TS Thái Công Tụng
1.Dẫn
nhập.
Trong thi ca Việt, nhiều thi sĩ nhạc sĩ đã gửi gắm lòng mình qua những
sự vật thường gặp , khi thì loài cây, khi thì đóa hoa hoặc các bức tranh tâm lý
từ ghen tuông đến người yêu, tình dang dở v.v.. Các nhà thơ, nhà viết nhạc
thường nhạy cảm hơn người
thường và họ lại có khả năng dùng giai điệu hay hình ảnh, màu sắc để diễn tả
tâm tình và ý tưởng của mình theo phong cách nghệ thuật, và nhờ đó dễ gây xúc
động nơi người đọc, người nghe. Nhan nhãn trong các bài hát, ta bắt gặp hoa
ngọc lan, hoa tigôn, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa quỳnh v.v. Cây cũng vậy có
mặt trong ca dao, thơ, nhạc, từ cây cau, cây khế, cây xoài, cây nhãn, cây gạo..
.
Tình
yêu trong trắng, tình yêu học trò, tình dang dở, tình đơn côi .. đều lấy
hoa làm biểu tượng vì thi ca Viet Nam đầy hoa,
từ hoa thường gặp ven lề đường như hoa trinh nữ, hoa sim
miền đồi núi Trung Việt cho đến
các loài cây cảnh quanh vườn như dàn hoa thiên lý, hoa thạch
thảo, hoa tigôn hoặc quanh sân
trường như hoa phượng .
Nhiều thành ngữ có chữ hoa như nước chảy hoa trôi, bèo
dạt hoa trôi.
Nhiều sách có tựa đề có chữ hoa như Bùi
Tín với Hoa xuyên tuyết, Nguyễn Chí Thiện với Hoa
địa ngục, Hoàng Văn Chí với Trăm hoa đua nở trên đất Bắc
nói về Nhân Văn giai phẩm v.v.
Ngôn ngữ
của các loài hoa là một phương thức truyền thông của con người trong nhiều
nền văn hóa, trong đó những loài hoa và những loài thảo mộc được dùng để gửi
những thông điệp (ý nghĩa) được mã hóa. Mỗi một loài hoa đều mang những thông
điệp riêng.
Kho tàng văn học dân
gian cũng có vô vàn những câu ca dao liên hệ đến tỏ tình yêu xuyên qua
thực vật như :
- Mù u bông trắng, lá thắm, nhị (nhụy) vàng,
Anh đi khắp xứ, tới đây mới gặp nàng thiệt dễ thương
- Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh
Thương anh cũng muốn theo anh
Ngặt cha với mẹ không đành thì
sao?
2.Vài
loài hoa trong vườn nhạc việt
Thuở đầu đời
khi còn là học sinh, loài hoa được nhắc nhở nhiều nhất chắc chắn là hoa
phượng . Cây phượng (Delonix regia) trong sân trường đỏ
rực vào mùa hè với tiếng ve kêu mùa hạ làm ta nhớ lại mùa thi cử .
Hoa phượng
gây nhiều kỷ niệm trong đời học sinh vì không biết sau hè có còn gặp lại bạn
mình nữa không .
Ngày mai
xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!
Bài thơ của Đỗ Trung Quân đã được phổ nhạc nhắc lại các hoài niệm về hoa phượng :
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!
Bài thơ của Đỗ Trung Quân đã được phổ nhạc nhắc lại các hoài niệm về hoa phượng :
Những
chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tinh đầu.
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tinh đầu.
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
Hoa
phượng cũng
từng được nhà thơ Phạm Thiên Thư, một tu sĩ đạo/đời cảm hứng qua
bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị đã được Phạm Duy phổ nhạc :
Em tan trường về mưa
bay mờ mờ
Anh trao vội vàng chùm
hoa mới nở
Ép vào cuối vở muôn thuở
còn thương,còn thương
....
Xuân qua rồi thì , chia tay phượng
nở sang hè
Ra trường, đi lính, có thể
khi hành quân trên các vùng đồi núi chập chùng miền Trung sẽ gặp những
đồi hoa sim (Rhodomyrtus tomentosa), màu tím hoa sim, tím cả
chiều hoang biền biệt
. Ngoài bài thơ danh tiếng của Hữu Loan về hoa sim, hoa này
đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác nên nhiều bài hát như :
Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy), Chuyện hoa sim (Anh
Bằng), Màu tím hoa sim (Duy Khánh), Những đồi hoa sim (Dũng
Chinh)
Ven lề đường, bãi cỏ
hoang, ta có thể gặp những loài cỏ rất quen thuộc, gọi là hoa trinh nữ
còn gọi hoa mắc cỡ (Mimosa pudica), gọi tên như vậy là khi đụng phải, lá
cây khép lại:
Loài hoa không hương sắc màu nhưng loài hoa biết khép lá
ngây thơ
Qua một
rừng hoang gió núi theo sang giũ bụi đường trên vai
Hái cây
hoa dại lẻ loi bên đường gọi là hoa Trinh Nữ
Hoa
Trinh Nữ không mặn mà bằng nàng hồng kiêu sa
Hoa đâu
dám khoe màu cùng một nàng Cúc vàng tươi
Hoa không
bán hương thơm như nàng Dạ Lý trong vườn
Như hoa
Trinh Nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta
Hoa trinh nữ, hoa mắc cở, hoa
xấu hổ cũng là một loài hoa . Nhà thơ trong nước Trần Mạnh Hảo ví von
như sau :
Một nhà nước như không còn
ai biết ngượng
Lại mọc đầy hoa xấu hổ
nơi nơi
Cây thẹn thùng nép cỏ
Lá nhắm hờ mắt gió trêu
ngươi
Nói dối mọi nơi
Nói dối mọi điều
Nói dối quá làm hoa đỏ
mặt
…
Hoa thay người xấu
hổ
Kẻ gian manh mang mặt nạ
thánh thần
Hoa xấu hổ mọc trong tờ hộ chiếu
Ra nước ngoài thương người
Việt tủi thân
Người lính miền Nam đầy tình
người cũng nhắc nhở người bạn như sau:
Này anh lính chiến, người bạn pháo binh.
Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn.
Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.
Nhà tôi ở cuối chân đồi,
có giàn thiên lý, có người tôi thương.
Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn.
Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi.
Nhà tôi ở cuối chân đồi,
có giàn thiên lý, có người tôi thương.
hoa thiên lý có
tên khoa học là Telosma cordata tức Tonkin jasmine, tiết mùi thơm, trồng trên
giàn, lá non nấu canh, hoa thơm
-hoa đào ( Prunus persica) .Hoa đào ngày Tết đã là biểu tượng trong thơ của Vũ Đình Liên:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
...
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
...
- hoa sữa (Alstonia
scholaris) có trong bài nhạc Nhớ mùa thu Ha Nội của Trịnh Công Sơn
Hà Nội muà thu cây cơm
nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhauPhố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió,
mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua
Loài hoa cũng được nhắc nhở để
biểu hiện những trạng thái khác nhau của con tim.
1-tình yêu trong trắng
như bài thơ vừa tình, vừa đượm chất buồn của
Nguyễn Bính, nhà thơ của làng thôn Việt:
Anh cho em mùa xuân, nụ hoa
vàng mới nở,
chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vĩa phố,
mắt buồn vin ngọn cây
chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vĩa phố,
mắt buồn vin ngọn cây
2-tình yêu lỡ làng như trong bài thơ phổ nhạc kể
chuyện người con trai thương người con gái; sau đó người con gái đi lên xe hoa
để lại nỗi buồn cho chàng thanh niên:
Chiều xưa có ngọn trúc
đào Mùa thu lá rụng bay vào sân em Mùa thu lá rụng êm đềm Như cô với cậu
cười duyên dại khờ Bởi vì hai đứa ngây thơ Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn
nhìn Thế rồi trăng sáng lung linh ..Rồi mùa thu ấy qua đi Chợt em 18 chợt nghe
lạnh lùng Thuyền đành xa bến sang sông Hàng cây trút lá tình đi lấy
chồng ..
cây trúc đào (Nerium oleander) gặp các vùng khô
hạn, có thể trồng trong chậụ . Ở Montreal,
nhiều nhà có người Ý hay trồng loại cây này.
Tình
yêu lỡ làng cũng có thể bắt gặp qua ngôn từ bài ca Hoa sứ nhà nàng.
Hoa sứ, còn gọi là hoa đại (Plumeria acutifolia) .
Cây sứ thường trồng ở đền chùa, công viên, cao 3-7 mét, có
nhựa mủ . Hoa trắng, thơm, mặt trong phía dưói màu vàng . Người Hawaii thường dùng hoa
sứ xâu thành chuỗi, làm vòng hoa quàng vòng hoa vào cổ du khách và chào “Aloha”
Hôm qua mẹ
bảo tôi, nhờ hoa sứ nhà nàng
Ướp trà thơm đãi khách họ hàng cô bác đều khen
Nhờ nàng hái giùm tôi, màu hoa thắm chưa tàn
Nụ hoa còn giữ nhụy vàng, chắc nàng hiểu tình tôi
Nhưng đêm trở sầu, em bước qua cầu
Ướp trà thơm đãi khách họ hàng cô bác đều khen
Nhờ nàng hái giùm tôi, màu hoa thắm chưa tàn
Nụ hoa còn giữ nhụy vàng, chắc nàng hiểu tình tôi
Nhưng đêm trở sầu, em bước qua cầu
Cuộc tình tan
theo bể dâu, biết chăng ngày sau
Khi ngõ về gần nhau, tình yêu đã vội phai màu
Khi ngõ về gần nhau, tình yêu đã vội phai màu
Người thiếu nữ cũng thốt ra:
..... Đừng nhìn em nữa anh ơi
.... Hoa xanh đã phai rồi
.... Hương trinh đã tan rồi
.... Hoa xanh đã phai rồi
.... Hương trinh đã tan rồi
... Kiếp nào có yêu nhau...
thì xin hẹn đến mai sau.. ( PD )
Bài thơ bất
hủ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của Kiên Giang,-một người Việt
gồc Hoa-, kể chuyện mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi
trần. Hai người từng trao đổi bài vở, buông bắt chuyện không đâu với
những ánh mắt tha thiết dù không bao giờ nói, chỉ giận hờn vu vơ .
Tình trong như đã với cả hai nhưng thật câm nín. Chàng trai chỉ biết theo
bước chân nàng những hôm nàng đi lễ nhà thờ, nàng thường mặc áo tím và cài hoa
trắng. Dòng đời trôi chảy, hai người li biệt, nhà thơ Kiên Giang muốn gói
gém tình chung thủy ngày xưa nên đã để lại bài thơ sau này phổ nhạc.
3.tình
yêu say đắm như trong lời
nhạc của Ngô Thụy Miên có nhắc đến hoa cúc:
Áo nàng vàng, anh thường yêu
hoa cúc
Áo nàng xanh, anh mến lá sân
trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa
yêu đương
Anh pha mực cho vừa màu áo
tím
Cây Cúc là
một trong 4 cây cảnh: tùng, cúc, trúc, mai..Cúc trồng làm cây cảnh thuộc chi
Chrysanthemum. Một số loài cây còn được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ
truyền như cúc hoa vàng Chrysanthemum indicum
4-tình yêu đồng sàng, dị mộng.
Đồng sàng : ngủ chung 1 giường . Dị mộng : mộng khác nhau
. Trong lãnh vực tình yêu, đồng sàng dị mộng có nghĩa là 2
người không yêu thương nhau, nhưng vì hoàn cảnh gia đình hay hoàn cảnh gì khác
nên vẫn cưới nhau , nên tuy ngủ chung nhau một giường nhưng mỗi người
nghĩ nhớ người yêu của mình.Người thiếu nữ tuy đã lấy chồng nhưng vẫn
nhớ đến người yêu củ được phản ảnh trong bài thơ Hai sắc hoa tigôn :
Tôi vẫn
đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
còn người chồng:
Chồng tôi
vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ
Cũng xin nói
là hoa tigôn là do chữ antigone . Hoa
antigôn (Antigonum leptopus),
họ Polygonaceae, gốc Trung Mỹ. Hoa mọc thành chùm, leo giàn, thường trồng
để che phủ cổng, hàng rào .
5-tình yêu vô vọng.
Một trong những bản nhạc nói về mùa thu hay
diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa
Thu Chết của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo một bài thơ
ngoại quốc nhan đề L’Adieu của nhà thơ tên Apollinaire:
J’ai
cueilli ce brin de bruyère
L’automne
est morte souviens-t’en
Nous
ne nous verrons plus sur terre
Odeur
du temps Brin de bruyère
Et
souviens-toi que je t’attends
Trong bài
thơ L'adieu của Apollinaire, cây bruyere (heather trong tiếng Anh), là Calluna
vulgaris họ Đỗ Quyên Ericaceae, mọc hoang ở bãi trống hơi acid, trổ hoa mùa
Thu (autumn heather), có mọc nhiều nơi.
Trong bản
nhạc của Phạm Duy, ngay câu đầu tiên có nói đến hoa thạch thảo:
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
..
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhin nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em !
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhin nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em !
Hoa thạch thảo (Aster
amellus, thuộc họ
Cúc (Asteraceae). Đây là loài hoa trong Nam gọi là cúc sao, cúc cánh mối
còn ngoài bắc gọi là hoa thạch thảo . Hoa nhiều màu, có giống màu tím,
có giống màu đỏ . Hoa nở liên tục đến tháng 10 vẫn còn nở . Hoa Thạch thảo cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùa
Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.
6-tình hoài nhớ như trong bài nói về cây soan . Cây
soan, cây sầu đông hay cây sầu đâu cũng chỉ là một câỵ Mùa
Đông miền Trung, cây trơ trụi lá, đầu xuân hoa soan nở màu tím nhạt, nở
từng chùm, tím ngắt giữa khung trời. Bài hát Hoa xoan bên thềm
cũ gợi nhớ một thời ấu thơ, một thuở mộng mơ :
Một mình anh với nỗi sầu vạn
cổ
Mùa hoa tím năm xưa đà phai
tàn
Phía sau nụ cười là xôn xao
nỗi nhớ
Lời hát lặng thầm như tình
đã chìm sâu
Có một người chiều nay sắc
tím bâng khuâng
Hương soan bay một
thời thơ dại
Theo mỗi năm sầu đông
trổ hoa
Cây soan (Melia azedarach) là một loài cây thân gổ, thuộc
họ Xoan (Meliaceae).
7-tình đẹp đẽ, sang trọng,
dịu dàng nhưng ngắn
ngủi như loài hoa quỳnh.
Cây quỳnh Phyllocactus
grandis, họ Xương Rồng (Cactaceae). Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về
đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm
Ta
mang cho em một đóa quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng.
Đêm này đêm buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng vừa khép những đoá mong manh.
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng.
Đêm này đêm buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng vừa khép những đoá mong manh.
Cây quỳnh thường trồng chung với cây giao (họ
Euphorbiaceae) nên có câu trong truyện Kiều : Một vùng như thể cây quỳnh
cành giao là muốn nói vẻ khôi ngô tuấn tú của Kim Trọng như làm cho
cả một vùng cũng hoá thành đẹp.
8- tình thiên nhiên . Con người nhiều lúc ngán ngẩm đời sống đô thị với tiếng
ồn ào của nhà máy, xe cộ nên muốn xa lánh bụi trần, tìm các nơi thanh vắng,
không ô nhiễm như trong bài thơ cũng lại nhắc đến hoa như trong bài thơ đã được
phổ nhạc sau:
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng
ngủ say
Chúng ta vừa mới điểm qua 8 loại
hình tâm tư qua các loài hoa có trong nhạc Việt và chưa kể nhiều loài
khác có trong thơ hay trong các truyện ngắn như hoa ô môi (Cassia
grandis), hoa ngọc lan (Michelia alba), hoa ngâu (Aglaia
odorata), hoa giấy (Bougainvilea spectabilis), hoa súng
(Nymphea), hoa lộc vừng ( Barringtonia acutangula
) với những chùm dài đỏ
rực, là loài hoa được cho
là mang tới nhiều may mắn và hạnh phúc cho người trồng . Tên nhiều loài hoa thân thương đến nỗi nhiều phụ
huynh dùng tên hoa để đặt tên cho con hoặc có người dùng tên
hoa làm bút hiệu.
Và cũng có loài hoa rất
bình dị như hoa lúa trong thơ của Hữu Loan, tác giả của bài thơ nổi
tiếng về Hoa sim:
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời
quê củ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta, trong
mắt em thăm thẳm
….
3 .Hoa trong truyện Kiều:
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có nhiều
chỗ nói về hoa như hoa sen, hoa hải đường, hoa cúc:
Hoa đối với cụ Nguyễn Du không là tĩnh vật
mà là vật có hồn, vật có cảm xúc nên trong truyện Kiều, nhan nhãn câu thơ nhân
cách hoá các loài hoa như cười gió Đông, sực nức một nhà, lả
ngọn, lập loè, mơn mởn như các vần thơ sau
:
-Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông
-Huệ lan sực nức một nhà
Từng cay đắng lại mặn mà hơn
xưa
Mảng vui rượu sớm cờ trưa
Đào
đà phai thắm, sen vừa nảy xanh
-Hải đường mơn mởn cành tơ
Ngày xuân càng gió, càng mưa, càng nồng
hoặc:
-Hải đường lả ngọn đông-lân
Giọt sương tríu- nín, cành xuân la- đà
Hoa hải
đường
(Begonia semperflorens), họ Thu hải đường (Begoniaceae)
Hoa lựu:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Hoa mẫu
đơn ( Paeonia,
tiếng Pháp là pivoine) :
Ba cây
chập lại một cành mẫu đơn
Diễn tiến của thời gian cũng dùng hoa để nói như :
-Sen
tàn, cúc lại nở hoa
..
Vẻ đẹp cũng dùng hoa để diễn tả
như Xuân lan, thu cúc: Hai chị em Kiều, mỗi người có một vẻ đẹp riêng, ngưòi
như lan mùa xuân, người như cúc mùa thu:
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả
hai
Trong truyện Kiều, ngoài chữ hoa như nói ở trên, Cụ Nguyễn Du cũng
dùng chữ hoa để diễn đạt tâm tư với các cung bậc khác nhau :
- Khi diễn tả sự e dè, thẹn thùng của hai cô Thúy Kiều và Thúy
Vân:
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
-Khi nam nữ thanh niên đi lễ hội, tình cờ gặp người trong mộng:
May thay giải cấu tương phùng
Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa
Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa
- Khi bày tỏ thái độ nghiêm trang đối với mối tình hơi quá đà của
chàng Kim, nàng Kiều thốt ra:
Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai
-Khi Thúy Kiều bán mình chuộc
cha:
Xót nàng chút phận thuyền quyên
Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn
Xót nàng chút phận thuyền quyên
Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn
-Khi nói về Kim Kiều tái hợp, Cụ Nguyễn Du cũng dùng
chữ hoa:
Một
đoàn về đến quan nha
Đoàn
viên vội mở tiệc hoa vui vầy
-Khi chàng
Kim trách nhẹ nàng Kiều, chàng Kim cũng dùng chữ hoa nói lên niềm hi vọng. Niềm
hi vọng mây đen sẽ bay, sương mù sẽ tan đi trong đoạn thơ:
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngỏ, vén mây giữa trời
Hoa tàn
mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm
xưa
hoặc mô tả tâm trạng của Thúy Kiều sau 15 năm lưu lạc khi
gặp lại người yêu cũ:
Trông hoa đèn chẳng thẹn thùng lắm ru
Hoa trong dịp vui :
Khi
chén rượu, lúc cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
Khi phê phán những người tự cho là “sành điệu” trong quan hệ nam
nữ, nhưng không thể hiểu nổi bản chất của bạn tình:
Chơi hoa đã dễ mấy người
biết hoa
Khi tự an ủi:
Hoa
trôi, bèo dạt đã đành
Biết duyên mình, biết phận mình, thế thôi
Truyện Kiều có nhắc đến ong khi nói về những cuộc hẹn hò của
các cặp tình nhân sau một thời gian dài xa cách:
Tình nhân gặp lại tình nhân
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình
Thế mới biết chỉ một từ “hoa” thôi đã có hàng trăm cách biểu đạt
khác nhau, cách nào cũng tinh tế, nhẹ nhàng mà thâm thúy, mộc mạc mà sâu sắc.
4.
Đời sống tình dục của thực vật .
Muốn
duy trì nòi giống thì thực vật phải sinh sản .Khi mọi người ngắt một bông hoa
tỏa hương thơm ngát từ một cây nào đó, thì thực tế họ đang
lấy đi bộ phận sinh sản của cây. Đời sống tình dục của thực vật nằm vào các
hoa:
.cơ quan
sinh dục đực có nhị (étamine) chứa đầy phấn hoa ( pollen);
.cơ quan
sinh dục cái có nhụy (pistil) có đầu nhụy (stigmate), có bầu
(ovaire) chứa noãn (ovule) .
Hầu hết các loài thực vật
mọc ra những bông hoa lưỡng tính (fleur bisexuée)
nghĩa là hoa có cả nhị đực và nhụy cái như hoa hồng, hoa lúa, hoa
hướng dương nhưng cũng có hoa đơn tính (fleur unisexuée)
nghĩa là hoa có hoặc nhị đực, hoặc nhụy cái.
-Khi
hoa đực và hoa cái trên cùng một cây, ta gọi là cây cùng gốc
(monoique).
-Khi
hoa đực ở trên cây này, hoa cái trên cây kia, ta gọi là cây khác
gốc (dioique). Ví dụ cây đu đủ, cây bạch quả (Ginkgo biloba),
cây dâu tằm (Morus alba). Với các loại cây này, thì phải
trồng nhiều cây gần nhau mới có thụ phấn được
Cũng có thể
là hoa cái và hoa đực tuy cùng trên một thân cây nhưng nhị đực không
cùng chin một lần với nhụy cái do đó hoa cái phải cần hoa đực từ các
cây khác để thụ phấn.Ví dụ: cây hồ đào (walnut, noyer). Hiện tượng này trong
thực vật học gọi là biệt giao (dichogamie)
Vì giới tính
của loài hoa khác nhau như vậy nên cách thụ tinh cũng khác nhau. Ta phân biệt:
Tự thụ phấn (autofécondation): gặp trên các hoa lưỡng
tính của cùng một cây: phấn hoa rơi vào nhụy cái
Thụ phấn chéo (fécondation croisée): phải nhờ gió hay
ong bướm chuyển phấn hoa đến nhụy hoa.
Nhờ các tác
nhân như gió, ong, bướm nên hạt phấn của hoa rớt vào núm nhụy, nẩy
mầm thành ống phấn và tiến đến chạm phải noãn (ovule) để từ đó tạo ra
hạt. Nhà nhạc sĩ cũng dùng hình ảnh ong, bướm để sáng tác nhạc như trong
bài Chuyện tình hoa bướm
Xuân vừa về trên bãi
cỏ non
Gi ó Xuân đưa lá vàng xuôi
nguồn
Hoa cười cùng tia nắng vàng
son
Lũ ong lên đường cánh tung tròn
Hoa chẳng yêu lũ
bướm lả lơi
Nói khác đi, chính ong
bướm đã giúp cho loài người vì không có ong bướm thì không có
hạt, không lương thực
Với
thụ phấn chéo, sự lai giống thiên nhiên tạo ra muôn hình muôn vẻ
của nhiều loài hoa, giúp cho sự đa dạng sinh học. Với đa dạng sinh học,
con người có thể sử dụng nhiều nguồn vật liệu di truyền để tạo ra các giống
mới, có nhiều đặc tính tốt như gạo dẽo hơn, thơm hơn, như hoa hồng
với nhiều màu hoa như có hoa màu vàng, màu đen, màu tím.. . Hàng năm, luôn luôn
có những giống hoa hồng mới đặt tên người để kỷ niệm .
Sự lai
giống (hybridation) là thụ phấn chéo giữa 2 cây có tính chất khác nhau
nhưng cùng loại . Nhờ vậy ta có các giống mới . Ví dụ: muốn có hạt của một loại
cây cho hoa màu hoa cà (mauve), thì lấy hai loài hoa đỏ và hoa xanh giao
phối nhau: ta lấy phấn hoa của hoa đỏ và đặt lên nhụy của hoa xanh hoặc lấy
phấn hoa của hoa xanh đặt lên nhụy cái của hoa đỏ. Một khi lai tạo được giống
mới thì có thể giữ nguyên đặc tính tốt đó bằng cách giâm cành, tháp cành hay
cấy mô thực vật: ta gọi đó là sinh sản vô tính. Cấy mô ngày nay được
dùng nhiều nhất trong ngành trồng phong lan, nhân sâm, khoai tây . Rất tiếc con
người giỏi như Einstein chưa có thể nhân bản vô tính được ! Ngoài cấy mô,
ngày nay, các nhà di truyền học thực vật dùng công nghệ sinh học
(biotechnology) như đưa vào cây một số gen chịu phèn, chịu mặn, kháng sâu
bệnh để tạo ra giống mới và tiêu biểu nhất là hàng Monsanto là hãng tiên
phong trong sản xuất bắp, đậu nành chuyển đổi gen. Hiện nay trên thế giới, có
hàng trăm ngàn hecta đậu nành, bắp, cà chua .. đều dùng cây biến đổi gen
(genetically modified plants) và nhiều bộ môn học như Genomics, Proteomics
ra đời
5. Kết
luận .
Loài hoa
thân thiết với con người từ lúc sinh ra đến lúc lìa khỏi cuộc đời : hoa trang
hoàng nhà cửa, trên bàn thờ, trong các giáo đường, trong các chùa chiền ; hoa
tặng người yêu dịp St Valentine, hoa tặng chiến sĩ, hoa khi lìa
đời, nói khác đi hoa đi liền với đời sống, đo đó thơ nhạc về hoa có
trong mọi tình huống, mọi nơi, mọi chỗ. Hoa cũng là một nguồn lợi kinh tế
đáng kể như xứ Hoà Lan chuyên xuất cảng hoa tulip. Hoa làm thăng hoa đời sống
tinh thần .Trong Phật giáo thì hoa sen (Nelumbo) là biểu tượng vì
hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn và vươn lên
cao cũng ví như người Phật tử phải vứt đi tham, sân ,
si, ngã mạn để thành con người tốt .
Và biết cuộc đời vô thường,
sinh ký tử quy, xin buông xả , an nhiên tự tại và chỉ xin chúc nhau
cũng qua bông hoa :Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui Chọn những bông
hoa và những nụ cười
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy Để mắt em cười tựa lá bay
.
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy Để mắt em cười tựa lá bay
.
Thái
Công Tụng