Những vấn đề kinh tế xã hội của người Việt

Nguyễn Quang
 
Những vấn đề kinh tế xã hội của người Việt
trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.


Ngày nay hơn bao giờ hết con người chế ngự thiên nhiên, sự liên đới giữa các công dân trên toàn hành tinh cũng như giữa các quốc gia ngày càng gần gũi hơn. Song không thiếu những lý do gây quan ngại như chủ nghĩa duy kinh tế, sự nghèo đói, chênh lệch giàu nghèo trở nên trầm trọng, những kẻ lạm dụng chức quyền tham ô tước đoạt tài sản của người dân. Đa số đảng viên cộng sản sống trên và ngoài vòng pháp luật: lấy của công biến thành của tư, tha hồ chiếm dụng đất đai ruộng vườn của người dân thấp cổ bé miệng. Chúng biến thành bè lũ tư bản đỏ đáng sợ trong khi đa số nông dân phải chạy ra thành phố sống làm việc, thậm chí có khi đến bất xứng với phẩm giá con người hay con cái họ muốn chạy thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ phải “cởi trắng thân” ra cho bọn Đài Loan, Hàn quốc… sờ nén xem xét mà tuyển lựa về làm người vợ hầu cho chúng.


Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên trầm trọng và có thể đe dọa cả nền hòa bình thế giới. Hình ảnh người lính Mỹ bị kéo lê đi trên đường phố khi tình nguyện đến cứu đói dân nước Sômali, mặc dù làm nghĩa vụ nhân đạo những vẫn dưới con mắt nhìn trong cách biệt giữa giàu nghèo. Nó khiến nhân loại phải suy nghĩ và ý thức mãnh liệt về sự chênh lệch đó, cho nên có thể nói được rằng khoa học dù có tiến đến đâu cũng không đủ để san bằng sự cách biệt nếu như con người vẫn không nhận ra “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Cái tâm ấy chính là lương tri của nhân loại, là phương cách cho chứ không phải của cho, là những nguyên tắc về công bình, nhân ái – chính nó là sự quân bình giữa cá nhân và xã hội.


Hiện tại con người qua các phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết những nhu cầu ngày càng nhiều của nhân loại, song chúng đang sa đọa quá mức khi đi tìm sự thoả mãn các nhu cầu hằng ngày, con người chìm sâu trong những phương tiện hiện đại. Tập đoàn thống trị CSVN hầu như bỏ ngõ các phim sex và bạo lực, họ không kiểm duyệt những thứ này, đó cũng là món quà đảng CSVN dành cho giới trẻ VN. Trái lại họ kiểm soát rất chặt chẽ với những “bức tường lửa”, mọi thông tin bất lợi cho sự tồn tại của họ bất kể từ đâu đến, tốt hay xấu đều là điều cấm kỵ.


Người Lạc Việt theo truyền thuyết ngay tự khởi đầu đã biết làm lúa, tự cung, tự cấp nghĩa là có sự kiểm soát của con người trong cái ăn, cái mặc. Thật vậy, chủ nghĩa trọng nông - nhất sĩ nhì nông, qua câu nói dân gian nói lên trong một thời gian dài đến khi giao tiếp với người Phương Tây và mãi đến giờ đây dưới sự cai trị của cộng sản, người nông dân mới bỏ ruộng vườn mà chạy tháo thân ra thành phố.


Quả là một hệ thống khủng bố mang tính toàn cầu dù nay nó đã sụp đổ, nhưng cái nọc của con rắn độc vẫn còn ở đâu đây trên hành tinh trong đó có Việt Nam. Và người dân Việt sẽ phải còn hứng chịu không biết bao lâu những khổ đau, nếu không cùng nhận ra như khởi thủy Tổ tiên dân tộc này đã xây dựng: phát triển kinh tế trong tự do, tự chủ của con người. Như vậy có thể nói tiền đề của tự do là quyền tư hữu như một quyền cơ bản của con người.


Tư hữu chính là động lực cho sự phát triển vì có lợi ích thiết thực, con người mới xã thân tạo ra của cải và tài sản đó được xã hội xác nhận do tôi làm ra và của chính tôi, tôi không bị tước đoạt nghĩa là không bị vong thân qua cần lao..


Và trong một nền kinh tế mang tính hỗ tương toàn cầu hóa với những phương tiện kỹ thuật tối tân được nhanh chóng chuyển từ nơi này sang nơi khác, người Việt có nhiều cơ hội chấm dứt được những chênh lệch kinh tế lớn lao giữa giàu và nghèo: hiện tại Việt Nam có người dân chỉ có cơm ăn vào ngày Tết còn suốt năm ăn khoai sắn… 

Trong khi hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản dùng cả triệu đô từ ngân sách hay vốn vay của nước ngoài để đánh bạc, hoặc như ông Thủ tướng mang chiếc đồng hồ mạ vàng đính kim cương đến tiền tỷ, cho đến khi bị một viên phó bí thư tỉnh ủy kia chơm mất mọi sự mới vỡ lẽ… dân tộc này có ông vua trong các vua đã quên mất phép nước khi nhận quà của ai đó quá mức qui định mà không khai báo. Quả là không chỉ mình ông đã quên mà cả tập đoàn các vua trên đất nước này đã quên mất mình đang hiện là ai? Đang ở đâu? Đang làm gì? Và nhất là đang nói gì? Có là nói thật với lòng mình hay làm cách mạng, chính trị phải nói láo? Tất cả đều như quên mất thời gian: một đời người ngắn ngủi lắm và tôi để lại sự nguyền rủa hay lòng thương yêu kính trọng đến những mai sau?


Một chính quyền nhân bản - lấy dân làm gốc, phải là một chính quyền xem con người như một nhân vị, chứ không phải là thứ công cụ để nắm quyền lực. Chính quyền phải giúp đỡ mọi người có nơi nương náu, nông dân có đất để canh tác, mọi người có công ăn việc làm xứng đáng với phẩm cách làm người, kể cả những người bệnh tật, tuổi già sức yếu. Tất cả đều có cơ hội sống cho ra con người trong một nhà nước mang lại sự quân bình cho cá nhân cả trên bình diện lý trí, tình cảm và những dục vọng khả giác.


Công nghệ phát triển phục vụ con người, nhưng công nhân tại Việt Nam là nạn nhân của các nhà máy với giá thù lao rẻ mạt như ở các nước nghèo và bất công lên đến phi nhân khi công đoàn thuộc tập đoàn thống trị không hề có tiếng nói bênh vực công nhân. Mỗi người qua sức cần lao của mình cần được hưởng sự nghỉ ngơi, chăm sóc y tế, có thời gian nhàn rỗi để hạnh phúc gia đình, văn hoá, xã hội và tôn giáo. Cho nên phải sớm dẹp đi thứ công đoàn bù nhìn, người nông dân, công nhân chính họ phải có quyền lập hội, được tự do, tự chủ quyết định về người đại diện qua lá phiếu, kể cả việc tham gia cổ phần để góp phần vào việc phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như mưu cầu lợi ích chung.


Đình công: những cuộc đấu tranh bất bạo động qua đình công là phương tiện cần thiết để bênh vực quyền lợi của công nhân hầu có được những cuộc đối thoại bình đẳng. Nó chính là con đường để giải quyết tốt đẹp những bất hoà giữa chủ và người làm thuê, giữa kẻ thống trị và người bị trị.


Người Việt theo truyền thống có tập tục: “lá lành đùm lá rách”, “thấy ai đói rách thì thương, rách thời cho mặc, đói thời cho ăn”. Trải qua nhiều ngàn năm xác định quyền của cá nhân có quyền tư hữu cho dù dưới các định chế xã hội có khác nhau và chính nhờ vậy mà của cải không chỉ sinh ích lợi cho cá nhân mà cả cộng đồng trong sự giữ nước và phát triển.


Xác định quyền tư hữu, quyền làm chủ của cải do chính mình làm ra, cũng là xác định quyền tự do cho mỗi người và gia đình, tạo cơ hội cho các công dân làm tròn phận sự của mình trong xã hội trong đó có con người thật sự là một chủ thể kinh tế - homo economia. 

Nguyễn Quang