Rwanda sau khi đánh bại đội quân Hutu 40.000 người và buộc khoảng 2 triệu công dân lưu vong khắp nơi.
Được xếp vào một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất mọi thời đại, Rwanda đã phải chứng kiến nạn diệt chủng ghê rợn giữa hai sắc tộc tại đất nước này. Chỉ trong 100 ngày, 1/8 dân số của đất nước, tức khoảng gần 1 triệu người đã phải chết trong sự bàng hoàng và đau đớn.
1. SỰ KIỆN DIỆT CHỦNG RWANDA
Rwanda sau khi đánh bại đội quân Hutu 40.000 người và buộc khoảng 2 triệu công dân lưu vong khắp nơi.
Được xếp vào một trong những nạn diệt chủng kinh hoàng nhất mọi thời đại, Rwanda đã phải chứng kiến nạn diệt chủng ghê rợn giữa hai sắc tộc tại đất nước này. Chỉ trong 100 ngày, 1/8 dân số của đất nước, tức khoảng gần 1 triệu người đã phải chết trong sự bàng hoàng và đau đớn.
Nạn diệt chủng được châm ngòi bởi cái chết của Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana, một người Hutu. Chiếc máy bay của ông này bị bắn hạ trên bầu trời sân bay Kigali vào ngày 6/4/1994.
Lập tức cộng đồng người Hutu chiếm đa số dân số tại Rwanda đã đổ lỗi cho người Tutsi- một cộng đồng người vốn tồn tại mâu thuẫn sâu sắc từ hàng trăm năm trước.
Điều không ai ngờ nhất là chỉ trong vòng vài giờ sau cái chết của tổng thống Juvenal Habyarimana , bạo lực lan rộng từ thủ đô ra khắp đất nước và kéo dài ngày càng ác liệt trong vòng 3 tháng liên tiếp.
2. SỰ KIỆN DIỆT CHỦNG PHÁP LUÂN CÔNG
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là chiến dịch được khởi xướng bởi Giang Trạch Dân từ tháng 7/1999, nhằm mục tiêu loại bỏ môn khí công này khỏi Trung Cộng.
ĐCSTQ đã phát động chiến dịch “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công năm 1999. Một cơ quan ngoài vòng pháp luật, Phòng 610 đã được lập ra để điều hành cuộc đàn áp này. Chính quyền đã huy động bộ máy truyền thông nhà nước, tòa án, cảnh sát, quân đội để chống lại các học viên Pháp Luân Công bao gồm tra tấn có hệ thống, bắt bớ vô cớ, cưỡng bức lao động, thu hoạch nội tạng và lạm dụng các khủng bố tinh thần để ép các học viên từ bỏ đức tin của họ đối với Pháp Luân Công.
Đây là một môn khí công tu luyện tinh thần theo triết lý đạo đức “Chân, Thiện, Nhẫn”, do ông Lý Hồng Chí sáng lập và phổ truyền ra công chúng năm 1992. Sự phát triển mau chóng của nó khiến ĐCSTQ lo sợ PLC là mối đe dọa quyền lực đối với chính quyền. Khi các sách của Pháp Luân Công trở thành những cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1996, ngay lập tức các sách này đã bị cấm xuất bản.
Ngày 20/6 vừa qua, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã cho công bố kết luận điều tra: “Đảng Cộng sản Trung Cộng dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”, tin này được xác thực trong cuộc điện đàm với một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ là ông Trương Cao Lệ.
Cộng đồng quốc để đã lên án vì chỉ trích những hành động man rợ của chính quyền Trung Cộng đối với các học viên Pháp Luân Công. Đây có thể nói là một trong những nạn diệt chủng tàn bạo nhất của chính quyền Trung Cộng trong suốt 2 thập kỷ qua.
3. SỰ KIỆN DIỆT CHỦNG KHMER ĐỎ
Quân đội Khmer Đỏ
Cuộc diệt chủng Campuchia là cuộc diệt chủng mà chế độ Khmer Đỏ (Khmer Rouge) do Pol Pot lãnh đạo, thực hiện tại Campuchia từ giữa năm 1975 đến 1979. Chế độ Khmer Đỏ nay được biết đến vì đã giết chết khoảng 2 triệu người (từ một dân số 7,1 triệu) bằng các biện pháp tử hình bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức.
Nó được nhiều học giả xem là một trong những chế độ hung bạo nhất trong thế kỷ 20 – thường được so sánh với chế độ của Adolf Hitler. Nếu tính theo tỷ lệ người bị giết so sánh với dân số, có thể nó là chế độ giết người nhiều nhất trong thế kỷ 20.
Nạn diệt chủng kết thúc khi có cuộc can thiệp của Việt Nam vào Campuchia. Cho đến nay đã phát hiện trên 20.000 ngôi mộ tập thể chôn lấp các nạn nhân, thường được gọi là Cánh đồng chết.
Thế lực hậu thuẫn chế độ này chính là chính quyền Trung Cộng, cho đến nay quốc gia này vẫn đang cố gắng ngăn chặn vụ việc này được mang ra tòa án quốc tế.
4. SỰ KIỆN DIỆT CHỦNG NGƯỜI DO THÁI
Ngày đẫm máu nhất trong thảm họa diệt chủng Holocaust xảy ra tại Babi Yar Ravine, bên ngoài thủ đô Kiev, Ukraine vào tháng 9/1941.
Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái trong thời gian Thế chiến II do phát xít Đức gây ra. Luật Nuremberg – luật về bài Do Thái của Đức quốc xã – quy định ai được cho là công dân Đức. Theo đó, quyền công dân chỉ được trao cho những người mang dòng máu Đức. Luật quy định những ai trong vòng ba đời huyết thống có người thân là người Do Thái (dù chỉ một người) sẽ bị tính là người Do Thái. Từ đó, những cuộc đồ sát người Do Thái được đẩy lên đỉnh điểm thành “Đại diệt chủng người Do Thái”.
Những người này bị buộc đứng sát nhau theo hàng dọc để bị giết bằng cách bắn xâu chuỗi, nhưng sau đó quân phát xít cho rằng, phương pháp này quá chậm chạp cho chiến dịch diệt chủng và họ chuyển sang sử dụng chất nổ. Tuy nhiên, số người chết không nhiều so với dự tính ban đầu, trong khi nhiều người khác chỉ bị mất tay và chân. Súng máy được đưa vào sử dụng.
Những người mang dòng máu Do Thái bị bắt vào trại tập trung, tự đào những ngôi mộ tập thể cho chính họ. Hơn 1,5 triệu người đã bị bắn chết.
Sau đó, để tiết kiệm chi phí súng đạn, vào tháng 10.1941, phát xít đã nhốt những người Do Thái vào trong những chiếc xe tải lớn và dùng chính khí thải từ động cơ để hành quyết. Khi số lượng người Do Thái tăng lên trong các trại tập trung thì phương pháp xử tử phòng kín được áp dụng.
Hàng trăm người bị nhồi nhét trong từng căn phòng kín trước khi khí độc carbon monoxide và thuốc trừ sâu Zyklon B được bơm vào. Để đánh lừa tù nhân, phát xít Đức treo bảng thông báo trước lối vào phòng hơi ngạt có tiêu đề: “Phòng tắm và tẩy uế” hay “Sự sạch sẽ dẫn đến cánh cửa tự do”. Các nạn nhân tử vong chỉ sau khoảng 20 phút. Trại tập trung Auschwitz/Birkenau được cho là đã giết đến 6.000 người mỗi ngày. Đây là cách giết người số đông một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và hơn 3 triệu người đã thiệt mạng trong những căn phòng này.
Công Phượng