Vi Anh
Không Để Chệch Hướng Đấu Tranh
Theo đó, bảo đảm “an ninh, thịnh vượng và các lợi ích của Mỹ cũng như công dân Mỹ trên toàn cầu” sẽ là những mục tiêu chính. Hoa Kỳ có lẽ sẽ không đấu tranh cho một thế giới “công bằng và dân chủ” nữa. Nếu đúng như những gì Washington Post loan báo, đấy có lẽ cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì điều này khẳng định lập trường của Donald Trump trong suốt chiến dịch vận động tranh cử.”
Lại một bài trên báo bản chất là nghị luận mà nhà báo chánh trị nhứt là chánh trị thiên tả, phóng túng chuyên chơi chữ, lập lờ đánh lận con đen biến nghị luận thành thông tin, tin tức để chơi TT Trump.
Người dân Việt trong ngoài nước không dễ dàng bị báo chí giáo dục quần chúng như thế đâu. Người dân Việt quả quyết vấn đề nhân quyền, tức tự do, dân chủ VN trên nguyên tắc, chánh yếu là vấn đề của người Việt, do người Việt, vì người Việt. Quốc tế hay Mỹ có giúp thì nhân dân VN cám ơn, bằng không thì người dân Việt phải làm. Cho đến bây giờ qua lời tuyên bố của ngoại giao Mỹ vẫn còn là trở ngại trong phát triển đối tác chiến lược giữa Washington và Hà nội. Nhưng thực tế năm năm trở lại đây có một số chuyển động từ phía Mỹ đi sâu, thẳng vào vấn đề TC xâm lấn Hoàng sa và Trường sa qua hành động TC thành lập guồng máy cai trị hành chánh và kiểm soát quân sự, nâng cấp lên thành phố Tam Sa. Bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 03/08/2012, đã chính thức ra tuyên bố chỉ trích đích danh Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” cũng như đóng quân tại nơi này, coi đó là những hành vi “đi ngược lại các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết các bất đồng và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng”.
Trước đó không bao lâu Thượng Viện Mỹ thông qua và công bố Nghị Quyết S.Res.524 khẳng định, Mỹ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, hoà bình và ổn định trong khu vực Biển Đông và tái khẳng định cam kết của Mỹ hỗ trợ các nước trong khu vực bảo đảm cường thịnh và độc lập, vì hoà bình và ổn định của khu vực.
Như vậy là cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp Mỹ đã bày tỏ thiết tha đến Biển Đông và gián tiếp binh vực Phi luật tân và Việt Nam là hai nước bị TC xâm lấn biển đảo nhiều nhứt.
Trước những chuyển động đó của Mỹ, người Mỹ gốc Việt đã từng đề cao cảnh giác, tổ chức hội thảo, đánh động ý thức, kêu gọi phải đấu tranh chống Tàu Cộng lẫn Việt Cộng. Đấu tranh hai mặt trận, chống Tàu Cộng và Việt Cộng, chớ không để cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN đi chệch hướng, chống ngoại xâm TC mà lơ là với Việt Cộng nội thù của người dân Việt.
VC là kẻ cướp đoạt những quyền bất khả tương nhượng của người dân VN; VC thông đồng để đồng chí TC chiếm biển đảo của VN, không một tiếng súng nổ. Trái lại người dân VN yêu nước biểu tình chống TC thì bị công an, du đãng của VC trấn áp không nương tay do lịnh của CS Bắc Kinh bảo CS Hà nội phải “định hướng dư luận”.
Như đã biết do nhu cầu chiến lược hạn chế và ngăn cản đà bành trướng của TC giành thế hải thượng của Mỹ trên Á châu Thái bình dương, Mỹ có ý đi sát với CS Hà nội hơn, biến Hà nội thành nút chận TC trong việc kiểm soát đường hàng hải huyết mạch qua eo biển Mã Lai. Theo thói quen thời Chiến Tranh Lạnh, Mỹ thích một “chánh quyền mạnh”, sẽ kết tương quan với CS Hà nội. Được thế của Mỹ, CS Hà nội trấn áp thành phần đấu tranh nhiều hơn trong nước và ngòai nước và làm yếu công cuộc quốc tế vận của người Mỹ gốc Việt.
Nhưng nhiều dấu chỉ cho thấy, Mỹ còn kẹt, còn rất dè dặt với CS Hà nội, không tay trong tay với CS Hà nội, không trực tiếp đồng minh với CS Hà nội, mà để Ấn, Nhựt, Phi đi trực tiếp với CS Hà nội.
CS Hà Nội cố bám quyền hành bằng mọi giá. Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng đi Bắc Kinh cầu phong. Chấp nhận giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tắc song phương, thì coi như giao 90% Biển Đông và hai quần đảo Hòang và Trường sa của VN cho TC, CS Bắc Kinh đã gồm trong bản đồ hình lưỡi bò của TC rồi. Thương lượng tay đôi giữa một cường quốc với một nhược tiểu coi như giao trứng cho ác rồi.
Trái lại Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang bôn ba ở Ấn, Phi, Nam Hàn, và Mỹ (Hawaii), Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đi Nhựt áp dụng chánh sách phóng tài hóa thu nhân tâm, cho Ấn, Nhựt, Nam Hàn bao thầu làm mỗi nước hai nhà máy điện nguyên tử, nhưng chỉ đi trực tiếp được với những nước phụ trong chiến dịch bao vây TC của Mỹ, chớ Hà nội không đi được trực tiếp với Mỹ.
Và Mỹ thay đổi một phần lập trường không những chỉ bảo vệ tự do hàng hải, tự do hải hành trên đại dương, cụ thể là đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai lên Bắc Thái Bình Dướng. Mà Mỹ có những lời tuyên bố dẫn nhập vào các cuộc tranh chấp biển đảo của TC đối với Phi luật tân và VN như các lời tuyên bố của các giới chức thẩm quyền trích dẫn ở trên.
Mỹ chưa hy sinh niềm tin giá trị nhân quyền. Mỹ chưa vì chiến lược bao vây TC, mà hy sinh, phản bội lời hứa nhân quyền cho VN. Trong tình hình đó, phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong lẫn ngoài nước tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết cho quyền lợi chân chính của dân và nước VN. Bất mãn, nản lòng, thụ động, buông xuôi, hay chạy theo để chánh trị gia thực dụng ở Washington làm thay nghĩ thế hoặc hòa giải hòa hợp với CS để họ tự tung tự tác, giải quyết vấn đề VN trên đầu trên cổ người dân VN trong ngoài nước - là giải pháp dễ, nhưng dở, và di hại lâu dài, khó sửa.
Trái lại đẩy mạnh thế đấu tranh trong nước và quốc tế vận cho phong trào đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN song song với chống TC xâm lược sẽ là một tác động hướng thiện, làm cho liên minh trở thành tốt hơn.
Thời cơ bây giờ của người Việt tốt hơn thời Chiến tranh Lạnh. Hơn ba triệu người Việt đang là cán bộ ngoại giao nhân dân, mà phân nửa đang ở Mỹ, có một bề dày kinh nghiệm đấu tranh trên 40 năm; thế thành công rất lớn. Xem gương người Mỹ gốc Do Thái trong bàn cờ chánh trị Do Thái-Mỹ và Hồi Giáo, thành công cỡ nào ắt thấy. Xem gương kiên trì chịu đựng khổ nhục, cố gắng đấu tranh của Đài loan để cho một Trung Hoa Quốc gia tồn tại trước một con khủng long CS khổng lồ là TC để hy vọng.
“Nếu đường đời bằng phẳng cả, thì anh hùng hào kiệt có hơn ai”. “Độc lập, tự do, dân chủ không bao giờ xin mà được, phải đấu tranh mới có. Không ai thương người Việt hơn người Việt. Đây là thời điểm người Việt Hải ngoại vận dụng kinh nghiệm 42 năm đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, tại Mỹ để đẩy mạnh công cuộc quốc tế vận cho sự nghiệp trường kỳ, mục tiêu tối hậu cho đồng bào, cho nước nhà VN. Thượng sách là đòi hỏi TT Trump, dân biểu nghị sĩ Mỹ phải thực hiện lời hứa giúp dân chủ thế giới, mà VN là nơi độc tài toàn diện đang đè quằn quại, độc đảng đang tước đoạt quyền sống Con Người, lâu hơn Iraq, nặng hơn Iran, và độc không thua Bắc Hàn.
CS Hà Nội -- đúng -- có thế bang giao, có ngân sách quốc gia, nhưng thiếu chánh nghĩa và thiếu lòng dân, là hai yếu tố căn bản để đấu tranh chánh trị. VC đi tới đâu bị biểu tình chống tới đó ở Mỹ. Lá phiếu của người Việt tuy không đủ để làm ra một tổng thống, một nghị sĩ Mỹ, nhưng có thể làm giọt nước tràn thắng cử cho dân biểu, nghị sĩ liên bang và tổng thống Mỹ nữa nếu cử tri Mỹ gốc Việt biết vận dụng như giọt nước tràn. Trong chánh trị bầu cử không có chuyện làm dùm, lá phiếu có ý nghĩa là lá phiếu của quyền lợi tinh thần hay vật chất cho tập thể, cộng đồng của mình.
Đấu tranh chánh trị ai dài hơi người đó thắng. Người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN tại sân nhà của mình, đâu có tốn kém như CS Hà Nội đến Washington. Không có lý do gì để nhân dân và chánh quyền chánh trực của Mỹ tin, nể CS Hà Nội hơn tin, nể công dân Mỹ gốc Việt của mình../.(VA)
- https://vietbao.com/p123a271027/khong-de-chech-huong-dau-tranh