TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
QUY ƯỚC số 87
về tự do nghiệp đoàn và bảo vệ quyền hoạt động nghiệp đoàn
Hội nghị của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (TCLĐQT),
Được triệu tập bởi
Văn Phòng Lao Động Quốc Tế (VPLĐQT), nhóm họp tại San Francisco ngày 17 tháng 6 năm 1948, trong phiên họp lần thứ 31,
Sau khi đã quyết định chấp nhận, dưới hình thức một Quy ước, những đề nghị liên hệ đến tự do nghiệp đoàn và bảo vệ quyền hoạt động nghiệp đoàn, là vấn đề được ghi ở mục thứ 7 trong Chương trình nghị sự của phiên họp,
Xét rằng, Bản Tuyên ngôn ở
Philadelphia đã xác quyết lại rằng “tự do phát triển và tự do lập hội là
điều kiện thiết yếu cho một tiến bộ lâu dài”,
Xét rằng, Trong phiên họp
lần thứ 30 của Hội nghị Lao động Quốc tế toàn thể hội viên đã chấp nhận
những nguyên tắc nền tảng cho việc lập quy quốc tế,
Xét rằng, Đại hôi đồng Liên
Hiệp Quốc, trong phiên họp lần thứ 2, đã chấp nhận những nguyên tắc vừa
nói trên và đã mời gọi TCLĐQT hãy tiếp tục nỗ lực để thiết lập một hay
nhiều quy ước quốc tế,
Hôm nay ngày 9 tháng 7 năm 1948, chấp nhận quy ước sau nay, sẽ được gọi là Quy ước về Tự do Nghiệp đoàn và Bảo vệ quyền hoạt động nghiệp đoàn năm 1948 :
Phần I.- Tự do nghiệp đoàn
Điều 1
Mọi hội viên của TCLĐQT mà quy ước này được áp dụng cam kết tôn trọng những điều khoản sau đây.
Điều 2
Công nhân và
chủ nhân, không phân biệt bởi bất cứ một lý do nào, đều có quyền, mà
không cần phải được phép trước, thành lập những tổ chức theo sự lựa chọn
của mình, cũng như có quyền gia nhập vào các tổ chức ấy, chỉ với mỗi
một điều kiện là giữ đúng những điều lệ của các hiệp hội ấy.
Điều 3
1. Các tổ chức
của công nhân và của chủ nhân có quyền thảo ra những điều lệ và nội quy
về quản trị, quyền tự do bầu cử những đại diện của mình, quyền tổ chức
quản lý và hoạt động của mình, và quyền vạch ra những chương trình hoạt
động.
2. Các cơ quan công quyền phải tránh mọi can thiệp làm giới hạn những quyền này hoặc làm cản trở việc hành xử các quyền này.
Điều 4
Những tổ chức của công nhân và của chủ nhân không thể bị giải tán hay bị bắt buộc ngưng hoạt động do các biện pháp hành chánh.
Điều 5
Các tổ chức
của công nhân và của chủ nhân có quyền thành lập những liên đoàn hay
tổng liên đoàn cũng như có quyền gia nhập các liên đoàn hay tổng liên
đoàn ấy, và mọi tổ chức dù là liên đoàn hay tổng liên đoàn đều có quyền
gia nhập các tổ chức quốc ttế của công nhân hay chủ nhân.
Điều 6
Những điều
khoản thuộc các Điều 2, 3 và 4 trên đây được áp dụng cho các liên đoàn
và tổng liên đoàn của các tổ chức công nhân và chủ nhân.
Điều 7
Các tổ chức
của công nhân và của chủ nhân, các liên đoàn và tổng liên đoàn của họ,
đều được quyền có tính cách pháp nhân mà không bị lệ thuộc vào những
điều kiện ngược lại với các điều khoản nói ở các Điều 2, 3 và 4 trên
đây.
Điều 8
1. Cũng giống
như những cá nhân hay đoàn thể có tổ chức khác, khi hành xử những quyền
được nhìn nhận bởi quy ước này, các công nhân, chủ nhân, và các tổ chức
của họ phải tôn trọng luật pháp.
2. Luật pháp
của quốc gia không thể làm tổn thương hoặc được áp dụng thế nào để có
thể làm tổn thương những bảo đảm dự trù trong quy ước này.
Điều 9
1. Các bảo đảm
dự trù trong quy ước này sẽ được áp dụng cho những người trong quân đội
hay trong cảnh sát thế nào thì tùy luật pháp của quốc gia.
2. Chiếu theo
các nguyên tắc thiết định trong khoản 8 của Điều 19 Bản Hiến chương
TCLĐQT, việc chuẩn nhận quy ước này do một quốc gia hội viên không thể
bị xem như là có ảnh hưởng đến mọi luật pháp, mọi phán quyết, mọi tập
tục hay mọi ký kết nào đã có sẵn cho phép nhân viên của quân đội hay
cảnh sát được hưởng những bảo đảm dự trù trong quy ước này.
Điềøu 10
Trong quy ước
này chữ “tổ chức” chỉ mọi tổ chức của công nhân hay chủ nhân có mục tiêu
thăng tiến và bảo vệ quyền lợi của công nhân hay chủ nhân.
Phần II.- Bảo vệ quyền hoạt động nghiệp đoàn
Điều 11
Mọi hội viên
của TCLĐQT mà quy ước này được áp dụng cam kết áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và thích ứng để bảo đảm cho công nhân và chủ nhân việc tự do hành
xử quyền hoạt động nghiệp đoàn.
Phần III.- Các biện pháp khác
Điều 12
1. Liên hệ đến
các lãnh địa nói ở Điều 35 của Hiến chương TCLĐQT như Bản Hiến chương
năm 1946 đã đượïc sửa đổi, và trừ ra những lãnh địa nói đến trong các
điều khoản 4 và 5 của Điều 35 đã được sửa đổi, thì mọi hội viên của
TCLĐQT khi phê chuẩn quy ước này phải gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT, đồng
thời với lúc phê chuẩn hoặc một thời gian rất ngắn sau khi phê chuẩn,
một bản công bố cho biết :
a/ những lãnh địa nào trong đó hội viên cam kết áp dụng những điều khoản của quy ước này mà không thay đổi;
b/ những lãnh
địa nào trong đó hội viên cam kết áp dụng những điều khoản của quy ước
này với những thay đổi, và những thay đổi ấy là thế nào;
c/ những lãnh địa nào trong đó quy ước không thể áp dụng, và trong trường hợp đó, lý do tại sao;
d/ những lãnh địa nào trong đó hội viên tự dành quyền quyết định.
2. Những cam
kết nói ở khoản a/ và b/ của câu thứ nhứt trong Điều này sẽ được kể như
thành phần cấu tạo thiết yếu của sự phê chuẩn và sẽ có hiệu quả như
nhau.
3. Do một công
bố mới một hội viên có thể hủy bỏ tất cả hay từng phần những giới hạn
chứa đựng trong bản công bố trước liên hệ đến những mục b/, c/ và d/ của
câu 1 trong Điều này.
4. Trong khoản
thời gian mà quy ước này có thể được tuyên bố bãi ước theo những điều
khoản của Điều 16, thì mọi hội viên có quyền gửi đến Tổng giám đốc
VPLĐQT một bản công bố mới để thay đổi những điều khoản chứa đựng trong
những bản công bố trước và cho biết tình trạng của các lãnh địa liên hệ.
Điều 13
1. Khi các vấn
đề đề cập trong quy ước này thuộc thẩm quyền của một lãnh địa không
thuộc thủ phủ, thì hội viên có trách nhiệm về liên lạc quốc tế của lãnh
địa ấy hợp với chánh quyền của lãnh địa ấy có thể gửi đến Tổng giám đốc
VPLĐQT một bản công bố chấp nhận những điều khoản của quy ước này nhân
danh cho lãnh địa ấy.
2. Bản công bố chấp nhận những điều khoản của quy ước này có thể gửi đến Tổng giám đốc VPLDQT :
a/ do hai hay nhiều hội viên cho một lãnh địa đặt dưới quyền cai trị hổn hợp của họ;
b/ do một thẩm
quyền quốc tế trách nhiệm về việc cai trị một lãnh địa theo những điều
khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hoặc theo những điều khoản nào
đang đưọc áp dụng cho lãnh địa ấy.
3. Những bản
công bố gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT theo những quy định vừa nêu trên
trong Điều này phải nêu rõ những điều khoản của quy ước này áp dụng trên
lãnh địa có bị thay đổi không, khi công bố rằng có bị thay đổi giới hạn
thì phải nói rõ những thay đổi thế nào.
4. Do một công
bố sau này, một hội viên hay những hội viên hay thẩm quyền quốc tế liên
hệ có thể tuyên bố khước từ toàn phần hay từng phần quyền vịn vào một
thay đổi đã được nêu lên trong một công bố trước.
5. Trong khoản
thời gian mà quy ước này có thể tuyên bố bãi ước theo những điều khoản
của Điều 16, thì một hội viên hay những hội viên hay thẩm quyền quốc tế
liên hệ có thể gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT một bản công bố mới để thay
đổi những điều khoản chứa đựng trong những bản công bố trước và cho biết
tình trạng áp dụng bản quy ước này.
Phần IV.- Các điều khoản chung kết
Điều 14
Các phê chuẩn chính thức bản quy ước này được gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT và được ghi nhận đăng bộ bởi vị ấy.
Điều 15
1. Quy ước này chỉ ràng buộc những hội viên của TCLĐQT mà việc phê chuẩn đã được ghi nhận bởi Tổng giám đốc.
2. Quy ước này trở thành có hiệu lực 12 tháng sau khi việc phê chuẩn của hai hội viên đã được ghi nhận bởi Tổng giám đốc.
3. Sau đó thì quy ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi hội viên 12 tháng sau khi việc phê chuẩn được ghi nhận.
Điều 16
1. Mọi hội
viên đã phê chuẩn quy ước này có thể tuyên bố bãi ước nó khi đến thời
hạn mười năm sau khi nó đã có hiệu lực bằng một văn kiện thông cáo gửi
Tổng giám đốc VPLĐQT và được vị này ghi nhận. Việc bãi ước này chỉ có
hiệu lực một năm sau khi đuợc ghi nhận.
2. Mọi hội
viên đã phê chuẩn quy ước này, nếu một năm sau thời hạn mười năm vừa nói
ở câu trên mà không xử dụng quyền bãi ước như dự trù trong Điều này,
thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn mới mười năm nữa, và tiếp theo đó
có thể bãi ước sau mỗi thời hạn mười năm trong những điều kiện dự trù
trong Điều này.
Điều 17
1. Tổng giám
đốc VPLĐQT sẽ thông báo cho tất cả mọi hội viên của TCLĐQT về mọi phê
chuẩn, công bố, và tuyên bố bãi ước đã được gửi đến và đã ghi nhận.
2. Khi thông
báo về ghi nhận phê chuẩn lần thứ nhì của một hội viên thì Tổng giám đốc
VPLĐQT cũng lưu ý các hội viên về ngày mà quy ước sẽ có hiệu lực.
Điều 18
Tổng giám đốc
VPLĐQT sẽ thông báo cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để ghi nhận chiếu
theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đầy dủ mọi tin tức liên hệ
đến mọi phê chuẩn, mọi công bố và mọi bãi ước mà ông đã ghi nhận chiếu
theo những điều nêu trên.
Điều 19
Sau mỗi lần
đáo hạn mười năm kể từ khi quy ước này có hiệu lực thì Hội đồng Quản trị
VPLĐQT phải trình trước Hội nghị Lao động Quốc tế một bản phúc trình về
việc áp dụng quy ước này và quyết định có cần thiết hay không phải ghi
vào nghị trình Hội nghị vấn đề xem lại toàn bộ hay từng phần bản quy
ước.
Điều 20
1. Trong
trường hợp mà Hội nghị chấp nhận một quy ước mới với sự xét lại toàn bộ
hay từng phần bản quy ước này, và nếu quy ước mới không quy định khác
thì :
a/ việc một
hội viên phê chuẩn bản quy ước mới đương nhiên kéo theo việc bãi ước tức
thì bản quy ước này, bất chấp điều khoản nói ở Điều 16, với điều kiện
là quy ước mới với những xét lại đã trở thành có hiệu lực;
b/ kể từ ngày quy ước mới có hiệu lực thì quy ước này không còn được các hội viên phê chuẩn nữa.
2. Nhưng trong
mọi trường hợp bản quy ước này vẫn có hiệu lực đối với những hội viên
đã phê chuẩn nó và không phê chuẩn quy ước mới với những xét lại.
Điều 21
Những bản văn pháp ngữ và anh ngữ của quy ước này có giá trị chính thức.
*
* *
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
QUY ƯỚC số 98
về áp dụng những nguyên tắc
về quyền tổ chức và cộng đồng thương thảo
Hội nghị của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (TCLĐQT),
Được triệu tập
tại Genève do Hội đồng Quản trị Văn Phòng Lao Động Quốc Tế (VPLĐQT),
nhóm họp ngày 8 tháng 6 năm 1949, trong phiên họp lần thứ 32,
Sau khi đã
quyết định chấp nhận những liên hệ đến việc áp dụng những nguyên tắc về
quyền tổ chức và quyền cộng đồng thương thảo, một vấn đề được ghi ở mục
thứ 4 trong Chương trình nghị sự của phiên họp.
Sau khi đã quyết định những đề nghị này mang hình thức một quy ước quốc tế.
Hôm nay, ngày 1 tháng 7 năm 1949, chấp nhận quy ước sau đây, sẽ được gọi là Quy ước về quyền tổ chức và cộng đồng thương thảo năm 1949 :
Điều 1
1. Công nhân
cần được hưởng quyền được bảo vệ thích đáng chống lại mọi hành động kỳ
thị làm tổn thương đến quyền tự do nghiệp đoàn về phương diện nhân dụng.
2. Sự bảo vệ đó cần được áp dụng đặc biệt khi có những hành động nhằm :
a/ lệ thuộc sự
cung cấp việc làm vào điều kiện người công nhân không được gia nhập một
nghiệp đoàn hoặc phải ra khỏi một nghiệp đoàn;
b/ đuổi một
công nhân hay tạo khó khăn thiệt hại cho công nhân ấy bằng mọi cách nào
khác, vì lý do công nhân ấy gia nhập nghiệp đoàn hoặc tham dự vào các
hoạt động nghiệp đoàn ngoài giờ làm việc, hoặc trong giờ làm việc với sự
ưng thuận của chủ nhân.
Điều 2
1. Các tổ chức
công nhân và chủ nhân phải được hưởng một sự bảo vệ thích đáng chống
lại những hành động của một tổ chức này xen vào nội bộ tổ chức kia, một
cách trực tiếp, hoặc do một nhân viên hay một thành viên, trong việc
huấn luyện, hoạt động, hay quản trị của các tổ chức ấy.
2. Theo nghĩa
của Điều 2 này thì cũng được kể như là hành động xen vào nội bộ những
biện pháp nhằm thúc đẩy dựng lên những tổ chức công nhân bị kềm chế bởi
một chủ nhân hay một tổ chức chủ nhân, hoặc nhằm nâng đở các tổ chức
công nhân bằng phương tiện tài chánh hay các phương tiện khác với mục
đích đặt các tổ chức này dưới quyền kiểm soát của một chủ nhân hay một
tổ chức chủ nhân.
Điều 3
Những cơ quan
thích ứng với hoàn cảnh quốc gia, và nếu thấy cần, phải được thiết lập
để bảo vệ sự tôn trọng quyền tổ chức như đã ấn định trong các điều trên.
Điều 4
Phải có những
biện pháp thích ứng với hoàn cảnh quốc gia, và nếu thấy cần, để khuyến
khích và vận động việc phát triển và xử dụng đến mức tối đa những thể
thức về thương thảo tự do để ký kết những cộng đồng hiệp ước giữa một
bên là những chủ nhân và những tổ chức chủ nhân, bên kia là những tổ
chức công nhân, để nhờ cách đó mà giải quyết những điều kiện làm việc.
Điều 5
1. Những bảo đảm dự trù trong quy ước này áp dụng cho các lực lượng quân đội và cảnh sát thì tùy luật pháp quốc gia ấn định.
2. Chiếu theo
những nguyên tắc quy định nơi câu 8 Điều 19 của Hiến chương TCLĐQT, việc
phê chuẩn quy ước này bởi một hội viên sẽ không được xem như là có ảnh
hưởng đến mọi luật pháp, mọi phán quyết, mọi tập tục hay mọi ký kết nào
đó có sẵn cho phép nhân viên của quân đội hay cảnh sát được hưởng những
bảo đảm dự trù trong quy ước này.
Điều 6
Quy ước này
không đề cập đến hoàn cảnh của công chức, và trong mọi trường hợp không
thể hiểu như là có thể làm hại cho quyền lợi hay quy chế của họ.
Điều 7
Những phê chuẩn chánh thức quy ước này phải được gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT, và được ghi nhận bởi vị ấy.
Điều 8
1. Quy ước này chỉ ràng buộc những hội viên của TCLĐQT mà sự phê chuẩn đã được ghi nhận bởi Tổng giám đốc.
2. Quy ước này trở thành có hiệu lực 12 tháng sau khi việc phê chuẩn của hội viên đã được ghi nhận bởi Tổng giám đốc.
3. Sau đó thì quy ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi hội viên 12 tháng sau khi việc phê chuẩn được ghi nhận.
Điều 9
1. Những bản công bố gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT theo những quy định ở câu 2 Điều 35 của Hiến chương TCLĐQT phải cho biết :
a/ những lãnh địa nào trong đó hội viên cam kết áp dụng những điều khoản của quy ước này mà không thay đổi;
b/ những lãnh
địa nào trong đó hội viên cam kết áp dụng những điều khoản của quy ước
này với những thay đổi, và những thay đổi ấy là thế nào;
c/ những lãnh địa nào trong đó quy ước không thể áp dụng, và trong trường hợp đó, lý do tại sao;
d/ những lãnh
địa nào trong đó hội viên tự dành quyền quyết định trong khi chờ đợi
nghiên cứu đầy đủ về hoàn cảnh của các lãnh địa ấy.
2. Những cam
kết nói ở khoản a/ và b/ của câu thứ nhứt trong Điều này sẽ được kể như
thành phần cấu tạo thiết yếu của sự phê chuẩn và sẽ có hiệu quả như
nhau.
3. Do một công
bố mới một hội viên có thể hủy bỏ tất cả hay từng phần những giới hạn
chứa đựng trong bản công bố trước liên hệ đến những mục b/, c/ và d/ của
câu 1 trong Điều này.
4. Trong khoản
thời gian mà quy ước này có thể được tuyên bố bãi ước theo những điều
khoản của Điều 11, thì mọi hội viên có quyền gửi đến Tổng giám đốc
VPLĐQT một bản công bố mới để thay đổi những điều khoản chứa đựng trong
những bản công bố trước và cho biết tình trạng của các lãnh địa liên hệ.
Điều 10
1. Những bản
công bố gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT theo quy định ở câu 4 và 5 Điều 35
của Hiến chương TCLĐQT phải nêu rõ những điều khoản của quy ước này áp
dụng trên lãnh địa có bị thay đổi hay không; khi công bố rằng có bị thay
đổi giới hạn thì phải nói rõ những thay đổi thế nào.
2. Do một công
bố sau này, một hội viên hay những hội viên hay thẩm quyền quốc tế liên
hệ có thể tuyên bố khước từ toàn phần hay từng phần quyền vịn vào một
thay đổi đã được nêu lên trong một công bố trước.
3. Trong khoản
thời gian mà quy ước này có thể được tuyên bố bãi ước theo những điều
khoản của Điều 11, thì một hội viên hay những hội viên hay thẩm quyền
quốc tế liên hệ có thể gửi đến Tổng giám đốc VPLĐQT một bản công bố mới
để thay đổi những điều khoản chứa đựng trong những bản công bố trước và
cho biết tình trạng áp dụng bản quy ước này.
Điều 11
1. Mọi hội
viên đã phê chuẩn quy ước này có thể tuyên bố bãi ước nó khi đến thời
hạn mười năm sau khi nó đã có hiệu lực bằng một văn kiện thông cáo gửi
Tổng giám đốc VPLĐQT và được vị này ghi nhận. Việc bãi ước này chỉ có
hiệu lực một năm sau khi được ghi nhận.
2. Mọi hội
viên đã phê chuẩn quy ước này, nếu một năm sau thời hạn mười năm vừa nói
ở câu trên mà không xử dụng quyền bãi ước như dự trù trong Điều này,
thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn mới mười năm nữa, và tiếp theo đó
có thể bãi ước sau mỗi thời hạn mười năm trong những điều kiện dự trù
trong Điều này.
Điều 12
1. Tổng giám
đốc VPLĐQT sẽ thông báo cho tất cả mọi hội viên của TCLĐQT về mọi phê
chuẩn, công bố, và tuyên bố bãi ước đã được gửi đến và đã ghi nhận.
2. Khi thông
báo về ghi nhận phê chuẩn lần thứ nhì của một hội viên thì Tổng giám đốc
VPLĐQT cũng lưu ý các hội viên về ngày mà quy ước sẽ có hiệu lực.
Điều 13
Tổng giám đốc
VPLĐQT sẽ thông báo cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để được ghi nhận
chiếu theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đầy dủ mọi tin tức
liên hệ đến mọi phê chuẩn, mọi công bố và mọi bãi ước mà ông đã ghi nhận
chiếu theo những điều nêu trên.
Điều 14
Sau mỗi lần
đáo hạn mười năm kể từ khi quy ước này có hiệu lực thì Hội đồng Quản trị
VPLĐQT phải trình trước Hội nghị Lao động Quốc tế một bản phúc trình về
việc áp dụng quy ước này và quyết định có cần thiết hay không phải ghi
vào nghị trình Hội nghị vấn đề xem lại toàn bộ hay từng phần bản quy
ước.
Điều 15
1. Trong
trường hợp mà Hội nghị chấp nhận một quy ước mới với sự xét lại toàn bộ
hay từng phần bản quy ước này, và nếu quy ước mới không quy định khác
thì :
a/ việc một
hội viên phê chuẩn bản quy ước mới đương nhiên kéo theo việc bãi ước tức
thì bản quy ước này, bất chấp điều khoản nói ở Điều 14, với điều kiện
là quy ước mới với những xét lại đã trở thành có hiệu lực;
b/ kể từ ngày quy ước mới có hiệu lực thì quy ước này không còn được các hội viên phê chuẩn nữa.
2. Nhưng trong
mọi trường hợp bản quy ước này vẫn có hiệu lực đối với những hội viên
đã phê chuẩn nó mà không phê chuẩn quy ướ mới với những xét lại.
Điều 16
Những bản văn pháp ngữ và anh ngữ của quy ước này có giá trị chính thức.
*
* *
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
QUY ƯỚC số 135
về bảo vệ các đại biểu công nhân trong xí nghiệp
và về các điều kiện dễ dãi phải dành cho họ
Hội nghị của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (TCLĐQT),
Được triệu tập
tại Genève bởi Hội đồng Quản trị Văn Phòng Lao Động Quốc Tế (VPLĐQT),
nhóm họp ngày 2 tháng 6 năm 1971, trong phiên họp lần thứ 56,
Lưu ý rằng
những điều khoản của Quy ước về tổ chức và cộng đồng thương thảo năm
1949, bảo vệ công nhân chống lại mọi hành động kỳ thị làm tổn thương đến
quyền tự do nghiệp đoàn về phương diện nhân dụng ;
Xét rằng, rất nên quy định những điều khoản bổ túc liên hệ đến các đại biểu công nhân ;
Sau khi đã
quyết định chấp nhận những đề nghị liên hệ đến việc bảo vệ các đại biểu
công nhân trong xí nghiệp và về các điều kiện dễ dãi phải dành cho họ,
môt vấn đề được ghi ở Mục thứ 5 trong Chương trình nghị sự của phiên họp
;
Sau khi đã quyết định những đề nghị này mang hình thức một quy ước quốc tế ;
Hôm nay, ngày 23 tháng 6 năm 1971, chấp nhận quy ước sau đây, sẽ được gọi là Quy ước về Đại biểu công nhân năm 1971 :
Điều 1
Các đại biểu
công nhân trong xí nghiệp phải được hưởng một sự bảo vệ kiến hiệu chống
lại mọi biện pháp có thể làm thiệt hại đến họ, kể cả việc sa thải, mà lý
do thúc đẩy có thể là vì tư cách hay vì hoạt động của họ với tư cách
đại biểu công nhân, vì liên hệ nghiệp đoàn của họ, hoặc vì sự tham dự
của họ vào hoạt động nghiệp đoàn, mặc dù họ hoạt động đúng với luật
pháp, với các cộng đồng hiệp ước, hoặc đúng với những quy ước hiện hành
khác.
Điều 2
1. Trong một
xí nghiệp những dễ dãi phải được dành cho đại biểu công nhân, để họ có
thể thi hành chức vụ của họ cách nhanh chóng và có hiệu quả.
2. Về phương
diện này cũng cần phải lưu ý đến những đặc tính của hệ thống liên lạc xí
nghiệp đang thịnh hành trong xứ cũng như cần lưu ý đến những nhu cầu,
tính cách quan trọng, và khả năng của xí nghiệp liên hệ.
3. Việc dành cho đại biểu công nhân những dễ dãi không được làm cản trở sự hoạt động kiến hiệu của xí nghiệp liên hệ.
Điều 3
Theo trong bản
quy ước này thì những từ “đại biểu công nhân” chỉ những người đươc nhìn
nhận như vậy bởi luật pháp hoặc bởi thói quen trong xứ, dù họ là :
a/ các đại
biểu nghiệp đoàn, nghĩa là các đại diện được chỉ định hoặc được bầu bởi
các nghiệp đoàn hay bởi các đoàn viên nghiệp đoàn ;
b/ hoặc là các
đại diện được bầu, nghĩa là các đại diện được bầu tự do bởi công nhân
trong xí nghiệp, hợp với những điều khoản của luật pháp quốc gia hay của
các cộng đồng hiệp ước, và chức vụ của họ không được bao gồm các hoạt
động được nhìn nhận trong các quốc gia liên hệ như là những quyền hạn
đặc biệt dành riêng cho nghiệp đoàn.
Điều 4
Luậït pháp
quốc gia, các cộng đồng hiệp ước, các quyết định của Ủy ban trọng tài,
các phán quyết của tòa án, sẽ xác định những mẫu đại biểu công nhân nào
sẽ được quyền được bảo vệ và được dành những dễ dãi nói trong Quy ước
này.
Điều 5
Khi trong một
xí nghiêïp có một lượt những đại diện nghiệp đoàn và những đại diện được
bầu, thì cần có những biện pháp thích ứng mỗi khi có thể được, để bảo
đảm cho sự hiện diện của những đại diện được bầu không làm cho tình
trạng của các nghiệp đoàn liên hệ hoặc của đại diện của họ bị suy yếu,
và để khuyến khích sự hợp tác, trong mọi vấn đề thích đáng, giữa một bên
là những đại diện được bầu, bên kia là những nghiệp đoàn liên hệ và
những đại diện của họ.
Điều 6
Việc áp dụng
các điều khoản của Quy ước có thể thực hiện được qua con đường của luật
pháp quốc gia, của cộng đồng hiệp ước, hoặc của một cách thế nào khác
thích hợp với tập tục hiện hành của quốc gia ấy.
Điều 7
Những phê chuẩn chính thức Quy ước này sẽ được chuyển đến Tổng giám đốc VPLĐQT và được ghi nhận bởi vị ấy.
Điều 8
1.Quy ước này chỉ ràng buộc những hội viên của TCLĐQT mà sự phê chuẩn đã được ghi nhận bởi Tổng giám đốc.
2. Quy ước này trở thành có hiệu lực 12 tháng sau khi việc phê chuẩn của hai hội viện đã được ghi nhận bởi Tổng giám đốc.
3. Sau đó thì Quy ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi hội viên 12 tháng sau khi việc phê chuẩn được ghi nhận.
Điều 9
1. Mọi hộïi
viên đã phê chuẩn Quy ước này có thể tuyên bố bãi ước nó khi đến thời
hạn mười năm sau khi nó đã có hiệu lực bằng một văn kiện thông cáo gửi
Tổng giám đốc VPLĐQT và được vị này ghi nhận. Việc bãi ước này chỉ có
hiệu lực một năm sau khi được ghi nhận.
2. Mọi hội
viên đã phê chuẩn Quy ước này, nếu một năm sau thời hạn mười năm vừa nói
ở câu trên mà không xử dụng quyền bãi ước như dự trù trong Điều này,
thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn mới mười năm nữa, và tiếp theo đó
có thể bãi ước sau mỗi thời hạn mười năm trong những điều kiện dự trù
trong Điều này.
Điều 10
1. Tổng giám
đốc VPLĐQT sẽ thông báo cho tất cả mọi hội viên của TCLĐQT về việc ghi
nhận mọi phê chuẩn và tuyên bố bãi ước dã được các hội viên của Tổ chức
gửi đến.
2. Khi thông
báo cho các hội viên của Tổ chức về ghi nhận phê chuẩn lần thứ nhì của
một hội viên thì Tổng giám đốc VPLĐQT cũng lưu ý các hội viên về ngày mà
Quy ước sẽ có hiệu lực.
Điều 11
Tổng giáùm đốc
VPLĐQT sẽ thông báo cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để được ghi nhận
chiếu theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đầy đủ mọi tin tức
liên hệ đến mọi phê chuẩn, mọi công bố và mọi bãi ước mà ông đã ghi nhận
chiếu theo những điều nêu trên.
Điều 12
Mỗi khi xét
thấy cần thì Hội đồng Quản trị VPLĐQT sẽ trình trước Hội nghị Lao động
Quốc tế một bản phúc trình về việc áp dụng Quy ước này và xét xem có cần
thiết hay không phải ghi vào nghị trình Hội nghị vấn đề xem lại toàn bộ
hay từng phần bản Quy ước này.
Điều 13
1. Trong
trường hợp mà Hội nghị chấp nhận một quy ước mới với sự xét lại toàn bộ
hay từng phần bản Quy ước này, và nếu quy ước mới không quy định khác
thì :
a/ việc một
hội viên phê chuẩn bản quy ước mới đương nhiên kéo theo việc bãi ước tức
thì bản quy ước này, bất chấp điều khoản nói ở Điều 9 trên đây, với
điều kiện là quy ước mới với những xét lại đã trở thành có hiệu lực ;
b/ kể từ ngày quy ước mới có hiệu lực thì quy ước này không còn được các hội viên phê chuẩn nữa.
2. Nhưng trong
mọi trường hợp bản quy ước này vẫn còn có hiệu lực đối với những hội
viên đã phê chuẩn nó và không phê chuẩn quy ước mới với những xét lại.
Điều 14
Những bản văn pháp ngữ và anh ngữ của quy uớc này có giá trị chính thức.