Nguyễn Quang
Bà mẹ đã chôn sống con mình
Từ
1964, chính quyền miền Bắc quyết định gởi những đơn vị chủ lực đầu tiên vào
chiến trường miền Nam với hy
vọng sẽ sớm chiến thắng trước khi Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam.
Giới lãnh đạo Hà Nội đã sang hết Moscow đến Bắc
Kinh để cầu viện, tất nhiên đủ các loại vũ khí đã được chuyển đến miền Nam. Riêng
Trung quốc tỏ ra tích cực hơn đã tăng cường viện trợ quân sự kinh tế, đồng thời
đưa các lực lượng quân tăng cường dọc biên giới giáp ranh với Việt Nam.
Trong
khi đó tình hình miền Nam
sau khi nền Đệ nhất Cộng Hòa bị lật đổ ngày càng tồi tệ và sự xâm nhập của các
lực lượng miền Bắc ngày càng công khai. Những nhà nghiên cứu về chiến tranh
Việt Nam
thường đều có chung nhận định: vào cuối năm 1964 và đầu năm 1965, đó là giai
đoạn then chốt của cuộc chiến. Chính phủ Hoa Kỳ đã thay đổi hẳn tính chất của
cuộc chiến, đó là trong một vài tháng đã diễn ra oanh tạc thường xuyên vào miền
Bắc, cũng như gởi bộ binh tham chiến tại miền Nam.
Khi leo
thang cuộc chiến, những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều tin rằng Họ có thể ép buộc Hà
Nội từ bỏ ý đồ thôn tính miền Nam, người Mỹ sau đó đã đi quá sâu vào cuộc chiến
và thật sự đã sa lầy nơi đây cho dù có kế sách Việt Nam hóa chiến tranh vẫn
không hóa giải được tình hình. Những gì có sự áp đặt của duy ý chí không thoát
ra được bởi những gì vượt ra ngoài sự suy luận của lý trí.
Cuối
tháng 12/1964 Hoa Kỳ thật sự đã đi đến một quyết định then chốt, đó là tung ra
cuộc chiến trên không với Bắc Việt. Những trận bom khổng lồ, khốc liệt đã đổ
xuống miền Bắc và cả Trường Sơn miền Nam, để chận các con đường thâm nhập của
Cộng sản vào miền Nam. Đúng là cuộc chiến tranh đã chuyển sang một giai đoạn
mới từ đây, Tổng thống Hoa kỳ Johnson không chỉ bấm nút cho phép oanh tạc ‘khi
tình thế đòi hỏi’ mà còn quyết định gởi quân trực tiếp tham chiến vào Việt Nam.
Và con người tại thế với những âm thanh của bom
mìn đạn pháo rền vang quanh mình, đã biến các hữu thể trong ảo tưởng lời nói: người bệnh nghe rất rõ lời nói, nhưng nghe sai
lệch câu này thành câu khác. Trong hoang tưởng thường người bệnh không nghe rõ
mà hay suy đoán câu chuyện qua thái độ người chung quanh hay nghe rõ ràng câu
nói nhưng tìm một ý nghĩa cho câu nói đó theo nội dung hoang tưởng của mình.
Các viên chức thuộc các chính quyền địa phương bao giờ cũng đầy thành kiến nghi kỵ đối với các công dân, do nhớ nhà
mà trốn trở về thăm ruộng vườn, dù có khi nhà cửa ngày xưa chỉ còn là đống tro
tàn đổ nát, mọi hành vi của những người này thường bị gán ghép là láo... Nên
tất cả đều nhìn nhau trong nghi ngờ, sợ hãi.
Bà
Mẹ Quảng Nam
chôn sống con mình.
Sau hơn ba mươi năm cuộc chiến
chấm dứt, một người phụ nữ ngoài bảy mươi được đề nghị trao tặng danh hiệu “anh
hùng” và giúp cho hưởng các chế độ xã hội vì đã có công giết chết con đẻ của
mình để giữ an toàn cho đoàn quân du kích trong lúc bị quân đội Việt Nam Cộng
Hoà và Đồng minh truy đuổi.
Đứa trẻ đã khóc thét suốt
nhiều đêm do sợ hãi tiếng động đạn bom. Cán bộ Việt cộng lúc đó đã làm công tác
tư tưởng yêu cầu bà mẹ phải chôn sống đứa con mười mấy tháng tuổi của mình, ngõ
hầu không vì tiếng khóc của con trẻ mà bị địch phát hiện. Người phụ nữ đã đắn
đo dằn vặt trước những lời đề nghị ngọt lịm của các chính uỷ, bà đã nỗ lực hết
sức với những lời ru nhưng đứa trẻ vẫn trong cơn sốt hoảng sợ tiếp tục khóc.
Thế là bà đành đoạn nói lời chia tay “thôi thì số phần của con vậy”, trước khi
mang con đi chôn sống.
Người đàn bà theo lời kể trong
đêm khuya hôm ấy đã lẳng lặng một mình mang cháu bé ra mé rừng, rồi moi cái hố
nhỏ bỏ thằng bé xuống, vùi lấp lại. Đứa bé đã không còn khóc nữa, nó đã hoàn
tất “sứ mệnh” của kiếp người: làm nên sự yên lòng cho các chính ủy Việt cộng.
Người mẹ đờ đẫn, bơ phờ ra về
đến nơi trú ẩn như xác không hồn, bà đã làm một việc mà không nghĩ mình đã làm.
Bà chỉ còn nghe lập lại, “đây là mệnh lệnh của đảng”. Và tiếng khóc đứa trẻ
thật sự không còn nữa. Mọi sự an toàn cho những người đang trốn chạy, theo như
lời các ông đảng viên cộng sản.
Người mẹ sau đó dần dần trở
nên bất bình thường, kể từ đêm hôm ấy. Một hồ sơ bệnh án tâm lý thần kinh hình
thành dù vô hình đối với một con người sẽ còn nhiều nước mắt chảy dài cho đến
hết cả đời người, trong nỗi nhớ con cùng sự cấu xé về việc làm của mình. Bà đã
hy sinh đứa con vì những lời mỵ dân cùng sự dốt nát kiến thức khoa học sơ đẳng
trong việc chữa trị trẻ con khóc đêm. Chỉ cần cho bé một liều thuốc an thần nhẹ
là trẻ sẽ ngủ say, thay vì hy sinh mạng sống của một con người. Người phụ nữ ấy
chôn sống con, theo lời khuyến dụ của những kẻ làm chiến tranh. Thế nhưng khi
cộng sản Hà Nội chiếm được miền Nam,
họ đã quên hẳn người đàn bà bất hạnh đó.
Người mẹ giết con thật sự đã
bị quên bẵng sau hơn ba mươi năm. Mới đây có một người cao niên nào đó trong số
những du kích năm xưa nhớ lại, khi nhìn thấy thân phận quá đau thương mất mát
cùng khổ của người đàn bà năm xưa. Hằng ngày trong bộ quần áo rách nát, bữa no
bữa đói, bà phất phơ, lẩn thẩn đi tìm con. Bà luôn quanh quẩn nơi vùng đất ngày
xưa chính mình đã chôn sống người con thân yêu, nay đã gần bốn chục năm, nghĩa
là Nó đã gần bốn chục tuổi đời. Hình ảnh đứa con và việc làm rồ dại năm xưa
luôn luôn trong tưởng tượng và ám ảnh của người mẹ.
Người mẹ này, vào thời điểm đó
đã ngoài bảy mươi, sinh sống tại Tỉnh Quảng Nam,
miền Trung Việt Nam.
Bà tên là Lê Thị Nghê (còn gọi Năm Nghê), ngụ thôn Linh Kiều, xã Hiệp Hòa,
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
***