 được xuất
bản, theo nhà Xuất bản Thời Mới, Ông Tràng Thiên ( Võ Phiến) cho biết
cuốn sách bán hết ngay (2500 cuốn), trong khi đó có cuốn của Lê Thành
Trị bán không được, vì viết khó hiểu.
Mỗi bài giảng
đều phải đi qua một người thầy. Bản thân bài giảng mang phong cách
của Thầy. Đã hẳn có cái phong cách Trần Thái Đỉnh. Đúng như nhận xét
của Bùi Văn Nam Sơn khi viết về TTĐ :* Những tác phẩm của Giáo sư
trần Thái Đỉnh là những cuốn sách có tính chất giáo khoa để người đọc
dễ dàng đi vào lãnh vực Triết tây. Đó là những cuốn sách gối đầu giường
cho những ai muốn tìm hiểu một cách căn bản và hệ thống các tác giả
và các chủ đề về Triết học*
Bài viết để tưởng
niệm Trần Thái Đỉnh cùng với những người đồng nghiệp, môn sinh của
Giáo sư. Tôi có thể đã quên nhiều người. Làm sao nhớ cho đủ. Xin tạ
lỗi với những anh em đó. Mọi lời nói thêm nữa có thể là điều bất kính
đối với ông. Xin được bái biệt.
Sau đây là
những tác phẩm và những bài viết của GS Trần Thái Đỉnh đã dược xuất
bản để giúp mọi người có thể truy cập và cũng có thể cần được bổ túc
thêm :
1.- triết học
Descartes
2.- Triết học
Kant
3.- Triết Học
Hiện Sinh, phỏng dịch từ Colin Wilson
4.- La théorie
du Boudhisme
5,- Người Công
giáo trước thời đại
6.- Triế học
nhập môn
7.- Khái niệm
bản ngã trong tư tưởng Triết Học Phật Giáo
8.- Hiện tượng
luận là gì
Về các bài viết
ký dưới bút hiệu Trần Hương Tử :
Bộ mặt của
Triết học Hiện sinh. Bách Khoa, số 114-1961
Những đề tài
Triết học Hiện sinh số 115
Hai ngành
chính cua 3 Triết Học Hiện sinh sô16
Kierkegard,
ông tổ Triết Học Hiện sinh chính thức số 117-118
Nietzsche,
Hiện sinh vô thần số 119-120
Husserl, ông
tổ văn chương Triết lý Hiện Tượng Học số 121
Phương pháp
Hiện Tượng Học. Số 122
Sartre, Hiện
sinh và Siêu Việt số 123
Triết Gia và
Hiện Sinh số 124
Siêu Việt thể
của Jaspers số 125-126-127
Marcel Hiện
sinh và Huyền Nhiệm số 129-130-131
Sartre hay là
thuyết Hiện sinh phi lý số 132
Nhân sinh
quan của Sartre số 133-134. 1962
Tổng kết về
Phong Trào Hiện Sinh số 135-136
Heidegger và
và bản chất của thi ca số 169
Triết Hiện
sinh và chính trị số 124 Trần Thái Đỉnh
****
Vài nét
tiểu sử
Gs
Trần Thái Đỉnh
Vũ Đình Trác
Trong Công Giáo Việt Nam Trong Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc. Orange,
California, 1996 ( trang 446-449)
Tiểu sử và hành sự
- Trần Thái Đỉnh sinh năm 1921 tại Hưng Yên. Từ nhỏ vẫn học trường đạo,
nên lớn lên có chí hướng tu trì, vào trường Tiểu chủng viện Trung Linh,
Bùi Chu. Sau khi tốt nghiễp tiểu chủng viện, được gửi theo học tại Đại
chủng viện Saint Sulpice (Xuân Bích) Hà Nội. Trở lại Bùi Chu, học thần
học tại Đại chủng viện Quần Phương, thụ phong linh mục năm 1947. Ông
được chỉ định dậy học tại Tiểu chủng viện Bùi Chu. Năm 1953 qua Pháp
học thêm, ông gia nhập tu hội Saint Sulpice tại Issi-les Moulineaux.
Ông đậu Tiến sĩ Triết học tại Institut Catholic de Paris.
Trở về Việt Nam, ông giảng
dây Triết học tại Đại chủng viện Bùi Chu, lúc đó tọa lạc tại Đường
làng 21, Gia Định. Đồng thời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Sàigon,
rồi Đại học Đà Lạt. Năm 1972 ông giữ chức Trưởng Ban Việt Ngữ tại Đại
học Văn Khoa Đà Lạt. Cũng năm ấy được bầu làm Bề Trên Tu hội Saint
Sulpice tại Việt Nam và Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Bích tại Huế.
Trong hoàn cảnh thuận tiện ông cũng được mời dậy Triết Tây cho Đại học
Văn Khoa Huế. Năm 1973 vì một tai nạn xe gắn máy, ông bị thương phải
điều trị gần một năm trời. Trong hoàn cảnh chìm đọng và bi quan cũng
như gặp một vài bất trắc, ông đã bỏ tu. Năm 1975, vì tai họa cộng sản,
trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, ông bỏ hàng ngũ linh mục, sống đời bình
thường như mọi người. Sau nhiều năm tháng thất chí dưới chế độ vô đạo,
ông quay lại với sách vở, đọc và viết những gì ông muốn lưu ngôn.
Công trình giáo dục
– Ông là một mẫu người lý tưởng, đã trở thành thần tượng cho nhiều thế
hệ sinh viên Đạo cũng như Đời. Học vấn thận trọng và uyên thâm, tu đức
sâu xa và kính cẩn, ông lại có sức làm việc khác người. Tại đại học,
ông là mô phạm của những sinh viên chuyên cần và nghiêm túc. Tại đại
chủng viện, ông là mẫu mực cho các chủng sinh đang thăng tiến. Đường
lối của ông là con đường nhân đạo : lạc quan và tiến thủ.
Năm 1974 cuộc đời biến động
và bệnh hoạn đã đẩy ông vào chỗ bế tắc. Ông tránh mặt anh em và bạn
hữu, cho đến ngày cộng sản xâm chiếm miền Nam, thì hoàn cảnh bế tắc
lại càng đưa ông xa cuộc sống bình thường. Tuy nhiên không còn là linh
mục, ông vẫn cầu tiến trong học vấn và trong sự hướng dẫn người trẻ
cầu học. Đã có biết bao sinh viên trở thành cốt cán trong cuộc đời
theo tinh thần ông. Đã thành thân biết bao linh mục, tu sĩ nhờ học vấn
và chí hướng của ông.
Văn nghiệp-
Vốn là một nhà giáo, một vị lãnh đạo tinh thần, ông lại là một cây
viết đứng đắn, uyên thâm và từng trải, lại có một trường giáo huấn
thuận lợi. Ông viết chưa nhiều nhưng rất thận trọng và hữu hiệu.
-
La théorie du
Buddhisme (Lý thuyết Phật Giáo) Luận án
Tiến sĩ. Paris :1960.
-
Người công giáo
trước thời đại, viết chung với một số
bạn hữu. Saigon : Đạo và Đời, 1961
-
Triết lý hiện sinh,
phóng dịch từ Colin Wilson. Saigon
1972.
-
Sách Giáo lý của
Giáo Hội Công giáo, bản dịch cuốn
Catéchisme de l’Église Catholique của Giáo Hội Pháp (Paris
: Mame/Plon, 1992. Sách dầy 1270 trang. Orange, CA Thời Điểm Công Giáo,
1995.
Trần Thái Đỉnh là một khối óc
thông minh, bị dằn vặt bởi thời thế và cuộc đời. Trong con người ông
đầy thao thức, lúc nào cũng thúc đẩy ông làm việc hăng say. Qua nhiều
ngóc ngách của cuộc đời, ông đã từng vật lộn với bao thử thách trước
những thăng trầm loạn đảo. Giờ đây thấm mầu hỗn loạn, lập đức đền bù
cho những thất điên bát đảo của cuộc đời biến loạn. 1270 trang giấy
của tập sách mới xuất bản đã nói lên ý chí báo thù hoàn cảnh và phục
hồi cuộc sống của ông.
****
Thay lời tiển biệt
Lời nhắn nhũ của một người làm văn hóa
của Đinh Vinh Phúc,
Paris
Về Vấn Đề Xây Dựng Nền Đại Học Miền Nam Việt Nam
Nhân
có dịp tranh luận về Nguyễn Văn Trung và chủ nghĩa hiện sinh, tại vì
có luận điệu là người Mỹ đã áp đặt chương trình, thì Trấn Thái Đỉnh có
viết một lá thư trong đó có đoạn nói là đại
học ở Miển Nam hoàn toàn được tự do.
Đó là một témoignage de premier
ordre.
Đại
học ngày này trở thành một lãnh vực chiến lược. Có những đại học quốc
gia, đại học các miển, như bên Đức, đại học của các tôn giáo, và sau
cùng đại học tư nhân có tính cách thương mại.
Hình
thức nào đi nữa, đại học phải có một vị trí tinh thần và theo một
truyền thống nhất định.
Kinh
nghiệm Đại học miền Nam từ 1954 đến 1975 là một trang sử đang ghi nhớ.
Quý bạn có đồng ý với nhận định của Giáo
Sư Trần Thái Đỉnh hay không?
Và có nên cho tiếng nói đó một nội
dung dồi dào hay không?
Nếu
các bạn mà không cho những témoignages thì ai có thể làm thay được?
Và đâu có phải là một sự
kiện có thể bỏ qua được?
****