Nguyễn Quang
Bất bạo động thời hậu cộng sản
Trước tình hình kẻ thắng người thua, rất bát nháo trong nội bộ đảng cộng sản VN, sự tháo chạy của các nhóm lợi ích từ phe bị thất bại, chắc chắn chỉ có cái chết và nhà tù, nhất là sự xông lên “đả hổ diệt ruồi”, giống y như bài bản từ Trung quốc, khiến đồng chí tương tàn, song chỉ có người dân là chịu thiệt nhiều nhất.
Vậy không còn con đường nào khác, đó là toàn dân hãy nổi dậy, xuống đường, bất bạo động để đòi hỏi những quyền cơ bản của con người, học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân…hết thảy đều đứng lên, cho đến khi chính quyền nhận ra họ đang sống với nhân dân, chứ không phải đối xử với dân như súc vật, khi con người nhận ra nhau trong bộ mặt người, biết tôn trọng những quyền cơ bản của con người, lúc đó mới có dân chủ và cùng nhau xây dựng một nền dân chủ phổ quát.
Hãy xuống đường! Hãy dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi!
Vì xét rằng việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là nhu cầu cấp thiết cho dân tộc Việt Nam, đây là một cơ hội biến đổi toàn diện đất nước trong hệ thống nhân quyền quốc tế nhằm xây dựng một Thể chế Dân chủ Phổ quát.
Khẳng định rằng quyền con người mặc nhiên từ phẩm giá của mỗi nhân vị khi sinh làm người và đáng được hưởng các quyền tự do cơ bản, đồng thời có bổn phận cùng trách nhiệm với cộng đồng trên nền tảng Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948.
Lời nói đầu Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người cụ thể, nhân phẩm và giá trị của con người, các quyền bình đẳng của nam và nữ thuộc các quốc gia khác nhau!
Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc theo đó công lý được tôn trọng từ các điều ước quốc tế nhằm tránh thảm họa chiến tranh! Mong ước về một nền hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại!
Tuyên ngôn Nhân Quyền, đó là nguồn cảm hứng cho các dân tộc, các quốc gia, đặc biệt là các Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, trong trật tự chung của thế giới mới!
Thành viên các quốc gia của Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, các giá trị phổ quát thuộc những quyền này gồm các quyền tự do cơ bản, tính đa dạng của các nền văn hóa và bản sắc của các dân tộc; ngõ hầu ngăn chặn sự vi phạm quyền con người trên phạm vi quốc gia cũng như toàn thế giới.
Chương trình hành động.
1- Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình để thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ tất cả các quyền tự do cơ bản của con người phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong luật pháp quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền là điều cần thiết để đạt được đầy đủ mục đích của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền!
2- Tất cả các dân tộc có quyền tự quyết! Tự do xác định tình trạng chính trị của họ, tự do theo đuổi phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, miễn sao cho phù hợp với Hiến chương của Liên Hiệp Quốc!
3- Phủ nhận quyền tự quyết như là một hành vi vi phạm các quyền con người, song quốc gia có chủ quyền và độc lập tiến hành phù hợp với nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền và luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Geneva liên quan đến bảo hộ của người dân trong thời gian chiến tranh cùng các quy ước nhân đạo. Cần thiết phải phổ biến rộng rãi điều này vì trong tình hình hiện nay Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam bất cứ lúc nào!
4- Tất cả các quyền con người là phổ quát, không thể chia tách nhưng phụ thuộc lẫn nhau và tương quan với nhau! Tính bao dung, công bằng và bình đẳng như yếu tính căn bản trong tương quan của Cộng đồng quốc tế. Bên cạnh các đặc thù như nguồn gốc lịch sử, văn hóa và tôn giáo khác nhau phải được lưu ý, đó là nhiệm vụ của các quốc gia, không phân biệt của hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa của họ, để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và quyền tự do cơ bản. Đó là sự cần thiết cho quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa các quốc gia, và cải thiện điều kiện cho hòa bình và an ninh cũng như phát triển xã hội và kinh tế, phù hợp với Hiến chương của Liên Hiệp Quốc.
5- Phát triển dân chủ, tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản phụ thuộc củng cố lẫn nhau. Dân chủ được dựa trên ý chí tự do bày tỏ của người dân để xác định hệ thống của chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của họ và tham gia đầy đủ của họ trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống thuộc các dân tộc! Do vậy, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ việc củng cố và thúc đẩy phát triển, dân chủ và tôn trọng nhân quyền một cách tích cực và toàn diện.
6- Quá trình dân chủ hóa phải song hành cùng phát triển kinh tế, quyền phát triển là phổ quát và bất khả xâm phạm, đó là một phần không thể tách rời các quyền cơ bản của con người. Quyền phát triển nên được thực hiện để đáp ứng một cách công bằng nhu cầu phát triển nhằm hướng đến môi trường của các thế hệ hiện tại và tương lai. Hiện nay Việt Nam là một bãi rác của Trung Quốc với bao chất độc hại đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường ô nhiễm, quả là một sự vi phạm quyền con người vô cùng nghiêm trọng!
7- Mọi người đều có quyền được hưởng những lợi ích của tiến bộ khoa học và công nghệ ứng dụng, đặc biệt là trong khoa học y sinh học áp dụng vào cuộc sống cũng như trong công nghệ thông tin song cũng gây ra những hậu quả khó lường ảnh hưởng đến phẩm cách cá nhân, nên cần có sự hợp tác quốc tế để đảm bảo rằng quyền con người và nhân phẩm được tôn trọng đầy đủ trong lĩnh vực này trên nền tảng các giá trị đạo đức phổ quát.
8- Tình trạng nghèo khổ ngày càng lan rộng, chính là một trong các trở ngại cho việc thực thi nhân quyền! Tham nhũng phổ biến khiến xã hội ngày càng phân cách giữa giàu và nghèo trầm trọng!
9- Quyền phụ nữ và trẻ em là một phần không thể tách rời thuộc các quyền phổ quát của con người. Sự bình đẳng của phụ nữ trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, và xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử cũng như việc lạm dụng tình dục là mục tiêu ưu tiên của cộng đồng quốc tế. Ngăn chặn bạo lực cùng tất cả các hình thức quấy rối tình dục và khai thác, bao gồm cả những người do định kiến văn hóa và buôn bán phụ nữ và trẻ em!
10- Thúc đẩy và bảo vệ các quyền của người thuộc dân tộc thiểu số nhằm ổn định chính trị và xã hội nơi họ sinh sống. Không có bất kỳ sự phân biệt đối xử và bình đẳng trước pháp luật phù hợp với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, các dân tộc có quyền hưởng thụ văn hóa của riêng mình cũng như tuyên xưng và thực hành tôn giáo và sử dụng ngôn ngữ riêng.
11- Tôn trọng Công ước về Quyền trẻ em nhằm bảo vệ, sự sống còn và phát triển của trẻ em, không phân biệt đối xử và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em qua giáo dục.
12- Quốc gia và cơ chế quốc tế cần tăng cường các chương trình bảo vệ trẻ em, đặc biệt các cháu gái vị thành niên, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em đường phố, trẻ em bị khai thác kinh tế và bị lạm dụng tình dục, bao gồm cả thông qua nội dung khiêu dâm trẻ em, mại dâm trẻ em, hoặc bán nội tạng, trẻ em nạn nhân của bệnh tật bao gồm hội chứng suy giảm miễn dịch, trẻ em di tản, trẻ em bị giam giữ, trẻ em trong xung đột vũ trang, cũng như trẻ em nạn nhân của nạn đói và hạn hán và các trường hợp khẩn cấp khác.
13- Hợp tác quốc tế và tạo sự đoàn kết với tất cả các tổ chức phi chính phủ cần được đẩy mạnh để hỗ trợ thực hiện Công ước và các quyền của trẻ em, đó cũng là sự ưu tiên trong hành động thuộc toàn hệ thống Liên hợp quốc về quyền con người.
14- Đặc biệt về các quyền tự do cơ bản của người tàn tật, bao gồm cả việc tham gia tích cực của họ trong tất cả các khía cạnh của xã hội.
15- Tuân thủ Công ước năm 1951 liên quan đến tình trạng người tị nạn, các công dân có quyền xin tị nạn vì bị bách hại trên quê hương mình, cũng như quyền trở về đất nước của mình. Cần thiết có sự phối hợp và hợp tác với các nước và các tổ chức có liên quan thông qua Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.
16- Nhấn mạnh, vai trò của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ tích cực nhằm đạt đến hiệu quả cho một chính quyền vì hòa bình và công lý.
17- Những hình thức diệt chủng, "thanh trừng sắc tộc" và hãm hiếp có hệ thống phụ nữ trong các tình huống chiến tranh, áp chế dưới các chế độ độc tài, quân phiệt dẫn đến các cuộc di cư hàng loạt của người tị nạn và người di tản cần phải được ngăn chặn.
18- Công ước Geneva năm 1949 và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế về những vấn đề có liên quan đến nhân đạo, những hành vi vi phạm và những trở ngại này bao gồm việc tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, những hành quyết tùy tiện, mất tích, bắt giữ, phân biệt chủng tộc chủng tộc cần phải chấm dứt!
19- Lương thực không được sử dụng như một công cụ để áp lực chính trị! Các quốc gia có bổn phận, như quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và quốc tế khác về quyền con người, để bảo đảm rằng giáo dục là nhằm mục đích tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản.
20- Giáo dục nhân quyền thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, hòa bình và thân thiện trong bang giao giữa các quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo và khuyến khích sự phát triển hoạt động của các Hội Đồng Quốc Gia theo đuổi những mục tiêu này. Nhằm phổ biến các thông tin thích hợp, cả lý thuyết và thực tế, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền.
21- Quyền nhận thức thông qua giảng dạy, đào tạo và giáo dục, tham gia phổ biến vào các tổ chức xã hội dân sự. Các chương trình của các dịch vụ tư vấn và hợp tác kỹ thuật thuộc các Trung tâm Nhân quyền cần được tăng cường cũng như thực hiện hiệu quả và minh bạch hơn và do đó trở thành một đóng góp lớn cho việc cải thiện sự tôn trọng quyền con người.
22- Khuyến khích việc thành lập và củng cố các Hội Đồng Nhân quyền Quốc gia trong tương quan với các tổ chức xã hội dân sự tại chính quốc gia sở tại vì nhận thức rằng đó là quyền của nhà nước và công dân trong sự lựa chọn khuôn mẫu tốt nhất phù hợp cho việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người!
*Nguồn tham khảo:
- Vienna Declaration and Programme of Action
.