Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam:

Vượt ra ngoài việc mua bán hoả tiễn BrahMos

Harsh V. Pant. Nguồn: DCVOnline. Ngày 23.8.2017

 Vào lúc Ấn Độ và Trung Quốc đang đối đầu nhau trong một cuộc xung đột bất ổn trên cao nguyên Doklam, tuần trước Việt Nam đã đưa ra một dấu hiệu cho hay họ đã mua lhoả tiễn tầm thấp chống tàu BrahMos của Ấn Độ, một hệ thống vũ khí được xem là ưu tiên của Hà Nội trong giai đoạn gần đây. Không đưa ra các chi tiết cụ thể, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho biết rằng “Việc mua sắm trang thiết bị quốc phòng (BrahMos) của Việt Nam phù hợp với chính sách hoà bình và tự vệ và là biện pháp bình thường để phòng vệ quốc gia.”

 |


Dàn phóng hoả tiễn tự động BrahMos trên mặt đất. Hệ thống bao gồm các ống phóng hoả tiễn cùng với hệ thống kiểm soát và truyền thông trên cùng một chiếc xe. Nguồn: Trang web DRDO của Ấn Độ.

Trả lời của bộ Ngoại giao Án độ nói những báo cáo đó là “không chính xác”. Nhưng không có nghi ngờ gì nữa về việc Hà Nội ngày càng trở thành trung tâm của chính sách ‘Hành động về phía Đông’ của Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi viếng thăm Việt Nam năm ngoái trên đường đến Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, tuyên bố khá rõ ràng. Chuyến thăm của Modi đã nói rõ rằng New Delhi đã không còn do dự mở rộng sự hiện diện của mình ở ngoại vi của Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ tới Việt Nam trong 15 năm qua, bề ngoài là để kỷ niệm 10 năm hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Ấn Độ dưới sự điều hành của Chính phủ Modi đã không giấu diếm mong muốn đóng một vai trò quyết đoán hơn trong khu vực Ấn Độ Dương. Ông Modi đã lập luận rằng Ấn Độ có thể là điểm neo cho hòa bình, thịnh vượng và ổn định từ châu Á đến châu Phi và từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Do đó, việc đến với Việt Nam với nhiều hoài bão hơn không là điều phải ngạc nhiên. Chính phủ Modi cũng đã nói rằng họ vẫn sẵn sàng bán hoả tiễn BrahMos siêu âm, do liên doanh Ấn-Nga sản xuất cho Việt Nam sau khi đã lưỡng lự trước yêu cầu của Hà Nội mua vũ khí này này từ năm 2011. Mặc dù quan hệ Ấn Độ với Việt Nam đã phát triển mạnh trong vài năm gần đây, việc bán hỏ tiễn Bramos này được xem là một bước đi quá xa có thể gây thù địch với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ Modi năm ngoái đã chỉ thị cho cty BrahMos Aerospace sản xuất hoả tiễn đẩy nhanh việc bán vũ khí này cho Việt Nam cùng với bốn nước khác gồm Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil. Ấn Độ đã cung cấp một khoản tín dụng ưu đãi trị giá 100 triệu USD cho việc mua sắm trang thiết bị phòng vệ và lần đầu tiên trong số đó đã bán bốn tàu tuần tra ngoài khơi cho Việt Nam, có thể sẽ được sử dụng để tăng cường phòng thủ của quốc gia trong vùng giàu năng lượng ở Biển Đông. Sự tiếp cận của Ấn Độ với Việt Nam đến vào lúc Mỹ cũng đã bãi bỏ lệnh cấm bán các thiết bị quân sự chết người vào Việt Nam. Sự quan tâm không thay đổi của New Delhi ở Việt Nam vẫn còn ở trong lĩnh vực phòng thủ. Ấn Độ muốn xây dựng mối quan hệ với các quốc gia như Việt Nam, có thể đóng vai trò là điểm áp lực đối với Trung Quốc. Với ý nghĩ này, New Delhi đã giúp đỡ cho Hà Nội nâng cao năng lực hải quân và hàng không.
Cả hai nước cũng có lợi ích trong việc đảm bảo an ninh trên biển, cũng như những mối quan tâm chung về lối vào Ấn Độ Dương và Biển Đông của Trung Quốc. Do đó, Ấn Độ đang giúp Việt Nam xây dựng năng lực để sửa chữa và duy trì các cô sở phòng thủ. Đồng thời, lực lượng vũ trang của hai nước đã bắt đầu hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và dạy tiếng Anh cho lquân đội Việt Nam. Hai nước có khả năng cùng có một người bạn chung ở Hoa Kỳ. New Delhi có mối quan hệ đang phát triển với Washington với hai thỏa thuận hỗ trợ hậu cần trong tuần này cừa được ký kết, trong khi Việt Nam đang ve vãn Hoa Kỳ vì vùng biển phía Nam Trung Hoa đang trở thành một điểm nóng ngày càng căng thẳng. Ba nước này đã gần nhau hơn khi nghĩ về cách quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ấn Độ đã bước vào khu vực đầy nguy hiểm ở Biển Đông qua ngả Việt Nam là một bài học. Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Việt Nam vào tháng 10 năm 2011 để mở rộng và xúc tiến thăm dò dầu ở Biển Đông và sau đó khẳng định lại quyết định của mình để tiến hành bất chấp thách thức của Trung Quốc đối với tính hợp pháp của sự hiện diện của Ấn Độ. Bắc Kinh nói với New Delhi rằng Ấn Độ cần sự cho phép của họ để công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ đi tim năng lượng trong hai khối Việt Nam ở những vùng biển đó. Tuy nhiên, Việt Nam đã nhanh chóng trích dẫn Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển để tuyên bố chủ quyền của mình đối với hai khu vực mà Trung Quốc đề cập đến. Hà Nội đã và đang công khai tranh cãi với Bắc Kinh về Biển Đông trong vài năm gần đây, vì thế một phản ứng như vậy không có gì là lạ.
Tuy nhiên, điều mới mẻ là sự gây hấn mới thấy của New Delhi trong việc đôi đầu với Trung Quốc. Ngay lập tức Ấn Độ quyết định ủng hộ những tuyên bố chủ quyền của Hà Nội. Bằng việc chấp nhận lời mời thăm dò dầu khí của Việt Nam trong các lô 127 và 128, công ty dầu lửa quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Độ (OVL), không chỉ biểu lộ mong muốn của New Delhi để tăng cường tình hữu nghị với Việt Nam, mà còn bỏ qua cảnh cáo của Trung Quốc phải tránh xa khu khai thác. Việc giám nói giám làm đã giúp Ấn Độ củng cố mối quan hệ với Việt Nam.
Hà Nội đang dần dần trở thành cái đinh chốt của bước đi về hướng đông này của New Delhi. Hà Nội đã đụng độ trong một cuộc chiến tranh ngắn với Bắc Kinh vào năm 1979 và đã trở nên thận trọng với trọng lượng kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao với một số người của New Delhi, Việt Nam đã được xem như là một đối trọng như Pakistan đối với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc muốn mở rộng sự hiện diện của mình tại khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, theo quan điểm của New Delhi, Ấn Độ cũng có thể làm được điều tương tự ở Đông Á. Và nếu Trung Quốc có thể có một quan hệ đối tác chiến lược với Pakistan xem thường quan tâm của Ấn Độ, Ấn Độ có thể phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các quốc gia như Việt Nam ở ngoại vi của Trung Quốc mà không để cho Trung Quốc phủ quyết về các mối quan hệ như vậy.
Với việc mở rộng quan hệ với Hà Nội, Delhi dường như đã sẵn sàng để thách thức Bắc Kinh trong sann sâu của họ. Và ít nhất, trong lúc này, lập trường này đang được các quốc gia như Việt Nam hoan nghênh vì sự lo ngại trước sự lấn áp ngày càng tăng của Trung Quốc. Một Ấn Độ tham gia nhiều hơn cũng sẽ dẫn đến sự cân bằng ổn định quyền lực hơn trong khu vực. Trong khi Ấn Độ có thể muốn hạ thấp việc bán hoả tiễn BrahMos vào thời điểm này trong cam kết với Việt Nam, nhưng một quyết định cuối cùng về vấn đề này sẽ sớm phải được đưa ra. Cuộc khủng hoảng Doklam không thể là biến số quyết định. Quyết định của Ấn Độ sẽ phải dựa trên các ưu tiên lâu dài của quốc gia về an ninh và về quan hệ với nước ngoài.
© 2017 DCVOnline