Nguyễn Quang
Việt
Nam bên bờ vực chiến tranh, và nếu xảy ra chỉ là một
sự hợp thức hóa cho việc chiếm đóng của Trung quốc,
và chắc chắn cuộc chiến này, cả thời hậu chiến sẽ
dẫn đến không biết bao đau thương cho người dân Việt,
xin ghi những nỗi đau đã qua để người Việt cùng nhau
thức tỉnh hầu có thể tránh được thảm họa diệt
chủng này!
Một khách sạn, một tòa
nhà, nhà hàng… bỗng chốc nổ tung lên, khói cao bay vút
tầng mây với bao tiếng nổ vang rền khác. Các khu dân cư
lân cận cùng bồng bế kéo theo nhau chạy và chạy trong
cơn hoảng loạn. Chiến tranh là vậy!
Tất
nhiên ở đây có yếu tố ảnh hưởng bởi sự tuyên
truyền về cả hai phía, nhưng thực tế những gì đã xảy
ra với cái ác khiến họ ‘trăm nghe không bằng một
thấy’. Con đường tỉnh lộ Bảy cũng trong nỗi kinh
hoàng khi cuộc chiến đi vào giai đoạn cuối. Đoàn người
bỏ chạy khỏi nanh vuốt cộng sản ngoài số bị chết
dọc đường trong cuộc hành trình từ Tây Nguyên xuống
dọc duyên hải miền Trung. Khi về đến hạ lưu sông Ba,
còn gọi là Đà Rằng… Họ đã bị tàn sát bởi những
quả pháo cùng mìn, lựu đạn, xối xả nã vào đoàn
người tưởng sẽ được sống sau chặng đường băng
rừng vượt suối…
Tất cả
những người này không ai nghĩ mình sẽ chết, họ phải
sống cùng con cái họ trên một bến bờ tự do khả dĩ
mang bộ mặt người. Thế nhưng mãi mãi họ đã đi vào
một dòng suối mà có lẽ tạo hóa cũng chưa hẳn đã nắm
được cái bao dung toàn thể, nếu có Ngài, có
thể Ngài cũng đi đường…
Và chắc chắn sẽ có một câu hỏi thật nhân bản được
đặt lên với Ngài: Ta đã tạo nên chủng loại này làm
gì để rồi chúng tìm cách giết nhau như thế.
Riêng
Pierre Darcourt ghi lại hàng loạt sự việc... ‘cảnh
ngộ tàn khốc kinh hoàng không thể tả nổi của hàng
triệu người dân từ Cao Nguyên, từ các tỉnh địa đầu
miền Trung...
Một
cụ già còn giữ được mạng sống trong cuộc tháo chạy
từ Pleiku về Phú Yên theo tỉnh lộ 7B đã kể với một
nhà báo Sài Gòn về đoạn đường của mình: “Chúng tôi
gồm hơn 100 ngàn người đi bộ, gồng gánh tất cả những
gì có thể mang theo... Con đường nhỏ xuyên qua rừng giữa
những bụi rậm và tre dày đặc. Chúng tôi không có thức
ăn, tuyệt đối không có gì để uống và đi suốt ba
ngày ba đêm như vậy... Khi gần tới sông Ba thì từ trong
rừng xuất hiện một toán bộ đội có người cầm cờ
đi đầu. Người chỉ huy toán bộ đội phát loa ra lệnh
cho chúng tôi ngừng lại và quay trở về. Nhưng làm sao
được bây giờ vì có quá nhiều người ở phía sau cứ
đùn chúng tôi đi tới. Tất cả bị dồn cứng thành một
khối không nhúc nhích nổi. Thế là bọn cộng sản bắn
với tất cả các loại súng họ đang có... các loại pháo
nặng nhẹ, súng cối, súng không giật... nã thẳng vào
chúng tôi dọc theo con lộ đang bị kẹt cứng. Tất cả
đều nổ đồng loạt. Một trái đạn pháo đã chém ngang
con gái tôi và hai đứa con của nó. Trên đoạn đường
dài ba cây số thây nằm la liệt, lẫn lộn kẻ chết
người bị thương. Hàng trăm xe đủ loại bị cháy, nổ
ì ầm như người ta ném đạn vào lửa vậy. Tôi ôm đứa
cháu chín tuổi, cố gắng chạy bừa tới đâu hay tới
đó. Ðứa bé bị một mảnh đạn pháo xuyên qua lưng. Nó
khóc thét lên nhắc đi nhắc lại: “Ông ơi, ngực cháu
thủng rồi, đau lắm”. Rồi đùng một cái, tôi không
nghe nó nói nữa. Tôi nhìn lại, đôi môi của nó đen hết
rồi. Nó đã chết...’
Những
đoạn phim chiếu lại sau chiến tranh hình ảnh của hai
người con khiêng mẹ mình trên cái thúng nhỏ, người mẹ
đã thật già, hay những hình ảnh ngược lại các cháu
bé được bồng bế đu trên vai hoặc ngồi lọt trong
những chiếc thúng và cha mẹ thay phiên gồng gánh chúng
về nơi không tiếng súng. Những ánh mắt dáo dác thẫn
thờ của con người trước bom đạn, trước cái chết
mọi thứ cũng ngỡ ngàng như chính sự ra đời trong tiếng
khóc chào đời của mỗi hữu thể hiện hữu tại thế.
Thế rồi chẳng may có
trái pháo nào tạc qua, hay viên đạn trúng phải người
nào khiến chết ngay tại chỗ, quả là nỗi kinh hoàng cho
người còn sống. Những người mẹ đã ôm xác con, người
chồng quấn quít bên xác vợ và bao người thân cùng láng
giềng chứng kiến những đau thương của nhau trước hết
chính họ là nạn nhân sau là những nhân chứng với
Thượng Đế rằng: Dân tộc này có gì để trừng phạt
song mãi mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước luôn
trong đau thương mất mát hay đây là dấu chỉ ‘nước
các con không thuộc về thế giới này’ hãy để thế
giới này hình thành và tự hình thành ‘ai chơi gươm sẽ
chết vì gươm’… Từ đó các con hãy chiêm nghiệm mà
tìm kiếm sự an bình.
Con người tiếp tục
chạy và ở đây họ chạy trên những luống cày đã chôn
sống người thân của họ, những nhác cuốc bươi nhẹ
như thật mềm, họ sợ trúng phải xương xẩu da thịt
còn sót lại trong các hố chôn tập thể. Họ từ từ moi
lên những thân xác trần trụi bị vùi dập bị chôn sống
hay bị đánh bằng búa đến chết và chôn vùi trong các
hố tập thể. Đó là sự may mắn còn có dấu tích của
chiến tranh còn sự thường với những vụ chết quá đông
đều phải đốt bằng lửa như hình ảnh ngày sau hết
trong sách Khải Huyền Thượng Đế sẽ rửa sạch và đốt
bằng lửa mới thanh tẩy môi trường.
Những chiếc quan tài đơn
sơ bằng tre nứa khiêng đi vất vưởng cũng bằng những
thanh tre còn quá yếu chưa đủ kịp sự cứng cáp của
tre già vì chiến tranh lửa đạn phá hủy hết mọi thứ
từ môi trường, nếu không nói là thêm chất độc hóa
học từ thuốc khai quang khiến chúng ta nếu có dịp ngay
trong thời chiến tranh và sau đó chừng chục năm vẫn còn
thấy những khu rừng hoàn toàn trọc lá. Những chiếc hòm
bới lên từ mồ chôn tập thể mà người thân nhận ra
khi may mắn còn thấy những tấm giấy tùy thân hay dấu
vết sót lại trong người lúc họ bị chôn sống…
Chiến
tranh kẻ sống người chết quằn quại bên nhau, với
người chết họ trong thế giới của những gì không ai
biết được, im lặng tuyệt đối của hư vô và những
người tại thế giới này trong cái cảm xúc đau thương
vô hạn. Người sống ôm chặt kẻ chết nhất quyết
không chịu buông, trong giây phút vĩnh biệt cuối cùng
không biết cái ngày gọi là tận thế có diễn ra và
người thân có còn gặp lại vì đã có lời giải thích
vợ sẽ gặp chồng và người thân gặp nhau nhưng trung
tính.
Chiến tranh cũng không
buông tha bất cứ ngôi thánh đường, chùa chiền, thánh
thất, đình làng… Tất cả đều có thể bị phá hủy
trong đường tơ kẻ tóc và nếu nó đã bị lợi dụng
biến thành nơi đặt bản doanh hay sự trốn lẫn của phe
bên này bên kia, điều đó lại càng chóng bị tiêu hủy
về cả hai phía.
Hình ảnh của Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu quỳ gối trước Vương cung thánh
Đường La Vang đổ nát, chỉ còn trơ trụi Cây Thánh giá,
tháp cao kia trong hoang tàn…
Hình
ảnh Người Phụ Nữ bán vải như vẫn luôn quanh quẩn
trong vùng thánh địa này, Đức Mẹ La Vang đã hiện ra
qua vai người bán vải để an ủi, cứu giúp các tín hữu
chạy trốn vào rừng trước sự bách hại.
Hình
ảnh An Lộc là đống gạch vụn và ngôi thánh đường
bay hết nóc với cả trăm thi thể chồng chất, thối rữa
giữa các hàng ghế nát vụn dưới bàn thờ. Một chiến
xa T.54 của Việt cộng đã dùng đại bác bắn trực xạ
vào các tín đồ đang cầu nguyện giết không còn một ai
và toàn bộ xác chết vẫn nằm tại chỗ.
Chiến
tranh mang đến những gì văn minh nhất nhưng cũng lấy đi
hết những gì từ cái gọi văn minh, ‘văn hóa là những
gì còn lại sau khi quên tất cả’ nhưng chiến tranh là
những gì còn sót lại sau khi tiếng súng không còn và
riêng tại Việt Nam khi hòa bình lại rơi vào cảnh tang
thương ân oán do sự hận thù đến trả thù!
Nguyễn Quang
* Trích từ tác phẩm
Chiến Tranh và Hòa Bình Việt Nam của tác giả.