Lữ
Giang
Chiều
30.6.2016, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mở cuộc họp báo tại
Hà Nội và cho biết kết quả cuộc điều tra vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung gồm
ba điểm chính sau đây:
1.-
Đã xác định được nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa các
độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải
lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.
3.-
Công ty Formosa đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để
xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xin bồi thường thiệt hại cho dân và
hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số
tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.
Erreur ! Nom du fichier non spécifié.
Các viên chức chính phủ trả lời vụ cá chết
Ngay
sau đó, nhiều thắc mắc đã được đưa ra: Căn cứ vào đâu để tính ra số tiền bồi
thường 500 triệu USA?
Trong số tiền đó, phần dùng để phục hồi môi trường và phần bồi thường cho những
người bị thiệt hại là bao nhiêu? Những người có trách nhiệm gồm các viên chức
điều khiển Công ty Formosa Hà Tĩnh và các viên chức chính quyền không thực thi
đầy đủ nhiệm vụ luật định gây ra thảm họa môi trường, có bị truy tố về hình sự
hay không? Với những sai phạm nghiêm trọng như vậy, có thể để cho Công ty
Formosa Hà Tĩnh tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không?
BỒI THƯỜNG CÁI GÌ VÀ CHO AI?
Bộ
trưởng Chủ nhiệm VPCP cho biết số tiền bồi thường 500 triệu USD được chia làm
hai loại: Loại một là bồi thường phục hồi môi trường và loại hai là bồi thường
cho các cơ quan tại địa phương và tư nhân bị thiệt hại. Có hai vấn đề được đặt
ra: Quyền đòi bối thường và việc ấn định số tiền phải bồi thường. Điều 13 của
Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại như sau: “Cá nhân,
pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
1.- Về quyền đòi bồi thường
Theo
nguyên tắc của dân luật, chỉ các chủ thể bị thiệt hại mới có tố quyền (action)
kiện đòi bồi thường. Do đó:
-
Chính phủ chỉ có quyền đòi bồi thường về phần phục hồi môi trường và thiệt hại
của các cơ quan chính quyền tại địa phương.
-
Chỉ các cá nhân hay cơ sở kinh doanh bị thiệt hại hay luật sư đại diện cho họ
mới có quyền thương thảo hay kiện bên gây thiệt hại để đòi bồi thường cho các
thiệt hại của họ.
Khi
chính phủ tự động đứng ra thương thảo và thỏa thuận về số tiễn bồi thường cho tư
nhân và các cơ sở kinh doanh bị thiệt hại, chính phủ đã lạm quyền và những
người bị thiệt hại có quyền không công nhận kết quả đó.
2.- Về việc ấn định số tiền bồi thường
Số
tiền bồi thường phải được ấn định căn
cứ vào sự thiệt hại thật sự đã gây ra. Đây không phải là tiền cứu trợ hay tiền trợ cấp nên chính
phủ và Công ty Formosa
không thể đồng thỏa thuận về số tiền này. Việc chính phủ và Công ty Formosa tự ý
định số tiền bồi thường trong vụ này là 500 USD là không phù hợp với luật pháp
và thực tế:
Vùng bị ảnh hưởng vụ cá chết
-
Về thiệt hại môi trường: Cứ xem vụ tràn dầu ở vịnh Mexico thì biết. Giàn khoan dầu
Macondo Prospect trên vịnh Mexico
bị nổ ngày 2.4.2010 làm dầu tràn ra khoảng 180.000 km2. Công ty BP phải bỏ ra 54 tỷ USD để
bồi thường, đóng tiền phạt và phục hồi môi trường trong 6 năm. Trong vụ 4 tỉnh
miền Trung, ngoài việc tẩy xóa độc chất, còn phải cấy lại các tầng san hô và
rong biển dưới đáy biển nên thời gian sẽ kéo dài không dưới 10 năm.
-
Về thiệt hại của tư nhân và các cơ
sở kinh doanh: Khi nguyên đơn chưa
đưa các tài liệu chứng minh sự thiệt hại của họ, chính phủ và Công ty Formosa căn cứ
vào đâu để ấn định số tiền bồi thường? Trong vụ tràn dầu ở Mexico, Công ty
BP đã phải trả cho hơn 220.000 cá nhân và cơ
sở thương mại $6.2 tỷ USD. Kiểm ra sơ
khởi cho biết Việt Nam
có 263.000 người bị thiệt hại. Không lẽ Công ty Formosa bồi
thường tất cả chỉ có 500 triệu USD thôi sao?
3.- Vấn đề đi kiện Công ty Formosa
Mặc
dầu đã có sự thỏa thỏa giữa chính phủ và Công ty Formosa, những người bị thiệt hại
vẫn có quyền không chấp nhận sự thỏa thuận đó và làm đơn khởi tố trước tòa án
địa phương. Điều quan trọng là phải chứng minh sự thiệt hại thật sự của
mình do vụ cá chết gây ra.
Nhưng
đi kiện ở Việt Nam không phải là dễ, vì các cơ quan tư pháp được thiết lập hiện
nay ở Việt Nam, ngoài khả năng pháp
lý còn rất yếu kém, họ còn phải thi hành chỉ thị của Đảng Ủy hay dựa theo
“phong bì”, nên việc đòi hỏi tòa án
phải thi hành công lý không phải là chuyện dễ dàng. Do đó, đối với các vụ án có liên hệ đến chính sách hay chính
trị, đơn khởi tố luôn phải có áp lực của công luận đi theo.
Các
cơ quan truyền thông và các phong trào đấu tranh đòi làm sạch môi trường, nhất
là ở Hà Tĩnh, phải đấu tranh liên tục, đánh thẳng vào Công ty Formosa, nhất là
đánh vào cơ sở hoạt động chính của công ty này tại Hà Tĩnh, mới có kết quả. Không làm như thế thì chỉ là kiện củ khoai mà thôi.
CÓ TRUY TỐ VỀ HÌNH SỰ KHÔNG?
Trong
cuộc họp báo chiều 2.6.2016, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn
nhấn mạnh rằng việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên quan tới xác định thủ
phạm gây ra nguyên nhân đó. Theo ông, ngoài bằng chứng khoa học còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là pháp
luật về môi trường. Trong cuộc họp
báo hôm ngày 30.6.2016, phóng viên báo Tiền Phong có hỏi ông Mai Tấn Dũng, Bộ
Trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
-
Trong vụ việc này, VN có xử lý hình sự Formosa không?
Ông
Mai Tiến Dũng,:
-
Thái độ của lãnh đạo Đảng nhà nước VN là kiên quyết. Tuy nhiên, Formosa đã nhận
lỗi, đưa ra 5 cam kết. Vì vậy, người VN chúng tôi có câu "đánh kẻ
chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại". Việc đưa vụ án ra khởi tố không, VN sẽ cân nhắc.
Còn
ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin lại nói:
-
Việc khởi tố hay không sẽ phụ thuộc vào cơ quan tư pháp, Chính phủ không can
thiệp.
Như
vậy là ông Mai Tiến Dũng muốn tha còn ông Trương Minh Tuấn bán cái, tuy ở Việt
Nam tư pháp và hành pháp là một.
Các
điều 183, 184 và 188 của Bộ Luật Hình Sự có quy định các tội gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất và huỷ hoại
nguồn lợi thuỷ sản, mỗi tội có thể bị
phạt tới 5 năm tù, chưa kể phạt tiền. Tại sao chính phủ lại tuyên bố “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại"?
Theo
nguyên tắc phân quyền, cơ quan hành pháp (chính phủ) không có quyền phạt hay
tha các tội phạm hình sự. Quyền phạt hay tha là quyền của tòa án, dựa
theo sự quy định của luật pháp.
1.- Quyền miễn tội
Điều
25, đoạn 2, của Bộ Luật Hình Sư có quy định: “Trong trường hợp trước
khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội
phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể
được miễn trách nhiệm hình sự.”
Công
ty Formosa Hà Tĩnh đã không hề làm như vậy, trái lại còn cải chày cải cối, gây
khó khăn cho cuộc điều tra:
Trong
thông cáo ra hôm 26.4.2016, Công ty Formosa tuyên bố: “Cho tới hiện
tại thì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can của chúng tôi đối
với sự việc tôm cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.” Công ty nói
thêm: "Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để tự động giám sát
24/24, các số liệu của nước thải đều thấp hơn tiêu chuẩn của nhà nước cho phép."
Công ty "hy vọng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan
điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc" của xã hội.
Do
đó, cơ quan tư pháp cũng không thể miễn tội cho công ty Formosa được,
trừ trường hợp xử theo theo chỉ thị của Bộ Chính Trị hay theo Phong
Bì lớn.
2.- Tội phạm của các nhân viên công quyền:
Các
điều 281, 282, 283 và 285 của Bộ Hình Luật có quy định các tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; tôi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, và tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các tội này đều có thể bị phạt tới 5 năm tù và phạt tiền. Do đó, trướcc tiên,
ba tên Võ Kim Cự, Hoàng Trung
Hải và Nguyễn Tấn Dũng phải
bị điều tra và truy tố ngay.
CÓ ĐÔI LỜI XIN “TÂM TƯ”
Trước
khi chấm dứt bài này, chúng tôi xin có đôi lời với ông Bộ trưởng Bộ Khoa học
Công nghệ Chu Ngọc Anh. Trong cuộc họp báo chiều 30.6.2016, ông có phát biểu: “Có khó khăn trong xác định nguyên nhân, là tìm kiếm dấu
vết ngay tại thực địa, đáy biển, phân tích, HỒI
TỐ điều kiện thực địa ban đầu.” Ông làm tới Bộ
Trưởng rồi mà không biết HỒI TỐ là gì sao?
Chữ
Hồi Tố là tiếng người Tàu dùng để dịch chữ Rétroactife
trong tiếng Pháp hay Retroactive trong tiếng Anh và ta phiên âm ra, đó là một Tĩnh Từ,
không phải là một động từ, có nghĩa là có hiệu lực đối với quá khứ. Thí dụ “Retroactive Law”
được dịch là Luật có hiệu lực hồi tố, tức luật có hiệu lực đối với quá khứ. Chữ
“Hồi tố” mà ông dùng ở trên phải được thay thế bằng động từ PHỤC HỒI hay PHỤC
CHẾ, tiếng Pháp là Restaurer, còn tiếng Anh là Restore, chớ không thể dùng tỉnh từ “Hồi tố” được.
Khi
một người bình dân, một cán bộ hay một tướng lãnh ít học, không phân biệt được danh từ, tĩnh từ với động từ nên đã nói Tôi
“ấn tượng” (impression – một danh từ
- có nghĩa là những gì in vào tâm trí ta) hay Tôi “tâm tư”
(inmost hay feelings – một danh từ - có nghĩa là những điều lo nghĩ trong
lòng)… thì cũng có thể bỏ qua được, nhưng một người có học cao như ông mà dùng tĩnh từ hay danh từ thay động từ thì không chấp nhận được.
Trong
tuần tới, chúng tôi sẽ nói về chuyện các công ty Đài Loan đang dùng Phong Bì để
đưa RÁC từ Trung Quốc qua Việt Nam. Đây là một vấn đề rất nghiêm
trọng.
Ngày
7.7.2016
Lữ Giang