TS Lê Trung Tĩnh
Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là bước tiến quan trọng
“Việt Nam cộng hòa và trước đó là Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính trị mà Hiệp định Genève 1954 có nhiều nước trong đó Trung Quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký, công nhận".
Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài
Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho
rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo của Việt Nam.
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền |
Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ
chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng
việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ông Nhã còn cho rằng: “Việt Nam cộng hòa và trước đó là
Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính trị mà Hiệp định Genève 1954 có
nhiều nước trong đó Trung Quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký, công
nhận chính quyền hợp pháp quản lý lãnh thổ kể cả biển phía Nam vĩ tuyến
17 của Việt Nam khi chưa thống nhất đất nước Việt Nam.
Về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử rất hiển nhiên không thể chối
cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không
công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống
nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát
triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành
thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa,
ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các
thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng.
Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân
tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam
chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về
văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay
đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50
năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam
trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước
nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát
triển và ngược lại rất khó phát triển”.
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp |
Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.
Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành
bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm
2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề
cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể
chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện
trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ
sách Lịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt
Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng
chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn,
quân đội Sài Gòn".
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của
TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay
hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý
bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi
đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn
1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa,
Trường Sa trước Trung Quốc.
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so
với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia
cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên
cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một
thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of
States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và
Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự
phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp
cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn
bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa
và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng
quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện
có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng
trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo
Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày
25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng
định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần
đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là
chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam
cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên
Hiệp Quốc can thiệp".
"Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta
đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa,
đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do
quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang
quản lý chúng ta tiếp quản".
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa
với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ
lãnh thổ của Việt Nam.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường
Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một
dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để
giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)