Bài tóm lươc buổi phỏng vấn Ls Lê Trọng Quát trên Đài Việt Nam Hải Ngoại ngày 10 tháng 7, 2016.
Thât khó tưởng tượng một cảnh đàn áp dữ dội mà một bên là cảnh sát công an có quân đội sẳn sàng trợ lực, và một bọn thanh niên cộng sản hung bạo tiếp tay , một bên là một đoàn người già trẻ lớn bé, tay không, hàng lối trật tự nhưng cương quyết không lùi bước .
Đó là ba ngàn dân lành đòi quyền sống của mình, đòi công lý, của giáo xứ Cồn sẻ, Quảng Bình mà vụ thải chất độc của Nhà máy luyện Thép Formosa đã đẩy họ vào cảnh khốn cùng . Khốn cùng như hàng triệu ngư dân các tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng rị, Thừa Thiên và có thể xa hơn về phía nam, duyên hải Miền Trung xứ dân nghèo.
Formosa lại còn bảo: Chọn cá hay Nhà máy Thép ! một thách thức hỗn láo , vô trách nhiệm .
Cuộc phản kháng xẩy ra ngày 7 tháng 7 tiếp theo tin tức được loan truyền là tập đoàn Formosa chịu bồi thường 500 triệu mỹ kim và ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang quyết định xử dụng, phân chia chưa rõ thế nào.
Họ đòi phải cách chức bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà , truy tố hình sự tập đoàn Formosa, đòi bồi thường rất nhiều hơn, tương xứng với những thiệt hại to lớn và dài hạn bao gồm thiệt hại về nghề nghiệp, thủy sản, du lịch, chất độc trong nước còn tác dụng nguy hại nhiếu thập niên,phải phục hồi các chất năng sinh thái…………………………………..
2
-Nghi vấn đặt ra là đằng sau đề nghị bồi thường của tập đoàn Formosa có sự đút lót có thể lên đến nhiều chục triệu Mỹ kim cho tập đoàn lãnh đạo Đảng CS và Nhà Nước VNXHCN, một « tập tục » không có gì mới lạ ở Việt Nam ngày nay.
Formosa là một tập đoàn tuy ở Đài Loan nhưng thân Trung Cọng với những liên hệ không những làm ăn mà còn chính trị.
-Nghi vấn thứ hai là có sự nhúng tay của Trung Cọng hay không ?
Cơ sở của nghi vấn này là chiến lược xâm lăng tiệm tiến, phá hủy toàn bộ, bao vây toàn diện, nắm chậc nền kinh tế VN trong tay, khai thác tối đa tài nguyên quốc gia, đóng trụ cư dân Trung Hoa ở các khu vực làm ăn của chúng biến thành những vùng tự trị trên thưc tế .
Thay vì một cuộc chiến tranh xâm lăng VN công khai có nhiều nguy cơ trở thành một cuộc chiến tranh lan rộng toàn vùng, nguy hiểm cho chính sự tồn tại của TC thì chính sách xâm lăng tiệm tiến hiện hành hoàn toàn có lợi cho TC, có ăn mà chắc chắn không có thua, chừng nào VN còn nằm trong tay của tập đoàn CSBV dưới trướng TBT Nguyễn Phú Trọng .
Bởi vậy, không có giải pháp khác nào cho VN là phải giải quyết số phận của đảng CS như đại đa số đồng bào mong muốn : thay đổi chế độ . Chỉ có một chế độ mới dân chủ, tự do mới huy động dược toàn dân bảo vệ tổ quốc, liên kết được với các quốc gia bạn cùng một lý tưởng chính trị, tái thiết được quốc gia.
VN, TC và Biển Đông dính liền với nhau, đối với dân tộc VN chúng ta. Hiện tình Biển Đông :
-TC tiếp tục chiếm cứ và xây dựng cơ sở quân sự trên các quần đảo không thuộc của chúng, gây tranh chấp với các nước trong vùng, đặc biệt là Phi, Việt Nam, Mã Lai, Brunei. Nam Dương và Singapour
3
bắt đầu lo ngại vì ảnh hưởng đến mình . Nhưng còn bốn nước : Thái lan, Miến Điện, Lào và Cam Bốt vì không có vấn đề tranh chấp lãnh hải với TC nên không bày tỏ thái độ chống đối TC về vấn đề Biển Đông khiến cho Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN- chưa đạt được một thái độ, ít nhất một bản tuyên bố chung về sự tôn trọng và áp dụng Luật Biển LHQ 1982, không được dùng vũ lực………
Trong lúc ấy, TC rêu rao sẩn sàng thương thuyết tay đôi với từng nước một nhưng thương thuyết với chúng cũng giống như nói chuyện với củ khoai. Không biết bao nhiêu lần, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao của VNXHCN lên tiếng phản kháng việc TC lấn chiếm các cụm đảo của Trường Sa , đặt khoan dầu trong lãnh hải của VN nhưng đều vô ích, đưa nội vụ ra Tòa án Trọng Tài của LHQ thì VC không dám làm. Phi Luật tân sau nhiều lần tranh cãi vô hiệu với chúng không xong, đưa chúng ra Tòa án Trọng Tài,chúng phớt lờ, coi tòa án quốc tế về Luật Biển này là vô thẩm quyền với chúng. Ngày 12 tới đây, Tòa ra phán quyết nhưng chắc chắn là TC phớt lờ và chiếu theo Luật biển , bản án không có hiệu lực thi hành.
Phán quyết của tòa án này chỉ có giá trị của một án lệ dù bản án không được thi hành nhưng quan trọng hơn là giá trị về chính trị quốc tế, xem TC như một quốc gia bất hảo, một thiệt hại to lớn khó đền bù được.
-Các nước có tranh chấp tương tự với TC có thể làm gì ?
1- củng cố lực lượng bảo vệ các phần lảnh hải của mình trong vùng gọi là lưỡi bò mà TC vạch ra và cho là của chúng.
2- liên kết với nhau trong một tổ chức chung với mục đích rõ ràng :
4
bảo vệ lãnh hải, cho toàn Vùng Đông Á từ Nhật Bản xuống tận Nam dương, Mã Lai, Singapour với sự bảo trợ của LHQ, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc.
3-Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á ra một Tuyên Bố chung chống lại sự xử dụng vũ lực lấn chiếm lãnh hải của các quốc gia trong vùng, kêu gọi sự can thiệp của LHQ và Hoa Kỳ như một cường quốc của Thái Bình Dương có quyền lợi trong vùng về giao thông hàng hải quốc tế . khẳng định tôn trọng luật Biển LHQ 1982, chống lại mọi hình thức xử dụng vũ lực.
4-Nếu TC không ngừng quân sự hóa các quần đảo tranh chấp và không rút khỏi những phần lảnh hải của các quốc gia khác đã bi TC xâm chiến từ sau năm 1973 thì Tổ chức chung nói ở điều 2 và nếu được thêm ASEAN càng tốt, ban hành một số biện pháp chế tài về tài chánh, thương mãi, kinh tế chống TC.
Tiền lệ của các biện pháp chế tài đa dạng như vừa phát họa đã tỏ rõ có hiệu quả phần lớn ở Trung Đông, Âu Châu, tránh được hiểm họa chiến tranh và giải quyết được nhiều tranh chấp lớn trên thế giới.
5-Chắc chắn TC sẽ không gây chiến tranh trước một phản ứng tập thể như nói trên mà có thể chịu một số nhượng bộ. Lý do là chúng biết tính toán xa gần và thưc tế để cân nhắc cái lợi xâm chiếm một số quần đảo dù phỏng đoán có tài nguyên dưới biển sâu, cân nhắc với cái hiểm nguy tiêu tan Cộng đảng Trung Hoa một khi bại trận và Trung Hoa trở về với cộng đồng thế giới tự do như trươc.
Thế nhưng tất cả vấn đề là liệu các đối thủ đông đảo của TC có dám hành động hay không, hay chỉ nghĩ đến quyền lợi làm ăn riêng với TC mà để cho chúng lộng hành tiếp tục sách lược bành trướng hy
5
sinh các nước nhược tiểu, bất chấp an ninh và hòa bình thế giới để một ngày không quá xa,TC bá chủ phần lớn địa cầu .
Về khoản 500 triệu Mỹ kim Formosa đề nghị bồi thường, chắc chắn là không đủ vào đâu vì những thiệt hại quá lớn lao và dài hạn. Xem các trường hợp đã xẩy ra như ở ngoài khơi vùng Bretagne của Pháp trên bờ Đại Tây Dương hoặc ở vùng Alaska, các khỏan bồi thường
do các tàu chuyên chở làm đổ dầu trôi dạt vào bờ - chứ không phải
hóa chất độc hại – trên một diện tích nhỏ hơn nhiều các tinh Miền Trung VN cũng đã được bồi thường từ nhiều trăm triệu đến hơn cả tỷ đồng euro hay Mỹ kim. Phải ước tính nhiều tỷ mỹ kim cho vụ Vũng Áng mới đúng.