Diễn văn nhậm chức của Donald Trump đi ngược truyền thống


Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức.
Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức.

Diễn văn nhậm chức của Donald Trump đi ngược truyền thống

Lâm Quốc Huy
Đúng 12g trưa ngày 20 -1-2017, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn cómàu sắc cá nhân rất mạnh với những điểm chính như sau:
1. Công khai công kích chính sách đối nội đối ngoại trước đây của Mỹ dù ngay trước mặt các vị tổng thống tiền nhiệm và giới chức Quốc hội, mô tả nước Mỹ như là một địa ngục của tội phạm, một đất nước hoàn toàn thất bại trong mọi lãnh vực.  
2. Đã nghiêm khắc phê phán tình trạng đất nước, kèm theo những hứa hẹn theo lối mị dân: “Một nhóm nhỏ ở Washington đã chiếm đoạt thành quả lợi ích, nhưng điều đó đang thay đổi tại đây, ngay vào lúc này, bởi lẽ thời điểm của các bạn (nhân dân Mỹ) đã đến rồi, thời điểm ấy thuộc về các bạn.”
3. Về đối ngoại, ông Trump nhấn mạnh chính sách “co cụm” của Mỹ dưới triều đại Trump: “America first” - đặt quyền lợi của Mỹ lên trước và trên hết.  Nhưng vẫn “Triệt để chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cấp tiến, loại trừ toàn bộ chúng ra khỏi trái đất”. Người nghe tự hỏi: nếu không có những tương quan với các quốc gia khác, làm sao Hoa Kỳ có thể một mình triệt tiêu ISIS?
Trong bài diễn văn dài 16 phút, đọc từng chữ qua teleprompter chứ không theo lối nói tự nhiên như thời tranh cử, ông Trump đã lập lại những điều đen tối đáng sợ như đã từng nói với các cử tri. Bài diễn văn của ông cũng thiếu hẳn lối viết thuyết phục, chải chuốt và ý nghĩa đoàn kết mà các vị tổng thống tiền nhiệm đều có. Trái lại ông đã vẽ ra một đất nước hoàn toàn lụn bại, một xã hội cực kỳ ruỗng nát, khủng hoảng mọi phương diện.
Ông phát biểu: “ ... các hãng sản xuất trống vắng nằm rải rác như mồ ma trên khắp vùng đất nước,  nội thành đang chìm trong bạo lực và nghèo đói... Lò tàn sát ở Mỹ này phải ngừng ngay tại đây và bây giờ ...”

Tân tổng thống Hoa Kỳ cũng cho thấy chủ trương “rút lui” của Hoa Kỳ trong những ngày tháng tới, giảm những can thiệp toàn cầu, và “Không thể để cho một thế giới thù hằn với Hoa Kỳ tiếp tục lợi dụng Mỹ,” ông Trump nói, ngược hẳn lại với các vị tổng thống trước luôn hứa duy trì vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới để đẩy mạnh hòa bình, bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy dân chủ và mở mang thị trường.
“Kể từ hôm nay trở đi, một viễn kiến mới sẽ cai quản đất nước chúng ta. Từ hôm nay trở đi, chỉ có Hoa Kỳ trên hết,” ông Trump tuyên bố.
Toàn bài diễn văn chứa đầy các thông điệp mị dân hướng tới những thành phần đã bỏ phiếu cho ông. Tân Tổng thống Trump tuyên bố:
“Hôm nay không chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống tiền nhiệm sang Tổng thống kế nhiệm, từ một chính đảng này sang một chính đảng khác,” mà là “sự chuyển giao quyền lực từ Washington vào tay nhân dân Mỹ.”
“Mọi quyết định về mậu dịch, thuế, di dân, đối ngoại sẽ dựa vào quyền lợi của người lao động Mỹ và gia đình. Chúng ta phải bảo vệ biên giới từ những tàn phá của các quốc gia khác chế tạo các sản phẩm của chúng ta, ăn cắp các công ty của chúng ta, và hủy hoại công ăn việc làm của chúng ta.”
Có nhận xét cho rằng bài diễn văn nhậm chức của ông Trump pha trộn giữa nghệ thuật bán hàng và sự coi thường trật tự chính trị. Ông đã chạy đua vào Tòa Bạch ốc như một kẻ ngoại đạo, chỉ trích tội lỗi của cả đảng Dân chủ và Cộng hoà dù bản thân mình là ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà (1).
Ông bôi đen đất nước Hoa Kỳ, vẽ lên hình ảnh một quốc gia tràn ngập tội phạm, nhập cư phi pháp, bạo lực, thành phần nhập cư khủng bố đạo Hồi đầy rẫy, đất nước nghiện ngập, ma túy, thất nghiệp, bất công ... để tự cho mình là người duy nhất có thể cứu vãn tình thế như câu nói bất hủ với cử tri trước đây: “I alone can fix it.”  (Tôi - một mình – có thể sửa chữa (lại hoàn cảnh của đất nước)
Bức tranh ảm đạm mà ông Trump vẽ ra hoàn toàn đối nghịch lại với thực tế đang trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phục hồi, GDP tăng trưởng, nạn thất nghiệp thấp, tình trạng tội phạm giảm, nước Mỹ đang tương đối an toàn và ổn định.
Tiếp tục kiên định với đường lối mị dân, ông Trump chỉ trích mạnh mẽ các chính trị gia, cho rằng họ giàu có và thịnh vượng trên mồ hôi, công sức của người lao động Mỹ. Một điểm nghịch lý là ông luôn đả kích các chính trị gia, nhưng lại dựa vào đảng Cộng Hòa và các chính khách để tranh cử và điều hành đất nước. Ông chỉ trích đối thủ Hillary Clinton và định chế chính trị là guồng máy tham nhũng, nhưng chính ông thì lại mang tiếng quỵt tiền của những người làm việc cho ông bằng cách khai vỡ nợ, lừa tiền dành dụm của những người già và vợ tử sĩ trong những khóa học  giả tạo của Trump University-  nạn nhân bị lừa tới $35,000 mỗi người, mà mới đây ông Trump đã phải bồi thường 25 triệu; ông Trump đã làm giàu dựa vào kẽ hở của luật pháp một cách thoải mái, nhưng đã ra tranh cử bằng cách nặng lời chỉ trích các chính trị gia, và bây giờ thì chính ông lại trở thành một chính trị gia nhiều quyền lực nhất dù không có kinh nghiệm điều hành đất nước; ông đang mời những người giàu có nhất, các thương gia nặng ký của thị trường chứng khoán (với tổng số gia tài lên tới 14 tỷ Mỹ kim) - những người sẽ giàu hơn khi nắm chính quyền và ban hành những đạo luật có lợi cho các công ty của họ.
Ông Trump giành chiến thắng nhờ phiếu đại cử tri nhưng bị thua gần 3 triệu phiếu phổ thông, điều khó cho ông trong nỗ lực đoàn kết và thống nhất nước Mỹ, nhất là với những phát biểu vẫn chỉ nhằm làm vừa lòng những người đã bỏ phiếu cho ông.
Vài giờ sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức, Tòa Bạch Ốc đã phát đi thông cáo tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Hiệp định Mậu dịch tự do khu vực Bắc Mỹ (NAFTA). Ông Trump cũng đã ký sắc lệnh để bắt đầu hủy bỏ đạo luật sức khỏe do TT Obama ban hành. Hiện đảng Cộng Hòa cùng tân TT Trump đang đặt việc bãi bỏ ACA (Obamacare) là ưu tiên, nhưng lại chưa có chương trình cụ thể nào để thay thế. Trong khi đó, Sở Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office) đã cảnh báo là nếu bỏ ACA mà không có chương trình tốt hơn để thay thế, sẽ khiến 18 triệu người dân mất bảo hiểm sức khỏe, và tiền bảo hiểm sẽ gia tăng 20-25%. Số lượng người không có bảo hiểm sẽ gia tăng thêm nếu khoản medicaid bị hủy bỏ. Người nghèo sẽ là những nạn nhân đầu tiên và hiện họ đang rất lo sợ, đặc biệt là những người bị bệnh nặng như cancer. Điều bất hạnh là đa số các nạn nhân này là những người đã bỏ phiếu cho ông Trump .

Tân TT Trump và đệ nhất phu nhân Melanie cũng đã tới tham dự ba buổi liên hoan dạ vũ vào buổi tối 20-1-2017. Tại những buổi này, ông Trump đã có những phần diễn văn ngắn với cử tọa. Những chia sẻ của ông vẫn giống như lúc còn đang tranh cử, gọi những người không ủng hộ ông hoặc chỉ trích ông là “kẻ thù”. Ông cũng hết lời cám ơn những người đã ủng hộ ông để giành chiến thắng, và hứa sẽ tiếp tục tweet để đi thẳng tới người dân mà không cần qua giới truyền thông chính thống - những người mà ông đã thẳng thừng lên án là “những con người kém thành thật nhất địa cầu” - chỉ vì họ đã vạch ra những phát biểu gian dối của ông.

Tóm lại, bài diễn văn nhậm chức của ông Trump không chỉ khác hẳn với những vị tổng thống tiền nhiệm, mà còn đi ngược với truyền thống mang tính xây dựng và nêu cao những giá trị căn bản của Hoa Kỳ. Ông Trump đã đưa ra một viễn tượng hãi hùng của đất nước và một thế giới đảo lộn khi tự động rút Hoa Kỳ, với nền dân chủ hùng mạnh, ra khỏi vị trí lãnh đạo và lại muốn bắt tay với những thế lực đen tối như chế độ Putin. Ông đã không đề cập đến lịch sử và những giá trị căn bản của Hoa Kỳ, chỉ nói đến chữ Tự Do có một lần. Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump là một bản văn tô đen đất nước trước quốc tế và hoàn toàn sai lệch với thực tế, một bản án đả phá toàn bộ những thành quả của các vị tổng thống tiền nhiệm lẫn quốc hội Hoa Kỳ, và không nói lên được tinh thần đoàn kết cần thiết để hàn gắn đất nước sau cuộc bầu cử chia rẽ nhất lịch sử do chính những hành xử của ông tạo ra.

Sources:

Ngày làm việc đầu tiên đầy kịch tính của Tổng thống Trump và những cuộc biểu tình chống ông trên toàn thế giới

(Tin tổng hợp từ những nguồn truyền thông tiếng Anh và Việt uy tín)
23/01/2017
Ông Trump đã bắt đầu ngày làm việc đầu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào trưa ngày 20-1-2017 với những hành xử chưa từng thấy ở các vị tiền nhiệm, và phải đối mặt với những cuộc biểu tình chống đối lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ như sau:
1. Hơn 670 cuộc biểu tình với khoảng 5 triệu người tham dự đã nổ ra khắp nước và trên toàn thế giới để chống ông tân tổng thống với chính sách mị dân đầy kỳ thị, chia rẽ, bạo lực, cao ngạo, coi thường phụ nữ, người khuyết tật, coi thường di dân, và hứa hẹn những chao đảo khổng lồ trên toàn thế giới.
2. Ông Trump đã ký các sắc lệnh yêu cầu các cơ quan liên quan tạm thời "đóng băng" những hoạt động chương trình y tế Obamacare, có thể ảnh hưởng tai hại đến 20 triệu người dân Hoa Kỳ. Chính phủ Trump cũng tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi TPP và sửa đổi hiệp định NAFTA.
3. Ông Trump đã đến thăm cơ quan CIA để hàn gắn quan hệ sau khi đã nhiều lần gởi tweet cũng như phát biểu coi thường việc làm của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ vì họ đã kết luận là Nga - dưới sự điều động của Putin - đã nhúng tay vào cuộc bầu cử để giúp ông Trump thắng cử.
Phát biểu trước các nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại trụ sở ở Langley, Virginia ngày 21/1 sau khi nghe báo cáo vắn tắt của các quan chức cấp cao cơ quan này, Tổng thống Trump khẳng định: “Tôi ủng hộ các bạn 1000%”.
Ông Trump cũng nhân cơ hội này tấn công vào truyền thông dòng chính Hoa Kỳ, đổ lỗi là họ đã tạo sự rạn nứt giữa ông và cộng đồng tình báo. Trên thực tế, ông Trump đã nhiều lần miệt thị các cơ quan và giới chức tình báo Hoa Kỳ, cho rằng họ đã cố tình để rò rỉ thông tin về cuộc điều tra cho báo chí và chỉ trích công khai cựu Giám đốc CIA John Brennan trên trang Twitter của mình. Trong buổi họp báo lần đầu ngày 11-1-2017 kể từ khi đắc cử, ông Trump đã tố họ có những hành xử giống Đức Quốc xã.
Khi đứng nói chuyện trong đại sảnh CIA, trước bức tường vinh danh 117 “anh hùng tình báo của Hoa Kỳ” đã âm thầm hy sinh cho đất nước, ông Trump cũng đã không có một lời tri ân, vinh danh  nào gởi đến họ. Trái lại, ông đã lợi dụng cơ hội để tiếp tục gây chiến với truyền thông, cáo buộc họ đã bóp méo về số người tham dự đạt kỷ lục của ông và đưa ra con số tưởng tượng là 1.5 triệu người.
Giám đốc CIA vừa rời nhiệm sở, ông John Brennan đã công khai chỉ trích ông Trump, cho biết ông “Rất buồn và giận dữ tột độ” vì Tổng thống Trump đã thể hiện sự “tự cao tự đại” trước bức tường tri ân những anh hùng tình báo đã ngã xuống khi làm nhiệm vụ. Ông Brennan cho rằng“Tổng thống Trump nên tự cảm thấy xấu hổ.”
Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mike Pence đã “chữa cháy” khi khẳng định rằng tân Tổng thống và toàn bộ đội ngũ của ông ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh của những anh hùng trong ngành tình báo Mỹ.
 
tan tong thong donald trump chon tham co quan tinh bao cia dau tien hinh 1
Tổng thống Trump tại trụ sở CIA ở Langley. Anh: Getty Images.

Gây chiến với truyền thông

Tân Tổng thống Donald Trump đã bị dư luận chê cười khi mở màn cho 4 năm trị vì của mình bằng một chuyện cỏn con, đó là lên án truyền thông vì cho rằng họ đã hạ bệ số lượng người đến tham dự lễ nhậm chức của ông ngày 20-1-2017 qua hình ảnh chụp từ trên không, cho thấy số người thưa thớt so với biển người dày đặc khi tham dự lễ nhậm chức của TT Obama năm 2009.
Sau khi nặng lời với báo chí tại trụ sở CIA, và gọi họ là “những con người thiếu thành thật nhất địa cầu,” ông Trump đã ra lệnh cho Thư ký Truyền thông của tòa Bạch ốc mở ngay cuộc họp báo về vấn đề này.
Ông Sean Spicer trong buổi họp báo đầu tiên, nhưng đi ngược với truyền thống là không nhận câu hỏi từ các nhà báo, mà đã ứng xử giốngboss của mình bằng cách lên giọng chỉ trích truyền thông nặng nề: "Những nỗ lực hạ thấp nhiệt huyết trong buổi lễ nhậm chức là sai trái và đáng xấu hổ", và rằng “chính quyền Tổng thống Trump sẽ buộc báo chí phải có trách nhiệm và ông Trump không cần báo chí.”
Ông Spicer cũng đưa ra những dữ kiện hoàn toàn sai lạc để kết luận số người tham dự buổi nhậm chức của TT Trump là “đạt mức kỷ lục,” và đã bị các cơ quan truyền thông vạch ra từng điểm.
Ngoài các phóng ảnh từ trên không cho thấy số người tham dự lễ đăng quang của TT Obama đen đặc cả một khu vực rộng lớn, với con số chính thức được thông báo là 1,8 triệu người; trong khi hình năm nay cho thấy rõ số lượng người tham gia thua xa với rất nhiều khoảng trống trong khu vực. Các dữ kiện khác cũng đưa đến kết luận tương tự.
Vài tuần trước khi nhậm chức, ông Trump đã tuyên bố với truyền thông rằng lễ nhậm chức của ông sẽ “có số lượng người tham dự nhiều đến khó tin, có thể đạt mức kỷ lục”. Sau đó, ông còn viết trên Twitter rằng: “Lễ nhậm chức sẽ vĩ đại hơn dự kiến.”
Số lượng người tham dự lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Barack Obama năm 2009 cao nhất lịch sử Hoa Kỳ dù nhiệt độ là 28F. Năm nay, con số chính xác chưa được đưa ra, nhưng có mức áng chừng là 600.000 - 900.000, thua cả số lượng 1 triệu người tham dự lễ nhậm chức của TT Obama năm 2013, dù nhiệt độ năm nay ấm hơn, ở mức 47F.
Theo dữ liệu của trung tâm di chuyển Metro vùng WDC thì, số lượng người đi Metro trong ngày nhậm chức năm nay khoảng 570.557 người, so với 1,1 triệu người di chuyển trong ngày nhậm chức của TT Obama năm 2009. Khoảng 11g sáng ngày 20-1-2017, chỉ có 193.000 người, so với 317.000 năm 2013; 513.000 năm 2009 (TT Obama), và 197.000 năm 2005 (TT Bush) vào cùng thời điểm.
Số lượng giấy phép đậu xe cho các xe bus chở người đi tham dự lễ nhậm chức năm nay là 200, so với 3.000 năm 2009.
Theo dữ liệu Nielson, có 31 triệu người xem lễ đang quang của TT Trump trên truyền hình khắp nước. Con số này là 38 triệu năm 2009, và 42 triệu cho nhiệm kỳ đầu của TT Reagan.
Kenneth Still, một chuyên gia về số đông nói với tờ New York Times là ông ước lượng số người tham gia trong buổi nhậm chức của ông Trump khoảng 1/3 số lượng người tham gia buổi nhậm chức của TT Obama năm 2009.  Như vậy, số lượng ước đoán cho năm nay là 600.000 người.
Ông Spicer cũng cho là các số liệu đã đo lường bằng magnetometers, do đó hàng trăm ngàn người đến tham dự đã không được đếm bằng dụng cụ này. Tuy nhiên, phát ngôn viên của cảnh sát cho đài CNN biết họ đã không dùng magnetometers trong buổi lễ nhậm chức của tổng thống.
Hai người bán hàng rong tại buổi lễ, Karone Williams  Dominique Christian với gian hàng bán những mặt hàng của ông Trump và chỉ cách tòa Bạch Ốc vài đoạn phố cho biết sau hai tiếng, họ chỉ bán được vài chiếc mũ đỏ, vài chiếc áo thung và 1 áo mưa $5. Quá chậm so với buổi lễ nhậm chức của TT Obama

Ảnh chụp Quảng trường Quốc gia (National Mall) từ trên không vào ngày nhậm chức của ông Obama năm 2009 (trái) và vào lễ nhậm chức của ông Trump sáng 20-1. Ảnh: AP
Ảnh chụp Quảng trường Quốc gia (National Mall) từ trên không vào ngày nhậm chức của ông Obama năm 2009 (trái) và vào lễ nhậm chức của ông Trump sáng 20-1. Ảnh: AP

View image on TwitterView image on TwitterView image on TwitterView image on Twitter

Buổi hòa nhạc được tổ chức tối ngày 19-1-2017 tại Lincoln Memorial để mừng TT Trump, có khoảng 10.000 tham dự, so với 400.000 người tham dự năm 2009 để mừng TT Obama.
Ông Trump trở thành vị tổng thống nhậm chức với tỷ lệ ủng hộ của người dân thấp nhất trong 40 năm qua, chỉ có 32% theo tin CBS ngày 19-1-2017, và điều đó đã thể hiện rõ rệt qua những hình ảnh so sánh.
Bên cạnh tỷ lệ ủng hộ thấp của người dân còn có những yếu tố khác khiến lễ nhậm chức của ông Trump không thu hút đám đông bằng người tiền nhiệm. Vì ông Obama là vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ nên lễ nhậm chức của ông cũng có ý nghĩa lịch sử trọng đại và đặc biệt hơn lễ nhậm chức của tất cả các vị tổng thống khác.
Cơ quan Nội vụ của ông Trump đã ra lệnh đóng cửa gấp chương mục Twitter của Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia (National Park Service) ngay sau khi cơ quan này đưa ra hai lời tweets phê bình nội các của ông, đó là tweet so sánh số lượng quần chúng tham dự buổi lễ nhậm chức năm nay và năm 2009 của TT Obama, và tweet nói về việc tòa Bạch Ốc mới đã xóa đi những trang nói về các vấn đề quan trọng tới người dân như dân quyền, khí hậu thay đổi và luật chăm sóc sức khỏe..
Biểu tình phản đối ông Trump trước cao ốc Trump Tower ở New York ngày 10-11-2016. Ảnh: GETTY IMAGES
 
Thái độ tấn công, hạ bệ “Đệ Tứ Quyền” của ông Trump đã giúp ông tha hồ tuyên truyền một chiều với những người ủng hộ ông trong suốt thời gian tranh cử, và ông cũng muốn duy trì kiểu tuyên truyền một chiều với những dữ kiện sai lạc này trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của mình.
Những thành phần thân tín của ông Trump cũng đã đưa ra một ngôn từ mới, đó là “alternative facts” - dữ kiện thay thế - để tung hỏa mù và biện hộ cho những dữ kiện mà ông Trump và phụ tá đã bịa đặt ra.

5 triệu người biểu tình phản đối Trump trên toàn thế giới

22/01/2017 19:16

Hơn 5 triệu người đã tham gia biểu tình phản đối tân Tổng thống Donald Trump tại hơn 670 địa điểm Hoa Kỳ và thế giới

Reuters dẫn lời những người tổ chức biểu tình cho biết con số nói trên vượt xa so với ước tính ban đầu.
Nhiều người tham gia biểu tình vì chiến dịch tranh cử gây chia rẽ của ông Trump. Họ lên án những phát ngôn xúc phạm phụ nữ, các nhóm thiểu số, người nhập cư và thái độ phân biệt giới tính của tân tổng thống Mỹ.
Nhiều phụ nữ Hoa Kỳ đội mũ mầu hồng, biểu tượng phụ nữ chống trump đã tham gia biểu tình cùng chồng và con cái; có những cụ già chống nạng, đi xe lăn bên cạnh những thanh niên, thiếu nữ ... Tất cả đều ôn hòa và hô vang những khẩu hiệu chống ông Trump.
Các nhà tổ chức cuộc diễu hành của phụ nữ tại thủ đô Washington ra thông cáo cho biết: “Cuộc diễn hành này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính phủ mới trong ngày tại nhiệm đầu tiên của họ, cũng như gửi cho thế giới thông điệp rằng quyền của phụ nữ là nhân quyền”.
Quanh thế giới, các cuộc biểu tình cũng nổ ra trong cùng ngày để thể hiện tinh thần ủng hộ phong trào Women's March ở Washington, chống ông Trump, từ Sydney, Tokyo, Wellington (New Zealand) tới nhiều thành phố khác khắp Âu Châu như London, Paris và các vùng Á Châu khác.
Tại Yellowknife, Canada, người dân tham gia tuần hành trong không khí lạnh – 6 độ C. với gần 10.000 người ủng hộ quyền phụ nữ và nhân quyền, bày tỏ sự ủng hộ chống Trump của nữ giới cũng như người dân Hoa Kỳ nói chung.
Theo tờ Sydney Morning Herald, 8.000 đến 10.000 người đã tham dự cuộc tuần hành của phụ nữ Sydney, trong khi 5.000 người khác cũng tham gia tuần hành ở Melbourne để ủng hộ nữ quyền và nhân quyền, cũng như bày tỏ sự ủng hộ chống Trump với các phụ nữ cũng như người dân Hoa Kỳ nói chung
Tại Paris, hàng ngàn người, trong đó có nhiều người lao động và các du học sinh Mỹ đang sống tại Pháp, đã tập hợp tại khu vực tháp Eiffel để tuần hành trong không khí khá vui vẻ.
Họ hát vang và mang theo những tấm biểu ngữ như "Chúng tôi sẽ giám sát ông, ông Trump" và "Đồng hành với những chị em của chúng tôi ở Washington". Hơn 40 tổ chức nữ quyền và chống phân biệt chủng tộc đã tổ chức cuộc tuần hành tại Paris.
Chị Anne Tiracchia, người vùng Stroudsburg, Pennsylvania đang sang thăm con trai ở Pháp nói: "Cuộc tuần này là quan trọng vì ông Trump muốn phá bỏ 50 năm tiến bộ. Ông ấy muốn các nhà máy xả khói trở lại, muốn phụ nữ chỉ ở nhà và sinh con. Chúng tôi muốn chứng tỏ với ông ấy là chúng tôi không đồng ý".
Tại London (Anh), khoảng 100.000 người tham gia tuần hành cũng đã có mặt tại Quảng trường Trafalgar để biểu thị sự phản đối với ông Trump.
Tại Sydney (Úc), đông đảo phụ nữ đã tập hợp tại một công viên lớn ở Sydney mang theo biểu ngữ tuần hành. Chị Alyssa Smith tới đây cùng chồng và cô con gái 2 tuổi cho biết, chị rất lo lắng về tương lai kể từ sau khi ông Trump đắc cử. Chị nói chị không muốn con gái mình sẽ lớn lên trong một thế giới mà "sự thù hận trở nên phổ biến".
Tại Yangon, Myanmar, đông đảo phụ nữ đã tham gia một cuộc "picnic đoàn kết" tại thủ đô Yangon do những người Mỹ sống và làm việc ở Myanmar tổ chức. Họ cho biết, vì không thể tổ chức được một cuộc tuần hành nên họ đã chỉ tập hợp lại được với nhau để bày tỏ tinh thần đoàn kết với phong trào Women's March tại Washington và trên toàn thế giới.
Tại thủ đô Athens, Hi Lạp, khoảng 150 người đã tập hợp bên ngoài đại sứ quán Mỹ sau đó tuần hành một cách hòa bình qua khu vực trung tâm thành phố.
Nhà hoạt động người Hi Lạp Petros Konstantinou cho biết: "Chúng tôi phản đối ông Trump vì với chúng tôi, ông ấy đại diện cho chiến tranh, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc và khuynh hướng quốc gia cực đoan."
Nhiều người biểu tình tại Hoa Kỳ đã đội mũ hồng, một dấu hiệu chống Trump và bênh vực phụ nữ, đã giơ cao các tấm biểu ngữ với dòng chữ "Quyền của phụ nữ là quyền con người". Tuy nhiên, đoàn biểu tình đã có sự tham dự đông đảo của nam giới và mọi thành phần xã hội, bao gồm cả những tài tử, nghệ sĩ nổi tiếng và cả các dân cử. Họ đều lên tiếng mạnh mẽ cho những quan tâm chung mà chủ trương của ông Trump đã vi phạm như quyền phát biểu, tự do báo chí, quyền được hưởng lương tối thiểu, quyền của cộng đồng LGBT; họ cũng chống lại tinh thần kỳ thị chủng tộc, coi thường nữ giới, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị di dân, khinh thường người khuyết tật của ông Trump. Người biểu tình cũng lên tiếng đòi bảo vệ quyền được có bảo hiểm sức khỏe, chống lại việc ông Trump bãi bỏ Obamacare, chống sự can thiệp của Nga vào nội tình Hoa Kỳ mà ông Trump không hề lên tiếng phê phán, bảo vệ đất nước, đòi ông Trump phải minh bạch thuế và những thương vụ có thể tương phản với quyền lợi quốc gia.
 
Women's March On Washington - March
Biển người biểu tình phản đối tân Tổng thống Donald Trump ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ ngày 21-1-2017. Ảnh: Reuters. Teresa Kroeger/FilmMagic 
Hang tram nghin nguoi tham gia dai bieu tinh phan doi Trump hinh anh

Image may contain: night, sky and outdoor
Protest in Austin, Texas Jan. 21-2017
 
Các cuộc biểu tình ngày 21-1-2017 khắp nơi đều ôn hòa và có số người tham dự đông hơn dự kiến. Chỉ có cuộc biểu tình hôm thứ Sáu tại WDC ngày 20-1-2017 đã bị một nhóm bạo động chống chính phủ đốt xe, phá một số cơ sở và bị cảnh sát bắt.
Women March tại Los Angeles đông tới 750,000 người, theo ban tổ chức. Cảnh sát cho biết là cuộc biểu tình lớn bằng hoặc hơn cuộc biểu tình tranh đấu cho di dân năm 2006 với  500,000 người.
Tại Chicago, các nhà tổ chức đã phải hủy bỏ một chương trình tuần hành qua khu trung tâm thương mại vì lý do an ninh khi có quá đông người tụ tập. Thay vào đó họ phải mở rộng thêm chương trình tuần hành tại một công viên. Cảnh sát đoán lượng người lên tới 125,000 người, ban tổ chức đoán 200,000.
Tại New York, người biểu tình đã nêm chặt các con phố bên ngoài ngôi nhà tại Manhattan của ông Trump, họ nói rằng tuy ông Trump sinh ra tại đó, nhưng ông không phải là người New York. Đa số cử tri của thành phố này cũng như của tiểu bang New York đã bỏ phiếu ủng hộ bà Clinton. Thị trưởng Bill de Blasio của New York đoán khoảng 400,000 người tham gia cuộc biểu tình, trong khi ban tổ chức đoán khoảng 600,000 người.
Các nguồn tin cho biết có khoảng 670 cuộc biểu tình khắp thế giới, với khoảng 4.6 triệu người tham gia dưới danh nghĩa Sister March/Women March để chống ông Trump và tranh đấu cho nữ quyền và nhân quyền bị ông Trump coi thường và xóa bỏ. Một chuyên gia nghiên cứu đã cho biết trung bình có hơn 1 người trên 100 người dân Hoa Kỳ biểu tình chống ông Trump. Họ cương quyết sẽ tiếp tục giám sát chính quyền và tranh đấu để bảo vệ đất nước đến kỳ cùng.

Chiếc mũ đỏ khiến nhiều người Mỹ bị sốc tại lễ nhậm chức của Donald Trump

Chiếc mũ đỏ khiến nhiều người Mỹ bị sốc tại lễ nhậm chức của Donald Trump

Trong lễ nhậm chức ngày hôm qua của Donald Trump, rất nhiều người đã bị sốc khi biết rằng chiếc mũ "Đưa nước Mỹ tuyệt vời trở lại" được dùng để thể hiện tinh thần ủng hộ chiến dịch tranh cử của Trump cũng như chủ nghĩa bảo hộ của ông lại được làm ở nước ngoài.

Nổi bật trong lễ nhậm chức ngày hôm qua của Donald Trump đó chính là lời hô vang ông hãy “mua đồ Mỹ và thuê người Mỹ” đến từ đám đông ủng hộ.
Điều đáng nói ở đây là rất nhiều người ủng hộ Trump đội chiếc mũ màu đỏ có dòng chữ “Make America Great Again” nhưng lại được sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh.
Một số người tỏ ra kinh ngạc khi họ phát hiện ra những chiếc mũ dùng để ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của Trump lại được sản xuất tại nước ngoài. Sự kiện này đã làm dậy sóng cư dân mạng không những ở nước Mỹ mà còn là những người theo dõi Trump trên toàn cầu.
Anh Rob Walker – 44 tuổi lái xe từ Georgia cùng vợ là chị Abby 36 tuổi để đi đến Washington tham dự lễ nhậm chức của ông Trump. Anh mua chiếc mũ có dòng chữ “Make America Great Again” tại một trạm dừng xe bên đường, và dù đã rất hy vọng nó sẽ là chiếc mũ được làm tại Mỹ, anh đã khám phá ra sự thật là chiếc mũ được sản xuất ở Trung Quốc.
Những chiếc mũ được bán chính thức trên trang web chiến dịch của ông Trump thì được làm tại Mỹ và có giá cao hơn từ $25-30 USD. Trong khi những chiếc mũ bán tại các cửa hàng ven đường, trên phố ở Washington thì có giá thấp hơn cỡ $20 USD.
Joshua Rojas – 25 tuổi đã đi từ Texas đến Washington để tham dự lễ nhậm chức của ông Trump. Cô đội một chiếc mũ màu hồng có dòng chữ “Make America Great Again”.
“Tôi vừa nhìn thấy là thấy thích luôn. Tôi mua nó ngay tại một cửa hàng ven đường với giá $20 USD”, Rojas chia sẻ.
Vậy nó được làm tại Mỹ chứ?
“Thực sự tôi không biết nó được làm ở đâu. Để tôi kiểm tra”, cô nói. “Ồ không”, cô bắt đầu khóc thành tiếng. “Nó được làm tại Việt Nam”.
Có khá nhiều trường hợp như vậy xảy ra trong lễ nhậm chức của Trump ngày hôm qua. Những người mua mũ tại trang web chính thức của Trump thì không gặp trường hợp như vậy. Một số người sau khi biết sự thực này thì tỏ ra không quan tâm lắm, một số người thì kinh ngạc đến thất vọng.
Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Trump đã mạnh miệng tuyên bố:
“Từ giây phút này trở đi, sẽ luôn là America First”, ông nói. “Chúng ta sẽ tuân thủ 2 quy tắc đơn giản: Mua của người Mỹ và thuê người Mỹ”.

Politics | Fri Jan 20, 2017 | 6:47pm EST

'It's made in Vietnam!' At inauguration, origin of red Trump hats shocks many


Tự thiêu phản đối ông Trump nhậm chức

18/01/2017 14:39

Một người đàn ông tự thiêu bên ngoài khách sạn Trump International ở thủ đô Washington DC – Hoa Kỳ vào lúc 21 giờ 30 phút (giờ địa phương) hôm 17-1.

Người đàn ông tên Theodore De Mont cho biết ông hành động nhằm phản đối lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ông De Mont đến từ tiểu bang California đã hét tên Tổng thống đắc cử Trump vài lần khi ngọn lửa cháy trên lưng ông. Ông đã bị bỏng nhưng không đe dọa đến tính mạng và được đưa đến bệnh viện ngay sau đó.
Người đàn ông tự thiêu phản đối ông Trump nhậm chức. Ảnh: NBC4
Người đàn ông tự thiêu phản đối ông Trump nhậm chức. Ảnh: NBC4
 
Những người phản đối ông Trump đã kéo đến Washington DC để biểu tình trước, trong và sau lễ nhậm chức của tân tổng thống diễn ra vào ngày 20-1.
Những người phản đối cũng đã kéo đến nhà cô Ivanka Trump, con gái ông Trump, hôm 17-1 để phản đối nữ doanh nhân này cùng chồng sẽ di chuyển đến Washington để sống và làm việc với ông Trump.
Vào đêm trước lễ nhậm chức, Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cùng nhiều nam nữ nghệ sĩ, tài tử nổi tiếng đã tham gia biểu tình bên ngoài khách sạn Trump International Hotel của gia đình ông Trump tại Manhattan .
Ông Blasio cho biết ông biểu tình “vì tổng thống đắc cử cần phải lắng nghe người dân TP New York trước khi nhậm chức.” và kêu gọi người dân “Hãy tham gia cùng chúng tôi”

Đức Giáo hoàng Francis cảnh báo nguy cơ 'độc tài' của lãnh đạo mị dân

Thứ Hai, 23/01/2017 07:30

Theo RT, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Tây Ban Nha Al Pais, đức Giáo hoàng Francis nói: “Các cuộc khủng hoảng tạo ra nỗi sợ hãi và làm mờ đi sự phán xét của chúng ta. Theo quan điểm của tôi, ví dụ phổ biến nhất của chủ nghĩa mị dân châu Âu là nước Đức năm 1933… Một dân tộc chìm vào một cuộc khủng hoảng, đi tìm bản sắc, một nhà lãnh đạo, một người có khả năng phục hồi bản sắc của họ, và đã có một người đàn ông trẻ tên Adolf Hitler, tự nhận: ‘Tôi có thể, tôi có thể.’ Ông ta đã trao cho họ một bản sắc méo mó, và tất cả chúng ta biết điều gì đã xảy ra”.
Việc con người muốn tìm lại bản sắc của mình là điều rất tự nhiên khi cảm thấy bản sắc mình bị thách thức. Đòi đóng cửa biên giới là một hệ quả, nhưng đó không phải là giải pháp. Điều quan trọng là tìm cách mở ra những cuộc nói chuyện với hàng xóm của mình.
Đức Giáo hoàng Francis nói: “Hitler không đánh cắp quyền lực. Ông ta được dân tộc mình bầu lên để rồi sau đó ông ta hủy diệt chính dân tộc mình…”.

Những bình luận của Đức Giáo hoàng Francis với báo giới được đưa ra trong lúc ở thủ đô Washington D.C., Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức để trở thành tân tổng thống của nước Mỹ. 

Quan ngại về sự trổi dậy của chủ nghĩa dân túy ở phương Tây, đặc biệt là châu Âu, ngày càng gia tăng trong bối cảnh các đảng bé trước đây đang ngày càng thu hút được sự ủng hộ của người dân giữa lúc đất nước gặp nhiều vấn đề kinh tế và cuộc khủng hoảng nhập cư. 

Đức Giáo hoàng cảnh báo: “Vào những thời khắc khủng hoảng, chúng ta thiếu sự sáng suốt.” Nhưng nguy hiểm nhất chính là căn bệnh thờ ơ với những điều xảy ra quanh mình.”


- https://vietbao.com/p112a263201/dien-van-nham-chuc-cua-donald-trump-di-nguoc-truyen-thong