Putin nghĩ gì và làm gi? Liệu Nga sẽ sụp đổ không?

Anders Åslund
  
Đỗ Kim Thêm dịch
 
Putin nghĩ gì và làm gi? Liệu Nga sẽ sụp đổ không? 
 
(LND) Dù Putin lo bảo vệ quyền lực cá nhân cho đến cuối đời trong lo sợ, nhưng lại hô hào dân chủ giả hiệu và tinh thần dân tộc cực đoan để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Vì Putin ủng hộ cho chế độ phi nhân tại Syria và xâm chiếm Bán Đảo Crimea để phô trương sức mạnh quân sự cho thế giới và dân chúng, nên gây nhiều hậu quả bất lợi cho nước Nga. Do ảnh hưởng của giá dầu xuống thấp và các biện pháp phong toả mà tình hình kinh tế suy vi, Nga không thể tiếp tục tài trợ cho các phiêu lưu quân sự và gia tăng phúc lợi cho dân chúng. Bất ổn xã hội tăng cao và động loạn triền miên nên Nga không thể phát huy tinh thần dân chủ và đoàn kết chính trị. Sụp đổ của Nga như Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu sẽ là một hồi kết để hạ màn cho chế độ của Putin, nhưng đó là một triển vọng khó lường đoán. Dù có tình huống nào khác tốt hơn có thể xãy ra thì người dân Nga cũng sẽ phải còn tiếp tục sống trong đau khổ.



Các lý giải tổng hợp này của Anders Åslund cũng đúng cho Việt Nam, nhưng tình hình của Viêt Nam còn trầm trọng hơn nước Nga nhiều.   
 
***
 
Khi cơn sốt chiến tranh trở lại Ukraina, thì lý do tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin, từ một con người mơ ước tạo ra hiện đại hóa lại thành một kẻ chuyên quyền hung hăng, là một vấn đề được làm sống lại. Cho dù với lý do nào đi nửa - nổi lo sợ cho sự an toàn của riêng mình hoặc ý nghĩa về sự bất bình thuộc lịch sử, hoặc là cả hai – khi Putin không có khả năng để cải cách cho nền kinh tế của Nga, thì dường như chắc chắn là ông sẽ sụp đổ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ở vào thời điểm gây được nhiều chú ý trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ cũng giống như Hillary Clinton và Donald Trump. Như theo các chuyên gia an ninh khả tín cho biết rằng Putin có tay chân thâm nhập được các vào máy vi tính của Đảng Dân chủ và lọt qua các kết quả cuả WikiLeaks, nên Putin dường như đang cố làm thiên lệch cuộc bầu cử theo cách của Trump. Bên cạnh việc kêu gọi Nga thâm nhập vào các điện thư của Clinton, Trump dường như đã trả ơn cho Putin bằng cách chấp nhận các lý do của Putin trong việc sáp nhập Crimea và phủ nhận sự hiện diện của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Nhìn trong con người của Putin, nhiều nhà quan sát thấy có cả lý tưởng lãnh đạo của Trump: độc đoán, không kềm chế và có phong cách riêng.
.
Trở lại về vấn đề của Nga, Putin đã thậm chí vượt trội hơn Trump trong việc chế ngự các tin tức. Tất nhiên, ông có bộ máy tuyên truyền hùng hậu của Điện Kremlin trong tầm tay, một trong số bộ máy này là không ngừng phóng chiếu hình ảnh của ông như là một Nga Hoàng toàn năng và toàn trí qua hình thức sùng bái cá nhân trong phong cách mới của truyền hình. Tuy nhiên, bất chấp sự hiện diện của một Sa Hoàng khôn ngoan này, nền kinh tế Nga đã gần như nổ tung, dường như đang đi theo một tiến trình trì trệ như thời Leonid Brezhnev, nếu không nói là tệ hơn.
Với thành tích về chủ trương phiêu lưu quốc tế và vụng về trong kinh tế, chuyện không có gì là ngạc nhiên khi Putin đã cuốn hút và gây quan tâm cho các nhà bình luận của Project Syndicate về 16 năm cầm quyền của ông. Ivan Krastev của Center for Liberal Strategies ở Sofia có thể nắm bắt được quan điểm của các nhà bình luận này một cách hay nhất: “chúng ta bị mê hoặc bởi Tổng thống Nga không phải vì Putin là hợp lý, hoặc thậm chí vì ông là mạnh hơn, nhưng vì ông chủ động sáng kiến", trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây dường như quá nhút nhát và/hoặc bị tê liệt trong hành động.
Thuần lý trong ngang bướng
Vladimir Putin là ai và điều gì thúc đẩy ông ta? Khi Putin nắm quyền vào năm 2000, ít ai biết về ông mà mọi người có xu hướng nhìn thấy những gì họ muốn biết. Sau khi nhìn vào đôi mắt của Putin, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng ông có thể "nhận được một ý nghiã trong tâm hồn của Putin", ông nhìn thấy Putin là "một người dấn thân cao độ vì lợi ích tốt nhất của đất nước". Chris Patten, Ủy viên Ngoại vụ của Liên Âu và có quan hệ với Putin, qua các cuộc gặp gỡ này, ông có một ấn tượng tối tăm hơn nhiều: "Putin nhìn chúng tôi trong ánh mắt và nói dối, gần như chắc chắn ông nhận thức rằng chúng tôi biết ông đang nói dối"
Ngày nay, việc đánh giá tốt đẹp về Putin mà Bush thêu dệt đã đột nhiên biến mất trong số các nhà lãnh đạo của thế giới, một vài người trong giới này như Thủ tướng Đức Angela Merkel chẳng hạn, họ đã có những kinh nghiệm tương tự như Patten. Nhưng đánh giá càng đáng ngờ nhiều hơn này đã chỉ đem lại những vấn đề khác. Có phải Putin là một bậc thầy về  chiến lược luôn dẫm chân lên các đối thủ, gần đây nhất là ông tìm cách gần gủi hơn với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan trong khi đồng thời tăng thêm căng thẳng mới với Ukraine không? Hoặc có phải Putin là một kẻ vụng về liên tục, người không nhận ra các chiến thắng về mặt chiến thuật ở Ukraina và Crimea, hoặc trong việc ký kết thỏa thuận về năng lượng với giá hạ cho Trung Quốc, tất cả là những thất bại về mặt chiến lược mà nó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các lợi ích lâu dài của Nga không?
.
Adam Michnik, nhà lãnh đạo của phe đối lập chống Cộng sản của Ba Lan trước năm 1989, ông thấy tính cách hung hãn quốc tế của Putin như là nổi lên từ "quan điểm bất thường mà cả thế giới đã phân biệt đối xử chống lại Nga trong ba thế kỷ qua." Tuy nhiên, Michnik nhấn mạnh rằng theo quan điểm bất động của phương Tây, quan điểm lệch lạc này về lịch sử đã khiến Putin nắm lấy các chính sách có thể được cấu trúc theo một cách thuần lý. Trong xâm lược và thôn tính Crimea, "việc thu tóm bằng bạo lực đã xãy ra - và Putin biết điều đó."
Một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất trong nước (mà gần đây bị phải chạy khỏi nước Nga), đó là nhà phân tích chính trị Andrei Piontkovsky, ông đi xa hơn trong khi nhấn mạnh đến tính cách thuần lý của Putin. Ông lập luận là "Putin được hướng dẫn bởi một mục tiêu duy nhất." Và mục tiêu đó không phải là "tham vọng đế quốc." Thay vì thế, "mọi chính sách lệ thuộc với mục tiêu cầm quyền Nga của Putin là cho đến khi nào mà ông còn sống". Các hành động của ông ta không được thúc đẩy bởi một ham muốn đầy bệnh hoạn cho quyền lực, nhưng đang "dựa trên các mối quan tâm hoàn toàn thực tế về sự an toàn cá nhân của mình," Piontkovsky khẳng định như vậy. Nói một cách đơn giản, Putin "hiểu các quy luật của hệ thống độc tài mà ông đã giúp xây dựng lại nước Nga."
Nina Khrushcheva của Trường phái mới đồng ý khi lập luận là lo sợ của Putin cho sự an toàn cá nhân là biện minh có cơ sở. Bởi vì "Putin đã thể hiện là ít kiềm chế khi săn đuổi các đối thủ," dù ông hiểu rằng có "các thỏa thuận bất thành văn giữa các giới lãnh đạo là không bao giờ có thể từ bỏ quyền lực một cách tự nguyện mà không lo sợ cho sự an toàn trong tương lai". Vì vậy, số phận của người hùng là một loại hoang tưởng thường trực mà nó đòi hỏi Putin duy trì quyền lực cho đến ngày cuối đời của mình.
Để đạt được mục tiêu này, Putin đã làm vô dụng một nền dân chủ còn non  trẻ của Nga và thậm chí bịa ra một ý thức hệ giả tạo - "một nền dân chủ với chủ quyền tối thượng" mà trong đó, như cựu Tổng thư ký Liên minh  Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen nói: "tổng thống loại bỏ tất cả đối lập, hạn chế tự do của truyền thông vàrồi thì ông nói với người dân rằng họ có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ."
Mối quan tâm của Putin cho an toàn cá nhân cũng đi theo một con đường dài hướng tới việc giải thích lý do tại sao ông đã kích động sự nhiệt tình  tinh thần dân tộc ở trong nước. Vladislav Inozemtsev của Moscow’s Higher School of Economics thấy trong con người của Putin và cách cai trị của ông là một dấu hiệu lờ mờ của chủ nghĩa phát xít, mà theo định nghĩa của  nhà sử học Robert O. Paxton là: "Mối bận tâm đầy ám ảnh về sự suy sụp của cộng đồng, ô nhục, hoặc mang tâm trạng là nạn nhân, tinh thần sùng bái cho đoàn kết, tinh thần nhiệt huyết và thuần khiết."
Viễn kiến này hỗ trợ cho sự khẳng định của Harold James thuộc Đại học Princeton. Đó là một lỗi lầm nghiêm trọng để biến "chính sách của Điện Kremlin thành một bi kịch tâm lý mà chỉ có thể hiểu được thông qua một cuộc thăm dò sâu xa về tinh thần của nước Nga." Kết quả của một tìm kiếm như thế chỉ là "các quan niệm sai lầm tràn lan về những gì đã thúc đẩy làm cho Putin thay đổi từ một lập trường có vẻ như đang hiện đại hóa, hòa giải, và thậm chí thân phương Tây" trong đầu nhiệm kỳ tổng thống chuyển sang một  "chủ nghĩa xét lại hung hăng" ngày nay.
.
Đáp ứng trước sự đe doạ của một quyền lực đang suy vong
Joseph S. Nye của Đại học Harvard, người có tiếng nói hàng đầu trong học giới về chính sách đối ngoại của Mỹ, ông nhìn thấy "một tình trạng suy vong trường kỳ" của nước Nga, nhưng trong đó "Nga vẫn còn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế với trật tự quốc tế ở châu Âu và các nơi khác." Vấn đề vượt qua khỏi Putin là: "Các quốc gia đang suy vong - thí dụ như Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914 - có xu hướng trở nên ít sợ rủi ro và do đó mà họ tạo ra nguy hiểm hơn nhiều." Thực ra, đối với Nye, mối đe dọa của Nga đặt ra "vượt xa khỏi Ukraine," nơi mà Putin thôn tính Crimea và sự xâm nhập vào khu vực phía đông Donbas đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng nhất đối với trật tự thế giới từ năm 1989. Như vậy, phương Tây phải đứng lên để đáp ứng lại thách thức của Putin, nhưng không phải là làm "cô lập Nga hoàn toàn."
Shlomo Ben-Ami, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Israel, theo cách lý luận này trong một bước sâu xa hơn. "Đối với một số quốc gia, thất bại về mặt chính trị hay quân sự là chuyện không thể nào chịu đựng được, quá nhục nhã đến độ mà các nước này sẽ làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì họ xem như là một trật tự quốc tế bất công. Ben-Ami lập luận rằng:" Mặc dù Putin có thể bị thúc đẩy nhằm để tự bảo tồn, Putin thực sự cảm thấy bị phẩn uất.“ "Chiến lược mới để báo thù " của Nga có vẻ như là một phản ứng tự nhiên với sự nhục mạ trong thất bại của họ trong Chiến tranh Lạnh và sự bần cùng đi kèm với sự sụp đổ kinh tế của đất nước trong những năm 1990.
Có thể làm gì để kiểm soát đất nước và lãnh đạo bị thúc đẩy bởi các cảm giác nhục nhã? Ben-Ami tiếp tục lập luận là: "Một quyền lực theo chủ  trương xét lại có thể bị phản đối với sự nhiệt tình tương ứng" hoặc người ta có thể chờ đợi cho phản ứng này "đạt đến giới hạn của sức mạnh quân sự và kinh tế" và nổ tung giống như Liên Xô. Những giấc mơ của Putin về nước Nga "duy trì thiên hướng và các đặc điểm của một cường quốc: một nền văn hóa và lịch sử phong phú, tầm vóc quy mô, khả năng kinh khủng về hạt nhân, ảnh hưởng mạnh mẽ trên khắp vùng Âu Á, và năng lực để có một nơi điều chỉnh trong một vài cuộc xung đột." Nhưng  Putin dường như mù quáng trước các giới hạn về các nguồn lực của nước Nga.
Đối với Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, thì việc quyết định của Putin gửi quân sang bán đảo Crimea và sau đó là phía Đông Ukraine đã dẫn đến việc không chỉ làm phật ý phương Tây, nhưng là một phần của nỗ lực không ngừng để tăng cường "nắm quyền lực của mình trong nước." Haass không ủng hộ việc kết hợp Ukraine vào khối NATO, nhưng ông đề xuất một sách lược đa phương. "Chính sách của phương Tây là nên tìm cách làm đe doạ chiến lược của Putin, bằng cách tăng cường cho Ukraine về phương diện chính trị và kinh tế, hỗ trợ an ninh và đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.
.
Ulkraine và Syria là các ván cờ đầu của Điện Kremlin
KHi Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt là một trong những kiến trúc sư về Quan hệ Đối tác của Liên Âu với các quốc gia Đông Âu trong năm 2009 (cùng có sự hợp tác của Ngoại trưởng Ba Lan lúc bấy gi là Radosław Sikorski). Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các Chương trình Đối tác với các quốc gia Đông Âu đã bị chỉ trích là một sáng kiến ngây thơ. Bildt cũng không biện hộ. "Trong khi viễn kiến của Liên Âu cho một 'châu Âu rộng hơn' dựa vào quyền lực mềm, hội nhập kinh tế và xây dựng thể chế dài hạn, thì chính sách Nga nới rộng của Putin phụ thuộc vào sự đe dọa và bạo lực". Chuyện không may là một tình trạng bất đối xứng còn dai dẳng. "Đối với Nga, gây thêm biến động trong ngắn hạn còn dể hơn là đối với châu Âu trong việc giúp xây dựng sự ổn định lâu dài."
Yuliya Tymoshenko, người đã hai lần làm Thủ tướng Ukraine, bà nói rằng một tình trạng ổn định như vậy không thể phụ thuộc vào cách đặt niềm tin vào thiện chí của Điện Kremlin. Đối với bà Tymoshenko, Putin đã hành động theo một niềm tin đơn giản: "những gì ông có thể chia là để dể trị". Đó là lý do tại sao số phận của đất nước của bà là rất quan trọng. Bà tin rằng "Những gì xảy ra ở Ukraine sẽ là một thử thách tối hậu để xem liệu việc thống nhất châu Âu và Xuyên Đại Tây Dương có chịu đựng được không" khi đối mặt với những cái bẩy mà Putin đặt ra cho họ.
Nhưng Jeffrey Sachs của Viện Địa Cầu thuộc Đại học Columbia tin rằng niềm tin của Putin là bước thoát ra khỏi các thực tế của thế kỷ XXI. "Putin dường như tin rằng Nga có thể làm đảo lộn bất kỳ tình trạng tồi tệ nào của quan hệ kinh tế với phương Tây bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc", Sachs ghi nhận rằng: "Nhưng những công nghệ và kinh doanh được kết hợp nhau trong toàn cầu là để phân chia thế giới thành các khối kinh tế." Trong khi đó, "Trung Quốc biết rằng sự thịnh vượng kinh tế dài hạn phụ thuộc vào quan hệ tốt đẹp với Mỹ và châu Âu",  điểm này dường như Putin không nhận ra, có vẻ như Putin không hiểu vấn đề "là nền kinh tế Liên Xô sụp đổ mà kết quả là do tình trạng bị cô lập từ các nền kinh tế công nghệ tiên tiến."
Việc xâm nhập gần đây của Nga tại Trung Đông thể hiện cả hai vấn đề là sự táo bạo và các giới hạn của chủ thuyết Putin. Anne-Marie Slaughter,  cựu Giám đốc Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ và Chủ tịch đương nhiệm của New America, bà cho rằng: "Putin đã hành động vì lý do quốc nội - để đánh lạc hướng sự chú ý của người Nga 'từ thất bại của nền kinh tế trong nước và để xoa dịu sĩ nhục khi xem những kẻ biểu tình ủng hộ châu Âu lật đổ chính phủ Ukraina mà ông hỗ trợ".
Và từ khởi thuỷ, ông tin tưởng rằng Nga sẽ phải chịu ít chi phí. Đối với một nhà lãnh đạo tự đo lường cho mình theo điều kiện của một kẻ bạo dâm thô kệch", thực tế thì "Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự lớn nhất và linh hoạt nhất trên thế giới, đã được lựa chọn để đàm phán khi bàn tay bị trói sau lưng," là một lời mời gọi công khai đưa tới việc gây bất hoà.
Ben-Ami nghĩ là Putin đã đạt được mục tiêu ở Syria, ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad rút cục sẽ sụp đổ. "Sau nhiều năm đứng chung hàng ngũ, Nga hỗ trợ trong tâm điểm của trò chơi thuộc về địa chiến lược ở Trung Đông" và "đã củng cố vị trí như là một quyền lực phải được quan tâm đến". Bằng cách tự khẳng định trong cuộc xung đột, Nga đã buộc Mỹ phải làm theo Nga. Do đó: "Các nhà lãnh đạo Trung Đông hiện nay hướng đến Moscow, không phải nhìn vWashington để gia tăng các lợi ích".
.
Trận chiến Potemkin của nước Nga
Vấn đề chính của Putin ở Syria đã không phải là các phản đối của phương Tây, nhưng thực tế là nền kinh tế của Nga là quá yếu để hỗ trợ các hoạch định lớn lao của Putin trong thời gian dài. Trong vòng sáu tháng của sự can thiệp, chi phí tốn kém của việc phối trí quân đội Nga đã gây cho Putin phải triệt thoái nhiều lực lượng.
Yuriko Koike là Đô trưởng vừa mới được bầu tại Tokyo chỉ ra một cách trung thực là sự can thiệp của Putin tại Ukraine thể hiện sự yếu đuối mà  không có hành động kinh nghiệm trước đó. Bà lập luận là "chổ yếu trong tham vọng quyền lực của Putin là một nền kinh tế còn bấp bênh và chưa đủ đa dạng của Nga, và nhiều mong đợi của người Nga bình thường v các tiêu chuẩn sống được cải thiện.“
Thật vậy, vào tháng Ba năm 2014, ngay sau khi Nga chiếm đóng Bán Đảo Crimea, Sergei Guriev, cựu Viện Trưởng New Economic School ở Moscow, hiệnnay đang lưu vong, ông liệt kê những thiệt hại kinh tế lớn mà Nga gây ra như là kết quả trong một chuyến phiêu lưu sai lầm của Putin tại Ukraine. Điều này không chỉ bao gồm các "chi phí trực tiếp của hoạt động quân sự và hỗ trợ chế độ Crimean và nền kinh tế không hiệu quả", nhưng cũng có những chi phí nhiều thương đau hơn do các biện pháp phong toả về thương mại. Kết quả của cả hai đã "làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư Nga và nước ngoài và gia tăng việc thất thoát vốn tư bản".
Putin là một nhà chiến thuật, ông đã sử dụng phản ứng của phương Tây để làm lợi cho mình. Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer và Henrik Enderlein, Giáo sư tại Trường Quản trị Hertie tại Berlin, dự đoán việc này. "Nếu phản ứng của phương Tây trước việc xâm lược của Nga tại Ukraine  giới hạn có hiệu qu trong các biện pháp trừng phạt kinh tế", họ viết: "Putin sẽ dễ dàng hơn để có thể đổ lỗi cho phương Tây và Nga cáo buộc sự thù địch làm cho đời sống của người dân Nga bình thường suy sụp, do đó nó làm cho Putin tăng gấp đôi về chủ thuyết dân tộc hiếu chiến".
Nhưng ý tưởng cho rằng các biện pháp trừng phạt là nguyên nhân của tình trạng khốn cùng kinh tế của Nga chỉ là một phần khác trong tuyên truyền của chế độ. Các biện pháp phong toả chỉ kết hợp các yếu kém dài hạn của nền kinh tế Nga, phản ánh trào lượng tư bản khổng lồ bị thất thoát mỗi năm. Nguyên nhân của việc này, nói như Guriev và Aleh Tsyvinski của Đại học Yale, rõ ràng đây là: "Mặc dù các cơ hội đầu tư ở Nga rất nhiều, các cơ hội này đang bị đè nặng hơn bởi những rủi ro của sự truất hưũ tài sản." Do đó mà  "cổ đông tư nhân muốn bán cho nhà nước nhiều hơn, và lý do tại sao các công ty nước ngoài ưu tiên làm kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước."
Một phần vì lý do này mà Giáo sư Simon Commander của IE Business School và tôi tin rằng nỗ lực để đa dạng hóa nền kinh tế thoát ra khỏi khu vực dầu mỏ và khí đốt đã thất bại. Hơn nữa, dưới thời Putin, khu vực công đã mở rộng nhanh chóng đến 70% của nền kinh tế, về cơ bản đảo ngược các cải cách tư nhân hóa và thị trường tự do của những năm 1990. Các người trung thành với Putin quản lý doanh nghiệp nhà nước kém cỏi và ít có sự minh bạch tối thiểu, nó làm cho vấn đề còn tệ hại hơn. Chúng tôi đã lập luận là: "Nước Nga của Putin làm ngày càng gợi nhớ đến Tổng thống Suharto của Indonesia - một hệ thống phức tạp của tư bản thân tộc và không ai có quyền sở hữu thực sự."
Nhưng Charles Wyplosz của Trường Graduate Institute of International Studies tại Geneve đã cảnh báo chống lại các vấn đề phóng đại về khó khăn kinh tế của Nga. “Nga không phải là trường hợp của một cái rổ chờ để chứa các vấn đề kinh tế", ông lập luận. "Tình hình hiện nay rất khác so với năm 1998", khi thâm hụt ngân sách lớn lao của Nga và nợ công buộc chính phủ phải vỡ nợ.
Wyplosz nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây chính phủ của Putin đã theo đuổi một chính sách kinh tế vĩ mô bảo thủ với mức khiếm hụt ngân sách nhỏ và một khoản nợ công có giới hạn, trong khi tỷ giá hối đoái của đồng rúp mất giá so với giá dầu, làm cho Nga có thể duy tình trạng thặng dư trong tài khoản thanh toán vãng lai. Vì không có tình trạng tổn thương về mặt tài chính nên đã cho phép Nga khắc phục được các biện pháp phong toà kinh tế lâu dài hơn. Và trong khi "quyết định của Putin không thực hiện các cải cách không được phổ cập mà nó có thể tạo ra một khu vực mạnh không thuộc dầu khí và có thể tác hại lâu dài cho tình trạng lành mạnh của nền kinh tế". Ông tiếp tục lập luận là: "Tình hình này đã cho phép Putin duy trì sự hỗ trợ của đông đảo quần chúng."
.
Vladimir Brezhnev?
Tuy nhiên, lựa chọn đó chỉ làm trì hoãn các việc không thể tránh khỏi. Putin là một kẻ cơ hội khéo léo, nhanh chóng chuyển biến lợi thế trong ngắn hạn khi ông cảm nhận sự yếu kém hoặc thiếu quan tâm của giới đối kháng. Nhưng ngoài mối quan tâm của ông về sự ổn định về  nền kinh tế vĩ mô, Putin dường như không có cách làm cho cải cách tạo ra cạnh tranh cho nền kinh tế của Nga.
Thật vậy, mặc dù Putin thường đem nhiều lời hứa hẹn lớn lao và hoạch định cho một tương lai rạng rỡ của Nga, thậm chí đoan chắc rằng đến năm 2003 GDP sẽ tăng gấp đôi trong một thập kỷ, ông "đã không báo hiệu bất kỳ các kế hoạch cụ thể nào để giải quyết những yếu kém của nền kinh tế Nga", nhà kinh tế học Ba Lan Jan Winniecki nói. "Nga phải đối mặt với một thách thức tương tự như trong các năm 1970 và 1980 - và, như Putin ngày nay, các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc làm những gì xem ra là cần thiết."
Do đó, George Soros lập luận là "chế độ Putin phải đối mặt với sự phá sản vào năm 2017, khi một phần lớn các khoản nợ nước ngoài tăng lên, và bất ổn chính trị có thể bùng dậy sớm hơn. "Với dự báo này, vấn đề cơ bản của Putin hôm nay là: nhờ sự cứng rắn, quá chú trọng vào đầu tư quân sự, và lơ là của phương Tây mà chế độ của ông sẽ kết thúc trong cùng một số phận sụp đổ như Liên Xô?
Nếu Nga sụp đổ, các dự đoán Michnik sẽ được xác minh là đúng. "ông trùm của băng đảng Mafia thường gặp một số phận bất hạnh". Ông nhắc nhở chúng ta là: “tôi không nghĩ rằng Putin sẽ tiến triển nhiều trong khi hạ màn kết thúc. Tuy nhiên, trong khi đó, nhiều người - trong nước Nga và ở các nơi khác nữa - có thể phải còn chịu khổ.“

***
Anders Åslund là Thành viên Cao cấp của Atlantic Council in Washington, DC. Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ukraine: Went Wrong và How to Fix It.
Nguyên tác: The Putin QuestionTựa đề bản dịch là của người dịch.
- https://vietbao.com/p112a257332/putin-nghi-gi-va-lam-gi-lieu-nga-se-sup-do-khong-