Viện Hàn lâm Giáo Hoàng về Khoa học
Hội thảo về
Sinh học tế
bào và Di truyền học tại Vatican vào
tháng Mười
2017
WHĐ (12.08.2017) – Trong
hai ngày 23 và 24 tháng Mười 2017, tại trụ sở Viện Hàn lâm giáo
hoàng về Khoa học là “Casina Pio IV” trong vườn Vatican, sẽ diễn ra cuộc Hội thảo về Sinh học tế bào
và Di truyền học do Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học (Pontificia Academia Scientiarum - PAS) và Viện hàn lâm khoa học châu Mỹ Latinh (Academia de Ciencias de América Latina - ACAL)
hợp tác tổ chức.
Hội
thảo quy tụ các
nhà khoa học của hai Viện hàn lâm để
trao đổi về “những khám phá gần đây trong lĩnh vực sinh học tế bào”.
Hội thảo cũng bàn về việc làm
sao “đáp lại những thách đố
của nghiên cứu
khoa học ở châu Mỹ Latinh”, theo bản tuyên bố bằng tiếng Anh do giáo sư Edward De Robertis ký tên.
Ông lưu ý rằng “Châu
Mỹ Latinh là
một lục địa rộng lớn có nhiều kinh nghiệm cải tiến đáng kể trong những thập kỷ
gần đây”, khoa học là một “sức mạnh để
phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội” và “những tiến bộ khoa
học trong nhiều lĩnh vực có một ảnh hưởng lớn trên thế
giới”.
Đặc
biệt, ông đề cập đến lĩnh vực sinh học tế bào
là chủ đề của Hội thảo sẽ quy tụ các chuyên gia
về di truyền, sinh học tế bào, sinh học thần kinh, và trong các ứng dụng y sinh học.
Đối
với giáo sư De
Robertis, khoa học có những hệ quả quan trọng cho
giáo dục, sản
xuất lương thực, y sinh học, và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Ông kể ra trong những người đóng góp nhiều nhất của nền khoa học châu
Mỹ Latinh có hai nhà khoa học đoạt giải Nobel là Bernardo Houssay và Luis Leloir - là hai thành viên của PAS và các nhà khoa học trẻ trong ngành sinh học tế bào vừa trở thành thành viên của ACAL.
Hội
thào sẽ kết thúc với một cuộc thảo luận chung nhằm
thúc đẩy hợp
tác quốc tế trong tiểu lục địa rộng lớn
này.
Đây sẽ là dịp soạn thảo một tuyên bố cuối cùng với
“các khuyến nghị cho
tương lai của khoa học tại khu vực quan trọng này”.
ACAL được thành
lập tại một cuộc
gặp gỡ vào năm 1982 do Viện trưởng PAS lúc ấy là Carlos Chagas khởi
xướng: cuộc hội thảo mới này giữa PAS và ACAL cũng sẽ
điểm lại tình hình tiến triển trong
35 năm qua khi đứng trước tương lai và sự phát triển của
ngành y sinh học.
Tuyên bố kết luận: Điều này sẽ
giúp thiết lập những chiếc “cầu nối” cho khoa học ở châu Mỹ
Latinh.
(Zenit)
Minh Đức
***
Công nghệ gene và sự hủy diệt!
Nguyễn Quang
Vũ
khí sinh học ‘Chiến tranh có thể mang đến cho con người những phương
tiện hiện đại nhất nhưng cũng lấy đi tất cả những gì gọi là văn
minh’(1). Các nhà khoa học Nga đã thành công trong nghiên cứu tách ADN
của một loại siêu vi trùng rồi kết hợp với ADN của siêu vi trùng khác để
tạo nên chất cực độc có tên là "Nhiệt độc tố". Chỉ cần dùng đầu kim rảy
một lượng rất nhỏ độc tố này thì cũng đủ để giết chết nửa triệu người,
với một lượng khoảng 20g thì cũng đủ giết chết 6 tỉ người trên thế giới
trong giây lát. Loại “vũ khí này” hiện vẫn chưa có thuốc giải.(2)
Việc thành công trong việc nhân bản vô tính qua sự ra đời của chú cừu Dony và lập ra được biểu đồ giải mã gene đã
hình thành những quan niệm đạo đức xây trên nền tảng sinh học mới và ở
đây cả về hai khía cạnh phục vụ hòa bình và hậu quả thảm khốc nếu áp
dụng trong chiến tranh. Vậy có thể nói đây là “thành tựu khoa học vĩ đại
nhất trong lịch sử loài người”, “cái mốc về khoa học nghiên cứu sinh
mệnh con người” “nguồn tư liệu sinh động nhất trong lịch sử nhân loại từ
trước đến nay”.
Thật vậy, thành công của những phát kiến mới trong lĩnh vực gene di truyền được sánh ngang với việc chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên và việc con người đổ bộ lên mặt trăng.
Các chuyên gia quân sự nhận định rằng,
trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh
còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là “chiến tranh gene”.
Nhưng về bản chất vũ khí gene là
loại vũ khí sinh học thế hệ mới - vũ khí sinh học thế hệ thứ 3, nó có
tính sát thương lớn với những tính năng đặc biệt giết người hàng loạt
như trải qua một cơn đại dịch với giá thành sản xuất rất rẻ.
Với vũ khí sinh học gene di truyền biến
thành các siêu vi trùng sẽ “không có thuốc chữa”. Thông qua tổ hợp gene
chính, người ta đã thay đổi một số gene di truyền của vi sinh vật gây
bệnh để tạo ra chất chiến đấu sinh học nguy hại rất lớn. Do phải thay
đổi “mật mã gene” của siêu vi trùng, vi khuẩn trong quá trình biến đổi
gene, nên chỉ có người chế tạo mới nắm bắt được những bí quyết của quá
trình đó.
Do đó chỉ có người pha chế mới biết rõ
công thức và sẽ rất khó phá giải, cũng như phòng vệ và trị liệu. Vì thế,
nó trở thành vũ khí “vô phương cứu chữa” nên sẽ gây tâm lý hoang mang,
sợ hãi cực độ cho đối phương: sẽ không thấy những đoàn convoy trang bị
hạng nặng ầm ầm rung chuyển cả đất trời, sẽ không có cảnh nhà tan, cửa
nát, khói lửa mịt mù nhưng hậu quả đó là hình ảnh của ngày tận thế được
diễn tả trong sách Khải Huyền. Dịch bệnh bùng phát khắp nơi nhanh chóng
qua sự khuếch tán nhanh của vi trùng ‘những sát thương không đổ máu’. Từ
vi sinh vật không gây bệnh, để tạo ra những vi khuẩn gây bệnh loại mới
có tính kháng thuốc cao. Ngoài ra, có thể lợi dụng sự khác biệt về đặc
trưng cấu trúc sinh lí của các chủng tộc người để tạo ra những vi khuẩn
chỉ gây bệnh cho một nhóm người có đặc điểm di truyền riêng biệt, nhằm
làm tiêu tan các chủng tộc là đối tượng tiêu diệt!
Những phát hiện gần đây, các nhà khoa học
Israel đã gây và nuôi dưỡng những gene di truyền đặc biệt của siêu vi
trùng, vi khuẩn của các chủng tộc người khác nhau nhằm mục đích nghiên
cứu chế tạo ra vũ khí gene chỉ tác hại đối với người Ả Rập, không nguy
hại đối với người Do Thái. Tuần báo Defence của Anh còn tiết lộ rằng,
các nhà khoa học Israel đã dựa trên một số thành quả nghiên cứu của Nam
Phi để tạo ra "vũ khí nhiễm sắc thể" có tác hại tới bộ gene cấu thành
của người Ả Rập đặc biệt là của người Iraq. Phía Israel thì một mực bác
bỏ nguồn tin này và tuyên bố rằng những nghiên cứu sinh học của họ chỉ
mang tính phòng vệ đơn thuần.
Hơn ai hết, Hoa Kỳ đã lưu ý đến mối đe
doạ của vũ khí sinh học đối với an toàn quốc gia và đã có sự dự trữ vắc
xin phòng chiến tranh sinh hoá và vắc xin chống độc tố sinh học để kịp
thời ứng phó với vũ khí sinh học có thể tạo ra, đặc biệt là vũ khí gene.
Dưới thời của Tổng thống G. Bush, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tăng
thêm chi phí cho việc nghiên cứu để sản xuất ra loại vũ khí mới trong đó
có vũ khí gene. Trước năm 2003, tất cả số quân hiện đang tại ngũ và số
quân dự bị đều phải tiêm vắc xin phòng sinh học.
Tại Nga hiện nay có những phòng thí
nghiệm chuyên nghiên cứu về vũ khí sinh học có liên quan đến gene. Họ
nghiên cứu gene của độc tố có trong nọc rắn, kết hợp với gene của vi
khuẩn gây bệnh cúm để tạo ra một siêu vi trùng cúm mới mang trong nó cả
độc tố của loài rắn. Sau khi siêu vi trùng này được phát tán, người
nhiễm bệnh vừa có triệu chứng của bệnh cúm lại vừa có triệu chứng giống
như bị rắn độc cắn, khiến người bệnh tê liệt và dẫn đến tử vong.
Hầu như các nước lớn nhỏ đều muốn chạy
đua trong công nghệ hiệu quả giết người qui mô nhưng vốn đầu tư ít tốn
kém này, khuynh hướng chung của thế giới qua những thông tin được truyền
đạt con người vẫn thích chạy theo sự ác hơn là hành thiện ‘Giết người
đi thì ta ở với ai?’(3). Hảo tề!
- Trước sự hỗn mang của một thế giới dị
dạng thay vì cho trật tự thế giới mới, các nước lớn làm điều xằng bậy
hơn ai hết như Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine và Trung quốc xâm
lược các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam…thực phẩm của Tàu
nhiễm hóa chất độc hại thâm nhập vào đất nước chúng ta, kể cả đồ chơi
trẻ em nhiễm chì của họ, xin tổng hợp ít dòng như lời cảnh báo về cuộc
chiến ngoại xâm vô cùng thâm độc với giòng giống Lạc Hồng này vậy!
Nguyễn Quang
Chú thích:
1. Trích từ tác phẩm Tâm Lý Thần Kinh Chiến Tranh VN của Nguyễn Quang
2.Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995)
3.Lời bài hát Kẻ Thù Ta của Nhạc sĩ Phạm Duy
2.Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995)
3.Lời bài hát Kẻ Thù Ta của Nhạc sĩ Phạm Duy