Sau Cái Chết” Của Lưu Hiểu Ba...

 Hậu Chuyện Sau Cái Chết Của Lưu Hiểu Ba

 – Thứ Sáu, ngày 14/7/2017, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc đã tiến hành săn đuổi quy mô trên toàn quốc để ngăn chặn và trấn áp những người có ý tưởng muốn vinh danh người đoạt giải Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba sau khi bị thế giới lên án nghiêm khắc về cái chết vì bệnh ung thư gan của ông Lưu Hiểu Ba trong ngục tù cộng sản.

Nhà hoạt động dân chủ, bất đồng chính kiến, này đã trở thành người đoạt giải Nobel Hòa Bình đầu tiên chết trong tình trạng bị chính quyền sở tại của mình giam cầm kể từ người Đức phản chiến và chủ trương hòa bình, Carl von Ossietzky, bị mất mạng trong một trại tập trung của Đức Quốc Xã vào năm 1938.
Tình hình an ninh khắp nơi trong thành phố Thẩm Dương là rất căng thẳng và công an và đặc vụ Cộng Sản Trung Quốc bủa vây khắp mọi nẻo đường. Thẩm Dương – một thành phố lớn của tỉnh Liêu Ninh ở miền đông bắc Trung Quốc, tiếp giáp với Hoàng Hải và Cộng Sản Bắc Hàn – là nơi mà ông Lưu Hiểu Ba đã qua đời bên cạnh bà vợ tận tụy, Lưu Hạ 56 tuổi, vào tối thứ Năm, ngày 13/7/2017.
Các nhà lãnh đạo trên thế giới đều đồng thanh ca ngợi ông Lưu Hiểu Ba; nhưng hầu hết tất cả đều rất thận trọng để kiềm chế với bất cứ lập luận chỉ trích nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc và chế độc độc tài đảng trị gây nên cái chết thảm thương cho ông ta.
Họ đã ủy quyền cho các vị bộ trưởng ngoại giao của mình có lời phát biểu ngắn gọn, để bảo đảm mình vẫn im lặng không có cảm tưởng đối với một vấn đề được Bắc Kinh xem là có nhiều sự tranh cãi từ bây lâu nay.
Ngoại Trưởng Úc, Julie Bishop, là một trong số đông người kêu gọi hãy cho phép bà Lưu Hạ được tự do rời khỏi Trung Quốc.
Người tiền nhiệm của bà Bishop, Bob Carr, đã lên tiếng vào tối hôm thứ Sáu rằng ông Lưu Hiểu Ba sẽ “mãi mãi là biểu tượng cho sự nghiệp tự do ngôn luận tại Trung Quốc”.
“Về mặt lịch sử Trung Quốc, ông nắm vững tinh thần tử tưởng bất khuất của Tôn Duật Tiên, người đã vạch ra rằng một nước Trung Quốc phải là một nước vĩ đại có tiềm lực hùng mạnh nhưng cũng phải là một nước dân chủ”.
Tại thành phố Sydney, một người tham gia cuộc biểu tình đã cho dán dính vào tấm bảng hiệu của Tòa Tổng Lãnh Sự Cộng Sản Trung Quốc một nhóm từ viết bằng chữ Hán “Mạng đổi mạng”.
Thứ Sáu, ngày 14/7/2017, chủ tịch Quốc Dân Đảng tiền nhiệm của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan, bà Hồng Tú Trụ, đã lên tiếng qua trang thông tin xã hội trực tuyến Facebook rằng: “Nền dân chủ tự do luôn là đầy giá trị tín ngưỡng của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, là lý tưởng chính trị suốt đời theo đuổi của Tam Dân Chủ Nghĩa và cũng là phương hướng kiên trì trăm năm của Quốc Dân Đảng Trung Quốc”. Đồng thời bày tỏ sự thương tiếc mà hai bên Eo Biển Đài Loan đã mất đi một chiến sĩ theo đuổi lý tưởng chung dân chủ tự do và kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc nên bao dung độ lượng những tiếng nói khác nhau, tôn trọng ý niệm chính trị khác nhau để thực hiện đúng mục tiêu dân chủ pháp quyền.
LuuHieuBa-damtang 2
Taị thành phố Thẩm Dương, công an Cộng Sản Trung Quốc đã kiểm tra chặt chẽ tất cả xe cộ đi vào thành phố và chiếc xe chở linh cữu ông Lưu Hiểu Ba từ Đệ Nhất Bệnh Viện của Đại Học Y Khoa Trung Quốc đã được “hộ tống” bởi một chiếc xe cảnh sát.
luuhieuba-damtang 3
Không có thông tin nào liên quan đến tang lễ của ông Lưu Hiểu Ba hoặc thậm chí về bất cứ nghi thức nào sẽ được cho phép. Có thể sẽ có một buổi lễ đơn giản của gia đình; nhưng hẳn rằng sẽ không ai được phép đến dự, dù cho là là bạn thâm giao hay là người đồng hành. Hầu như chắc chắn rằng ông ta sẽ được hỏa táng.
Một điều mà phải khẳng định rằng, “nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc sẽ theo đuổi việc ngăn chặn sự nhận biết về nơi có thể sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng của di hài ông Lưu Hiểu Ba hay là tro cốt, để bảo đảm rằng không có vụ tổ chức viếng thăm và hành hương cứ vào ngày 13/7 hàng năm trong tương lai mà có thể trở thành tương tự như ngày 4/6 hàng năm – sự kiện Thiên An Môn – là ngày báo động hốt hoảng đối với nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc.
Tất cả phương tiện truyền thông trong nước Trung Quốc đã hoàn toàn không được phép tường trình hay nhắc tới bất cứ khía cạnh nào có liên quan tới bệnh tình thời kỳ cuối hay cái chết thảm thương của ông Lưu Hiểu Ba. Nó chỉ được phơi bày trước ánh sáng công lý vào hôm 26/6/2017 qua nhóm pháp lý của ông Lưu Hiểu Ba rằng ông ta đã mắc bệnh hiểm nghèo ung thư gan.
Ông Lưu Hiểu Ba đã bị giam cầm 11 năm kể từ ngày Giáng Sinh năm 2009 – khi Hồ Cẩm Đào là người cầm đầu nhà nước Cộng Sản Trung Quốc và đã biết truớc vụ phán quyết – vì bị gán ghép “kích động lật đổ nhà nước hợp hiến của Cộng Sản Trung Quốc” về sự đồng soạn thảo bản “Hiến Chương 08”, một văn kiện phác họa một xã hội dân chủ tương lai cho nền chính thể Trung Quốc.
luuhieuba-dangtang 4
Trước đó, ông Lưu Hiểu Ba cũng được rất nhiều người biết đến vào năm 1989, do đã cảnh báo và thúc giục các học sinh sinh viên tham gia biểu tình hãy nhánh chóng rời khỏi Quảng Trường Thiên An Môn vài ngày trước khi nhà đương cuộc Cộng Sản Trung Quốc phát động một cuộc đàn áp dã man bằng xe tăng vào ngày 4/6. Hàng trăm người đã làm theo lời khuyên của ông, được cho là đã cứu được mạng sống của họ. Nhưng ông vẫn cảm thấy bị ám ảnh mà ông nói sau này, bởi những “vong hồn” của sự kiện Thiên An Môn.
Ông Lưu Hiểu Ba đã bị biệt giam tại Cẩm Châu – thành phố duyên hải lớn thứ nhì của tỉnh Liêu Ninh – gần nơi sinh của ông ở vùng đông bắc cằn cỗi của Trung Quốc. Ông đã hồi phục nhánh chóng từ bệnh viêm gan – nhưng di căn của bệnh tình này có thể đã là một trong những bệnh lý gây ra sự di hại về gan của ông ta, bao gồm cả biến chứng thành ung thư. Một điều không được rõ là thời điểm mà ông ta được chẩn đoán và xác định đã mắc phải bệnh ung thư gan và chỉ được đưa đến chữa trị tại một bệnh viện gần thành phố Thẩm Dương vào ngày 7/6/2017.
Sau khi quốc tế đã lên tiếng chỉ trích quyết liệt lúc bệnh tình của ông trở nên đầu đề trên các diễn đàn thế giới, Bắc Kinh đã phải cho phép hai bác sĩ chuyên khoa người Đức và người Mỹ đến xem xét bệnh tình ông Lưu Hiểu Ba vào ngày 7/7/2017. Bác sĩ Đức Markus Buechler và bác sĩ đồng nghiệp Hoa Kỳ Joseph Herman cùng nói rằng họ đã yêu cầu cho phép bệnh nhân được đi ngoại quốc chữa trị; nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc đã ngoan cố không chấp thuận và nói rằng ông không thích hợp để được chuyên chở đi ngoại quốc.
Những người thân thuộc trong gia đình, bao gồm bà Lưu Hạ, được cho phép ở bên cạnh cho đến giây phút cuối cùng cuộc đời ông Lưu Hiểu Ba; nhưng đã bị ngăn cản nghiêm ngặt không được liên lạc với xã hội bên ngoài.
Tình hình an ninh được nhìn thấy ngộp thở ở Quảng Trường Thiên An Môn với ý đồ ngăn cấm bất cứ một ai đến gần đó để bày tỏ sự thương tiếc hoặc có hành động tưởng niệm người Trung Quốc đấu tranh cho dân chủ tự do và đã đoạt được giải Nobel Hòa Bình, Lưu Hiểu Ba.
Vị nữ chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy, Berit Reiss-Andersen, nói rằng: “Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho cái chết của ông Lưu Hiểu Ba”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoài Giao Cộng Sản Trung Quốc, Cảng Sảng, đã lên tiếng kêu gọi vào tối hôm qua (14/7/2017), lại với giọng điệu quen thuộc, rằng, “Trung Quốc hy vọng các nước có liên quan sẽ tôn trọng quyền chủ quyền tư pháp tối thượng của Trung Quốc và không lợi dụng các vụ việc riêng lẻ để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Theo nguồn tin mới nhận được vào 09:00 giờ sáng thứ Bảy, ngày 15/7/2017, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc đã thúc ép gia đình ông Lưu Hiểu Ba phải xúc tiến ngay lễ hỏa táng di hài và chính quyền cộng sản thành phố Thẩm Dương đã tổ chức một cuộc họp báo sáng sớm nhấn mạnh rằng hỏa táng là theo nguyện vọng của gia đình người đã quá cố.
Theo sự tường thuật của Thời Báo Tự Do phát hành tại Đài Loan: Lễ tiễn biệt được tổ chức tại một nhà quàn ở ngoài ô phía nam thành phố Thẩm Dương với di hài được đặt ngay chính giữa nhà vĩnh biệt có treo tấm băng-rôn nền đen chữ trắng “Lễ Cáo Biệt Di Hài Lưu Hiểu Ba”, bên cạnh đó có một ít vòng hoa và câu đối vãn ca thương tiếc của thân bằng quyến thuộc.
Sau khi di hài được hỏa táng, nhân viên nhà quàn đã mang hộp đựng tro cốt ông Lưu Hiểu Ba trao tận tay cho bà Lưu Hạ và bà đã ôm chặt hộp đựng tro cốt đó trong vòng tay sát mình lặng lẽ rời khỏi nhà quàn cùng em trai Lưu Huy và hai anh em ruột của ông Lưu Hiểu Ba, Lưu Hiểu Quang và Lưu Hiểu Tuyên.
 (Thiên Thanh)

Nguồn: http://matildanews.com.au/2017/07/15/16103/