Thái Công Tụng
Sông Ngòi Miền Trung
Following introduction in section 1, section 2 lists and describes rivers in Central Viet Nam from Thanh Hoá to Bình Thuận provinces. Some rivers have large watersheds since they take sources from Laos; some others have quite small watersheds with mountains nearby. Some rivers witnessed the partition of the country like Sông Gianh and Sông Bến Hải: Sông Gianh in Quảng Bình province was the border between northern and southern regions following the Trịnh-Nguyễn wars of the 17th centurỵ
Section 3 discussed role of forested watersheds in river development. Deforestation, severe overgrazing and drought has led to floods, widespread soil erosion and reduced water retention in aquifers. There is an urgent need to reforest uphills watersheds to recharge aquifers, helping life quality and water flows for crop irrigation in the plains.
Section 4 discusses the use of rivers in Central Vietnam. They serve as source of irrigation, of transport of commodities through boats from the foothills to the sea. Reservoirs uphills help water storage for irrigation and hydroelectricity stations. Rivers and streams provide important ecological functions and services.
Section 5 discusses main issues of rivers in Central VietNam: flood, drought, salinity intrusion, degraded coastline, sand excavation…
In conclusions in sector 6, the author stresses the importance of balancing between users of water and natural resources in the context of rapid urbanization and the need of off-the-land activities to relieve land pressure and birth regulation to regulate population explosion.
1. Tổng quan
Miền Trung gồm những đồng bằng từ Thanh Hoá vào đến Bình Thuận, có nhiều dòng sông chảy qua. Các dòng sông miền Trung cũng rất đa dạng:
- khi ngắn vì phát xuất từ sườn Đông dãy Trường Sơn không xa bờ biển (các sông ở Huế, Phan Rang, Nha Trang…)
- khi dài vì phát nguyên từ đất Ai Lao chảy ra Biển Đông như Sông Mã, Sông Chu ở Thanh Hoá
- lại có vài con sông như sông Sê Păng Hiêng, Sê Pôn…ở Quảng Trị bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Ai Lao.
Cũng cùng một dòng sông nhưng có thể có nhiều tên khác nhau, tùy theo khúc sông.
Ví dụ:
- Sông Ba chảy qua An Khê, Cheo Reo xuống Tuy Hòa. Đoạn sông từ đập Đồng Cam xuống biển có tên là sông Đà Rằng
- Sông Cả ở Nghệ An thì đoạn hạ lưu gọi là sông Lam
- Sông Thu Bồn ở Quảng Nam có tên như vậy ở đoạn từ mỏ than Nông Sơn chảy về biển, còn đoạn thượng lưu có tên là sông Vu Gia
Ngược lại, cả ba sông chảy qua Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết đều cùng tên là Sông Cái!
Nhiều dòng sông có tính cách lịch sử như sông Gianh, sông Bến Hải vì chứng kiến sự phân chia đất nước. Sông ngòi có khi hiền hoà trôi, đem phù sa về đồng bằng, tạo nên xóm làng trù phú yên vui nhưng có lúc giận dữ với nước lụt trôi về với dòng chảy mạnh cuốn trôi ra biển người và tài sản.Nhiều dòng sông có lưu vực hẹp và giãy núi gần biển như tại Bình Trị Thiên nên vào mùa mưa lũ, lưu lượng các dòng sông này rất lớn và gây ra nạn lụt.
Trong những năm gần đây, vùng duyên hải miền Trung vốn đã nghèo như trong ca từ
Quê em nghèo lắm ai ơi
Mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu ăn
Mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu ăn
lại chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất rõ rệt, biểu hiện qua tần suất xuất hiện của thiên tai ngày càng tăng. Bài hát Về Miền Trung của nhạc sĩ Phạm Duy:
Về miền Trung! Miền thùy dương bóng dừa ngàn thông
Thuyền ngược suôi suốt một dòng sông dài
Ôi quê hương xứ dân gầy
Ôi bông lúa, con sông xưa, thành phố cũ
Thuyền ngược suôi suốt một dòng sông dài
Ôi quê hương xứ dân gầy
Ôi bông lúa, con sông xưa, thành phố cũ
ghi nhận vài sắc thái miền Trung với rừng dừa như ở Bồng Sơn, Tam Quan (Bình Định), rừng thông, những con thuyền với giọng hò, tiếng hát trên những dòng sông. Nhiều dòng sông có lưu vực hẹp và giãy núi gần biển như tại Bình Trị Thiên nên vào mùa mưa lũ, lưu lượng các dòng sông này rất lớn và gây ra nạn lụt.Mà mùa mưa lũ ở Bình Trị Thiên thì rất trễ, không như trong Nam hay ngoài Bắc mưa đầu hè như trong bài hát: Em đứng lên gọi mưa vào hạ hoặc như trong thơ Nguyên Sa:
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Binh Trị Thiên những tháng 5, tháng 6 lại là những tháng nóng khô nhất trong năm