INTERNET ĐẶT NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI



Trận chiến pháp lý về Internet tại Hoa kỳ

QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ TỰ DO THÔNG TIN:

INTERNET ĐẶT NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI

LÂM LỄ TRINH

Nếu vỏ khí nguyên tử đả thay đổi cuộc diện chính trị toàn cầu trong thế kỷ thứ 19 thì sự phát triển thần tốc của các máy móc điện tử đả mở màn cho một kỷ nguyên cách mạng truyền thông trên thế giới vào cuối thế kỷ 20 và chắc chắn sẽ còn dành nhiều ngạc nhiên ngoạn mục nhửng năm sắp đến.

Hoa kỳ là quốc gia tiền phong trong cuộc cách mạng này nhờ óc sáng tạo chuyên môn phong phú, phương tiện đầu tư dồi dào và đặc biệt, một hệ thống pháp luật luôn luôn cố gắng thích nghi với nhịp tiến của khám phá kỹ thuật. Tại nước Mỷ, Hiến pháp bảo vệ những quyền công dân căn bản. Vì thế xú này là vùng đất lý tưởng để thí nghiệm và quảng bá các phương tiện truyền tin đại chúng tân thời.

Sự cải tổ luật lệ vô tuyến viễn thông tại Hoa kỳ.
Đạo luật mệnh danh The Communications Act, được Quốc hội thông qua năm 1934, vẫn còn hiệu lực cho đến năm 1995 trong lãnh vực truyền tin ở Mỹ. Trong thời gian này, công ty AT & T độc quyền về dịch vụ viễn liên và chế tạo dụng cụ truyền thông. Băng tần truyền sóng AM, amplitude modulation, mới bắt đầu phổ thông trong quần chúng và băng tần FM, frequency modulation, chưa thông dụng.
Đạo luật 1934 trở nên lỗi thời mau chóng. Năm 1984, Chính phủ ban hành đạo luật The Cable TV Consumer Protection Act, chấm dứt độc quyền của AT & T, cho thành lập Ủy ban Viễn thông Liên bang, the Federal Communications Commission hay FCC và điều chỉnh quy chế kỷ nghệ điện tín bằng giây cáp. Nhiều sự cải tiến vũ bão đã được thực hiện trong những thập niên gần đây trong phạm vi cung cấp dịch vụ điện thoại, truyền hình và chuyển nhượng dử liệu database. Đồng thời, hiện tượng phối hợp các công nghệ thông tin để cạnh tranh và sự phát triển kinh khủng của kỹ thuật đả dẫn đến việc xóa mờ lằn ranh giữa những dịch vụ nói trên và phương pháp cung cấp dịch vụ bằng máy vi tính, ti vi và điện thoại hiện có chức năng trùng dụng. Những sự kiện này biểu hiện một kỷ nguyên mới trong địa hạt truyền thông và giải trí.
Vài thập niên gần đây, chính quyền Hoa kỳ trực diện trách nhiệm điều chỉnh các thiết bị cơ bản truyền thông. Thật vậy, tổ chức hạ tầng này ( thường được mệnh danh siêu xa lộ thông tin (information superhighway) rất phức tạp và thay đổi mau chóng. Chủ đích của Chính phủ là khai thác các lợi ích tiềm ẩn và đồng thời, cố gắng phòng ngự nhửng hệ quả không tốt.
Ngày 15. 6.1995, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu chấp nhận dự án luật S.652 do Chủ tịch Ủy ban Thương mải Larry Pressler (CH - San Diego) đề nghị dưới danh xưng the Telecommunications Competition & Deregulation Act. Dự án này cho phép các công ty Bell tham gia thị trường viễn liên, cấm Internet tuyên truyền tài liệu dâm ô và buộc các đài truyền hình phải chia loại nội dung (content ratings) của những chương trình chiếu trên màn ảnh để khán thính giả chọn lựa.
Tháng 8.1995, Hạ viện thông qua, với năm khoảng tu chính, dự án luật H.R 1555 do dân biểu J. Bliley (C.H- Virginia) đề xướng. Dự án mang tên The Communications Act và chủ trương đại cương như dự án S.652.
Tháng 10.95, Thượng và Hạ viện họp chung và đồng thuận về một số điểm như: điều chỉnh công ty điện thoại, khuyến khích cạnh tranh trong thị trường viễn liên, nhận đầu tư ngoại quốc trong các công ty thông tấn Hoa kỳ, lập cơ chế bảo đảm việc cung cấp dịch vụ điện thoại toàn cầu và đặt luật lệ kiểm soát trên lưới điện toán tài liệu tục tỉu hay dâm ô. Về điểm chót, có hai vấn đề được đặt ra: Một mặt, có nên áp dụng hay không cho các lưới điện toán khối đạo luật chung liên hệ đến dục tình, sex content la ws, hiện đang chi phối lảnh vực truyền thanh, truyền hình và điện đàm ?. Mặt khác, ai sẽ bị truy cứu trước pháp luật, một mình người xướng xuất tài liệu tục tĩu hay luôn cả hai: người xướng xuất và công ty đưa tài liệu vào mạng lưới ?
Đầu tháng 8.1995, Tổng thống Clinton gởi thông điệp sang Quốc hội cho biết ông sẻ phủ quyết nếu dự án luật không được tu chính để đẩy mạnh hơn nửa sự cạnh tranh giửa các công ty, thúc đẩy xứ ngoài đầu tư và nghiên cứu việc mở rộng mức xử dụng trong quần chúng mạng lưới điện toán, đồng thời ban hành biện pháp cải thiện dịch vụ toàn cầu bằng cách hạ giá biểu, tăng phẩm chất, tạo thêm cơ hội chọn lựa cho khách hàng...
Lập pháp và Hành pháp đồng ý tương nhượng. Sau cùng, dưới sự hối thúc của hai tổ chức khuynh hữu Christian Coalition và The National Law Center for Children & Family, TT Clinton ký tên ban hành ngày 8.2. 1996 luật The Communications Decency Act (CDA) như một phần của đạo luật truyền thông rộng hơn mang tên The Communications Act 1996. Chi tiết của đạo luật này được trình bày trong tạp chí Congressional Digest, số tháng giêng 1996.

Vụ kiện Internet trước Tối Cao Pháp Viện.
Đạo luật CDA vừa đem ra thi hành thì liền gặp sự chống đối mãnh liệt của giới truyền thông, đặc biệt vì sự vi phạm văn kiện này bị xếp vào loại trọng tội, có thể phạt vạ 250.000 đô hay phạt tù không quá hai năm hay áp dụng cả hai hình phạt cho kẻ nào, qua trung gian máy móc truyền thông, làm, tạo ra, rao hàng và đề xướng chuyển đạt bất luận lời chú thích, yêu cầu, khuyên nhủ, đề nghị, hình ảnh hay hình thức liên lạc nào khác có tính cách tục tỉu và dâm ô, khi biết rằng người nhận là vị thành niên dưới 18 tuổi;....kẻ nào dùng nhửng dịch vụ điện toán tương hổ (interactive computer services) để trưng bày một cách có thể giúp ích, in a manner available, với vị thành niên dưới 18 tuổi lời phê bình, rù quến, kích thích, đề xuất, hình ảnh hay hình thức thông đạt nào khác; miêu tả và thuật lại bằng nhửng danh từ hiển nhiên tục tỉu, patently offensive, nhửng tác động bài tiết hay bộ phận tình dục “. Tính cách tủc tỉu được Tòa thẩm định chiếu theo tiêu chuẩn của cộng đồng hiện đại, contemporary community standards.
Tháng 2.1996, xảy ra hai vụ kiện chống Chính phủ Liên bang trước Tòa án Pennsylvania:
1- Vụ thứ nhất, do đơn khởi tố ngày 8 tháng 2 của 20 nguyên đơn, đứng đầu là American Civil Liberties Union (ACLU), Electronic Privacy Information Center, Electronic Frontier Foundation, The Journalism Education Association,The Center for Democracy & Technology và Human Rights Watch. 2- Vụ thứ hai, do đơn khởi tố ngày 26 tháng hai, với 37 nguyên đơn đoàn kết dưới danh xưng The Citizens Internet Empowerment Coalition gồm có các công ty America Online, Compuserve, Prodigy, Netcom, Apple Computers, Microsoft Network và các Hội đoàn American Society of Newspaper Editors và the Society of Professional Journalists.
Trong hai vụ tranh tụng, tổng số nguyên đơn lên đến 57, chẵng nhửng giới kỷ thuật điện toán mà luôn cả ngành báo chí, đại học và các Hội đoàn tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền đều được thay mặt. Đơn khởi tố dựa vào ba lý do chính: (1) - Mạng lưới internet là trung gian truyền thông đáng được Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp Hoa kỳ bảo vệ rộng rải như ấn liệu (báo, sách..v..v..) thường được gọi print media. (2) - Chính các cá nhân xử dụng và cha mẹ của họ - chớ không phải Chính phủ liên bang - mới có quyền chọn cho họ và thân quyến nhửng gì đáng xem trong gia đình tùy theo sở thích và giá trị của tài liệu. (3) - Đạo luật The Communications Decency Act bất lực bảo vệ giới trẻ chống nhửng dử liệu và phim ảnh “ dâm ô” và “ hiển nhiên tục tỉu” trên mạng lưới điện toán.
Ngày 12. 6.96, Tối Cao Pháp viện Pennsylvania, với sự đồng thanh của ba thẩm phán thành viên, tuyên bố nhửng phần chính của đạo luật CDA vi hiến, gồm có điều khoảng quy định về dử liệu “ dâm ô “, và ra lịnh ngưng thi hành toàn bản văn của bộ luật này. Giới xử dụng Internet tại Hoa kỳ, hảnh diện với biệt danh Netizens tức “ công dân của Lưới “, hoan hỉ đón chào bản án lịch sử dài 219 trang và gọi ngày tuyên án 12 tháng 6 là Cybersunshine, “ buổi bình minh trên không gian điện toán “.
Tối cao Pháp viện (TCPV) nói trên mạnh mẻ tố cáo đạo luật CDA là một “xúc phạm vô cùng bỉ ồi đối với quyền tự do ngôn luận được Tu chính án số 1 bảo đảm, a profoundly repugnant affront to the First Amendment's guarantee of free speech”. Án văn cho rằng mạng tin Internet xứng đáng được xem như một “ cuộc mạn đàm toàn cầu bất tận, a never- ending worldwide conversation....một hình thức nói chuyện với sự tham gia đông nhất của đại chúng thực hiện cho đến nay, the most participatory form of mass speech yet developed “, Bởi thế Chính quyền không thể ngưng chặn hay xen vào. Nói cách khác, Internet là một “ môi trường thông tin toàn cầu, a global medium “, khác biệt với nhửng phương tiện truyền thanh, truyền hình (broadcast media )hay báo chí, sách vở. Sau hết, bản án chỉ trích tính cách mơ hồ của tỉnh tự “ hiển nhiên tục tỉu,patently offensive,.....bất nhã, indecentdùng trong đạo luật CDA. Và TCPV nghỉ rằng phụ huynh của giới trẻ có thể bảo vệ con em của họ chống ảnh hưởng không tốt của loại dử liệu vô luân bằng cách dùng nhửng “ nhu kiện ngăn chặn thích nghi, blocking softwares “ và các “ phương sách tự nguyện xếp loại, voluntary ratings systems nói ở phần trên.
Một số đại diện dân cử trong Quốc hội Mỷ như Dân biểu Christopher Cox, Californie, và Ron Wyden, Oregon, tán thành quan điểm của TCPV Pennsylvania. Họ đả đề xướng một dự án luật mệnh danh Self Regulation Legislation tại Hạ viện nhưng dự án này đả bị Thượng viện bác khước.
Bộ Tư pháp Hoa kỳ có 20 hôm để thượng tố bản án ngày 12.6.1996 lên Tối Cao Pháp Viện Liên bang để yêu cầu tái xét.TT Clinton cho biết Chính phủ chống án. Nội vụ sẻ dành nhiều sôi nổi trên chính trường và giới luật học. Dù cuộc tranh tụng ngả ngủ ra sao, thực tế và lý trí cho thấy giải pháp hay nhất là mọi phía: chính quyền, các công ty viển thông củng như quần chúng xử dụng phương tiện điện toán cần tự chế và cố gắng hợp tác tối đa với nhau vì lợi ích chung, trên căn bản tự nguyện. Đây là một vấn đề công dân giáo dục và ý thức trách nhiệm cá nhân. Châm ngôn cổ xưa “Dura lex,Sed lex, Luật khắc khe nhưng phải tuân phục luật “ không luôn luôn thích hợp với mọi hoàn cảnh. Một chính quyền mạnh và thức thời luôn luôn dùng uy trước khi xử dụng lực. Uy hiếp,dù bằng luật pháp, là dấu hiệu của yếu thế. Một thí dụ cụ thể: Ngày 26 tháng 7 vừa qua, TT Clinton đả thuyết phục được các đài ABC, CBS, NBC, FOX và NAB phát hình tối thiểu 3 giờ mổi tuần nhửng chương trình giáo dục dành cho trẻ vị thành niên.

Cách mạng điện toán đưa thế giới ngày mai về đâu ?
Hằng năm - và lắm khi sớm hơn – kỹ thuật điện toán đưa vào thị trường tự do nhửng phát minh gây ảnh hưởng địa chấn trong lảnh vực truyền thông và luôn cả chính trị, an ninh, văn hóa, thương mại và tài chính. Một trận giặc điện toán đả bùng nổ giửa các công ty. Dịch vụ tăng vùn vụt, tạo ra một thế hệ doanh gia tỷ phú trẻ (Mỹ gọi là moguls), tự tin, ra đời vói hai bàn tay trắng nhưng cầu tiến và đầy sáng kiến như Bill Gates (Microsoft - Windows 95), người giàu nhất trên thế giới; Tom Bruggere (Computer- Software), Mark Warner (Cellular-Telephone), Marc Andreesen (Netscape), Steve Jeb ( Cyberanimation), Bill Schrader (PSINet), Steve Wozniak (Apple Computer)......
Sự cạnh tranh mãnh liệt thúc đẩy kỹ thuật trăm hoa đua nở, hạ chi phí sản xuất, làm tăng phẩm chất và chẳng nhửng thế còn cho phép cắt giảm giá bán máy điện toán từ 40 đến 50%. Thị trường điện toán đang bộc phát rất mạnh tại Hoa kỳ, đặc biệt ở Californie. Người ta dự trù trong vòng 2 năm nữa, một loại máy cá nhân cơ bản, với tốc độ cực nhanh, tiếp cận với mạng tin quốc tế internet, sẽ được tung ra với giá phổ cập 500 đô. Hiện nay, 80% văn phòng công và tư sỡ và 40% gia đình tại nước Mỹ xử dụng điện toán. Con số này tăng lên mau lẹ. Chính phủ Clinton đang trang bị các trường ốc đầy đủ máy móc để dạy học sinh từ cấp tiểu học.Giới phân tích gia tiên liệu thị trường sẽ vọt lên đến 30% năm 1997. Tại Á châu, tỷ số cao hơn.
Máy điện toán hiện ứng dụng kỷ năng đa phương tiện multimedia, bảo tồn được cả âm thanh và hình ảnh. Công ty Zenith Hoa kỳ và NEC Nhật bổn đã chế được truyền hình hai chiều, cho phép mua hàng qua TV từ nhà, home shopping, thực hiện thăm dò dư luận. bầu cử, làm thủ tục trã phòng check out tại khách sạng, mua vé máy bay, thanh toán hóa đơn,tiếp xúc với ngân hàng..v..v..Mặt khác, chương trình lướt mạng browser giúp nối mạng dễ dàng và có thễ gắn vào TV đễ xem liên mạng, không cần tới máy điện toán. Singapore sẽ bán ra gần đây loại máy MY.G.NIE có nhiều chức năng như truyền hình, máy phát thanh, dùng dĩa CD, chơi nhạc karaoke, máy điện thư..v..v.. Với NET TV, dân chúng từ nay có thể vừa xem truyền hình, vừa đọc internet. Các công ty điện thoại và sở Bưu điện đang báo động đỏ trước nguy cơ sập tiệm vì dân chúng đổ xô dùng máy điện toán có kỷ thuật “ điện thoại lưới “, net telephony, đễ liên lạc với thân nhân không tốn tiền và mau chóng..
Cách mạng tín hiệu hiện đại thu hẹp lại thế giới và giúp các quốc gia cũng như quần chúng trên địa cầu gần gủi nhau hơn, như sống chung cùng một ngôi làng “, đễ lập lại câu nói của học giã Marshall McLuhan, gốc Gia nã Đại, khi ông đề cập đến viển ãnh của truyền thông đại chúng cách đây 30 năm. Lời tiên liệu này đã thành sự thật. Mọi lảnh vực hoạt động của nhân loại bị ảnh hưởng sâu đậm.
Ngoài các lợi ích to lớn đem lại trên phương diện thông tin, thương mải, giãi trí, văn hóa giáo dục và tiện nghi vật chất, khoa học tín hiệu còn tạo ra nhiều vấn đề nhức đầu trong một số lảnh vực không nhỏ: Thí dụ việc kiểm soát sự lạm dụng liên mạng Internet và mạng nhện toàn cầu World Wide Web để quảng bá dâm ô, sách nhiểu tình dục, tuyên truyền phá hoại, phao tin thất thiệt..v..v.....Vụ kiện trình trên trước TCPV Pennsylvania mới chỉ là bước đầu.
Đề tài có tầm vóc nghiêm trọng quốc gia được Giám đốc CIA nêu ra tháng 6 vừa qua trước Ủy ban Thượng viện liên hệ đến sự an toàn của nước Mỹ. Ông John Deutch tiết lộ rằng cơ quan tình báo quốc phòng hiện cảnh giác toàn lực trước hiểm họa Hoa kỳ có thể bị tấn công từ bên ngoài trên không gian điện toán vào hệ thống điện tử đang điều hành bộ máy chiến tranh tại Ngủ Giác Đài, các căn cứ nguyên tử, trung tâm kiểm soát không lưu, điện thoại và dịch vụ chuyển ngân quốc tế. Ông nói: Điện tử là loại vủ khí được điều khiển tuyệt đối chính xác “. Theo ông, mối đe dọa có cơ phát xuất từ một chính phủ ngoại bang, một tổ chức khủng bố hay một kẽ điên khùng nào đó với một modem trong tay và nắm được kỷ thuật cao cần thiết. Khi họ biết tường tận mục tiêu cần phà hoại và tìm ra chìa khóa vận hành của các hệ thống điện toán thì một “ Trân Châu Cảng điện tử” sẽ xãy ra.
John Deutch chủ trương lập gắp một Trung tâm Chiến tranh Điện toán để đối phó với chiến tranh điện tử, một nguy cơ lớn trong thế kỷ 21, chỉ đứng sau vủ khí nguyên tử, vi trùng và hóa học.

Cộng sản Việt Nam và các chế độ độc tài mất ăn mất ngũ vì Internet
CS Việt Nam đã thắng cuộc chiến chống Pháp, Mỹ và Miền Nam Việt Nam đễ rồi thấp thỏm lo sợ ngày nay một đối phương mới mà họ biết trước sẽ quật ngã Xả hội Chủ nghỉa không sớm thì muộn: Mạng lưới Internet, hiện thân cho Diển Biến Hòa Bình trong ngôn từ Mạc xít. Lê Khã Phiêu và nhóm Quân phiệt Đỏ Hànội đã nghĩ ra danh từ Cuộc chiến Hòa bình” đễ ám chỉ một giai đoạn đấu tranh khác - đấu tranh vô vọng kỳ này ! - chống Thế giới Tự Do đang thỗi vào Việt Nam những ý tưởng truyền nhiểm về Dân chủ và Tự do qua các trạm không gian điện tử.
Năm 1990, khối Xã hội chủ nghỉa Liên xô sụp đổ. Chiến tranh lạnh chấm dứt và hiểm họa hạt nhân không còn đè nặng trên thế giới. Chính quyền Hoa kỳ bèn cho giải mật để thương mãi hóa một số kỷ thuật viển thông thuộc Bộ Quốc phòng. Các liên mạng ARPANET, CSNET và NSFNET được thống nhất trong một hệ thống chung gọi là Internet Backbone. Quyết định này làm nổ bùng cuộc cách mạng truyền tin viển thông hiện gây khiếp đãm cho nhủng chế độ độc tài nói chung, và cộng sản còn sót lại, nói riêng.
Theo tin gần đây cho biết, Công ty Điện toán và Truyền số liệu của CS Việt Nam sẽ cho đặt vào cuối 1996 hai cổng vào gateways cho Internet VN, một ở Hànội và một tại Sàigòn, nối liền với Internet quốc tế bằng Sprintlink.Thập niên 1980, Đại học quốc gia Úc, Australian National University hay ANU và một số Công ty Singapore giúp Nhà Nước thiết lập kế hoạch phát triển ngành viển thông và kỷ thuật điện toán. Đến nay, CS Việt chỉ cho phép vài cơ sở quốc doanh liên lạc nối qua gateways của ANU và Netnam để tiện bề kiểm soát sự giao liên trong và ngoài nước.
Cuối tháng 5 năm nay, Võ Văn Kiệt cho phổ biến một dự thảo luật “ để bảo vệ an ninh quốc gia “ ngăn cấm dân chúng dùng Internet. Tin tức trao đổi trên lưới, số ít người được phép xử dụng máy vi tính sau khi đăng ký tại Bộ Nội vụ (không đến 1.500, phần đông là ngoại quốc, viên chức Nhà nước, Đại học...) cũng như các công ty cung cấp dịch vu điện toán bị theo dõi chặt chẽ. ï Người dùng Internet phãi mua dịch vụ của Công ty được Chính phủ cho phép bán mạng lưới và phãi chịu trách nhiệm về tin tức gởi đi. Đến nay, Việt Nam chưa lập nỗi một mạng lưới thương mải trong nước. Dưới chiêu bài “ phát động chiến dịch chống tệ đoan xã hội và ảnh hưởng xấu của ngoại bang “, Chính quyền CS dành vai trò điều hợp tin tức và nắm trọn quyền kiểm tra, đóng cữa và trưng thu bất luận công ty điện toán nào hoạt động có phương hại đến Nhà nước. Mọi vi phạm có thể bị phạt tù 3 năm. Vì dịch vụ điện toán đem lại lợi tức cao nên Tổng cục Bưu điện và Viển thông muốn độc quyền khai thác ngành này. Chính phủ cũng có quyền đóng lại một phần hay toàn phần mạng lưới thông tin. Đa số Công ty điện toán ở Việt Nam phục vụ các cơ quan Nhà nước, Đại học và tổ chức cứu trợ quốc tế.
Nỗi lo của Hànội cũng là nỗi lo của chính quyền ở các xứ Cộng sản và chuyên chế tại Á châu: Trung quốc, Bắc Hàn, Singapore, Miến Điện, Nam Dương và Mã Lai. Singapore hiện hốt bạc nhờ chế ra được loại máy để kiểm soát (phần nào ) tin tức trên Internet. Biện pháp kiểm duyệt không hoàn toàn hiệu nghiệm và bị báo giới chỉ trích và mệnh danh mỉa mai electronic book - burning “, liên tưởng đến hành vi đốt sách của Tần Thủy Hoàng.

Kết luận
Thân phận của người dân sống trong gông cùm của CS độc tài thật hẩm hiu nếu sánh với công dân của một nước dân chủ: có miệng nhưng không được nói; có óc nhưng không có quyền suy nghỉ !.Đã từng mất tự do mới cảm thấy giá trị của tự do. Tại Hoa kỳ, một số báo và đài truyền thanh, truyền hình Việt đã lên lưới và được phổ biến toàn cầu. Một số chuyên gia Việt đã phát minh được bộ ký tự tiếng Việt dùng cho điện tử thư trên Liên mạng, Tiếng Việt được xử dụng dễ dàng trong điện toán nhờ các dạng chữ VNI, VISCII, VPS....Mạng Vietgate đã hoạt động được hai năm. Số trang nhà home pages trên mạng nhện toàn cầu WWW của người Việt tăng lên đáng kể trong năm 1996. Nghĩ nên khai thác mạnh hơn nữa phương tiện truyền thông quý hóa này trong công cuộc dân chủ hóa xứ sở Việt Nam.
Để đạt mục tiêu, cần quan niệm nghiêm chỉnh quyền tự do ngôn luận và ý thức đúng dân chủ. Cách đây nhiều thế kỷ, khi nghiên cứu về nguyên lý của Dân chủ, nhà hiền triết Hy lạp Sénèque có một nhận định sâu sắc: Khi quyết định một vụ tranh chấp mà không nghe tiếng nói của phía bên kia..., thì dù có quyết định đúng đi nữa, quyết định này cũng không được xem như là đúng “. Mặt khác, đừng lầm lẫn tự do ngôn luận với phát ngôn bừa bãi, ăn nói lang bang và nói không suy nghĩ. Vì như thế là hạ giá tự do ngôn luận. Không có gì nguy hại cho ngôn luận tự do hơn là lạm dụng tự do hay xử dụng tự do thiếu tự chế và không hợp thời,
Tự do ngôn luận vô dụng nếu không có gì để nói. Quyền tự do ngôn luận không được bảo đảm bằng quyền bắt buộc người khác phải nghe !
Bời thế, muốn đạt kết quả, cần nghĩ cho chỉnh. nói cho đúng và hành động phải lúc.





LÂM LỄ TRINH

Thủy Hoa Trang