Nguyễn Quang
30 tháng 4 và việt gian
Ngay
sau khi Hiệp Định Paris ra đời vào năm 1973, với tư cách là Đại diện sinh viên
Công Giáo Đắc Lộ, Sài Gòn, theo ý các Cha Dòng Tên, chúng tôi mời Thượng Nghị
Sĩ Nguyễn Văn Huyền đến nói chuyện về đề tài “Vai trò của sinh viên miền Nam
khi Hiệp định được thi hành”.
Trong
thâm tâm tôi không muốn có cuộc hội thảo này, vì chúng tôi biết Cụ Huyền, một
người nhân cách, đạo đức, nhất là người Nam bộ, không thể hiểu hết những thủ
đoạn của việt cộng, cho dù Cụ có học thức, uyên thâm, song nếu vẫn chưa có ngày
tù trong chế độ cộng sản, hay gia đình từng sống trong vùng cộng sản, vẫn chưa
hiểu hết được dã tâm của cộng sản. Do đó sự nhận thức để giải quyết những vấn
đề nan giải “thập tử nhất sinh” của đất nước như thế này cũng chỉ “cưỡi ngựa
xem hoa”.
Quả
đúng vậy, trong cuộc hội thảo, Cụ nhấn mạnh đến thành phần thứ Ba và xem đây là
yếu tố quyết định cho người miền Nam và cả dân tộc Việt Nam có chỗ dựa, để xây
dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ, thể hiện qua lá phiếu của mình!
Tôi
và nhiều sinh viên đặt câu hỏi “Xin Cụ chứng minh, có sự kiện nào được ký kết
với cộng sản, nhất là việt cộng, trong lịch sử mà họ tôn trọng”.
Cụ
Huyền im lặng, không trả lời. khoảng không trong giây lát, Cụ bảo “Rồi lịch sử
sẽ phán xét”.
Sinh
viên rất bất bình nhưng nể vì các Cha Dòng Tên, nên không có tiếng la ó, các
bạn trẻ đành chịu “Kính lão đắc thọ” vậy.
Cụ
mở rộng đề tài sang chuyện bầu cử nay mai, khiến sinh viên, nhất là sinh viên
gốc miền Trung buồn cười. Có bạn hỏi “Cụ có biết chuyện ôm thùng phiếu mà chạy,
hay không? Những trò ma quỷ mà bọn việt gian thân cộng hay làm ở miền Trung”.
Cụ trả lời, bây giờ có sự giám sát của quốc tế, có đến 12 nước tham gia ký vào
Hiệp Định.
Buổi
hội thảo không mang lại kết quả nào, ngoài sự hoang mang, đó là đất nước trong
tầm tay của những người có lòng, có tâm nhưng không có đường lối, nói đúng hơn các
chính trị gia trên nền trị chính “đu dây”. Thật nguy hiểm cho dân tộc biết bao!
Thế
rồi ngày ấy đã đến, ngày mà theo thành phần gọi là thứ ba, ngày hòa giải hòa
hợp dân tộc, với vai trò của một Phó Tổng Thống, mọi người Việt Nam đều rõ
những gì đã xảy ra của một chính phủ đầu hàng vô điều kiện.
Bài
học ở đây, nếu hiền từ đôn hậu quá thì làm nhà tu tốt hơn*, vì chính trị là một
nghệ thuật cao hơn mọi thứ nghệ thuật, nó đòi hỏi phải thật thông minh và khôn
ngoan mới có thể ứng xử trong cái nhất bản tính, mà vạn ứng cùng linh hoạt
tính, nó bao trùm lên một nhân cách chính trị, một đảng lãnh đạo, đó là có
đường lối hay không?
* nhưng riêng tại Việt Nam có những nhà tu còn
hung dữ, thủ đoạn hơn người đời.
Chưa
có một dân tộc nào chọn người mù để dẫn đường, đó là lãnh đạo mà không có đường
lối, hay đường lối mù mờ. Chính nó là sự ác, gây nên không biết bao thảm họa
cho con người.
*
* *
Trung
tâm sinh viên Dòng Tên, Sài Gòn, vẫn liên tiếp mở những cuộc hội thảo sau khi
cộng sản chiếm miền Nam.
Trong
số những nhân nhân vật được mời có Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, lúc đó mới nhậm
chức Phó Tổng Giám Mục Sài Gòn với quyền kế vị; có Giáo sư Lý Chánh Trung, một
nhân vật cũng tự xưng là thành phần thứ Ba, nhưng nay đã chạy hẳn sang phe cộng
sản Bắc Việt.
Cuộc
hội thảo lần này với Giáo sư Họ Lý quy tụ hơn cả ngàn sinh viên, nhiều bạn trẻ
trong số họ có người thân phục vụ trong chế độ miền Nam và nay cơm gói ra đi đã
hơn mười ngày nhưng không thấy trở về. Họ đã đặt câu hỏi với ông Lý Chánh Trung
“với tư cách là một trí thức miền Nam, một nhân vật tự nhận mình thuộc thành
phần thứ Ba, vậy Giáo sư nghĩ gì về chuyện này cùng chủ trương xô đẩy dân lên
vùng kinh tế mới?
Giáo
sư Lý Chánh Trung nghẹn họng, không trả lời được câu nào. Cuối cùng trong tiếng
la ó, ông Lý đã không kiềm chế được, mặt đỏ gay và nói một cách hiềm thù, gay
gắt: “Chuyên chính vô sản chỉ có hai con đường, một là theo cách mạng, hai là
bị nghiền nát”. Tức thời, rác cùng các thứ được ném tới tấp vào người Lý Chánh
Trung. Cấp thời một linh mục Dòng Tên, Hoàng Sỹ Quý nhảy ra và cùng tôi, người
tổ chức hội thảo, dìu ông Lý vào phòng khách nhà Dòng.
Rác
đã tràn ngập người ông Lý, những đồ phế thải đã nghiền nát ông ta hay chính ông
Lý đã nghiền nát chính mình khi lương tâm mê mờ không còn kiềm chế. Khi chính
mình đã nhúng tay cùng sự ác với thái độ đầy ngụy tín an tâm, tự nhận mình là
vì dân tộc.
Việt
gian là vậy, bài học đối với chúng ta, chúng luôn trong sự ngụy tín để tự an
tâm cho đến khi nào vong thân mà không hay biết. Chúng luồn sâu trong sự ác vì
một chút hư danh, quyền lợi vật chất, khi khẩu phần được chia đều trong chế độ
cộng sản và chúng được nhích hơn một chút!
*
* *
Bút Ký Sự Ác : Sự ác đối với người Hoa
Nguyễn Quang
Sự ác đối với người Hoa
Những
chuyến tàu vượt biển của người Hoa bị nổ tung trên biển, vụ nổ ở Cát Lái, Sài
Gòn khiến bao người trên tàu bị chết và mất tích đã lan tỏa trong giới người
Hoa, kể cả người Việt với sự kinh hoàng. Cộng sản sao mà ác thế, nhưng nếu
không ác thì còn đâu gọi là cộng sản.
Chính
quyền nhận vàng bạc của người Hoa, gọi là những chuyến đi chính thức, sau khi
con tàu rời bến, thường không bao lâu là nổ tung trên biển. Tất cả các nạn nhân
đều nghĩ họ đã làm điều hợp pháp, được cho phép trước khi ra đi trong sự an
tâm, tin tưởng, nhưng không ai biết được chữ ngờ đối với cộng sản, một khi sự
ác có sự chỉ đạo.
Không
chết trên biển cũng bị lột sạch qua các chiến dịch đổi tiền, đánh tư sản. Họ bị
tước đoạt hết tất cả và những ai còn sống, họ bị đẩy lên vùng kinh tế mới giữa
rừng sâu, hoang vu mà tự kiếm sống.
Sự
hoang mang của Hoa kiều đến độ nhà lãnh đạo tinh thần của họ, Ông Trần Thành đã
trấn an, để lấy lại bình tĩnh trong giới người Hoa. Đó là câu nói làm nền tảng,
một triết lý sống, để họ tin tưởng và hy vọng vào ngày mai “cộng sản cũng phải sống, cũng cần ăn”. Và tất
nhiên họ ăn rất bẩn, quen ngủ bờ bụi, và khát tiền như khát máu là chuyện cũng
bình thường!
Nhờ
tôn chỉ dẫn đường đó mà người Hoa đã sống còn trước sự ác và sự kiên nhẫn đợi
chờ để vươn lên, chợ Lớn đã trở lại thành trung tâm thương mại của miền Nam như ngày
nào dưới chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Không
biết đã có bao nhiêu người Hoa đã chết trong các chuyến đi gọi là chính thức do
chính quyền cộng sản tổ chức, vẫn chưa có thống kê về các nạn nhân cũng như
những người may mắn còn sống rải rác trên khắp hành tinh.
Nhưng
chắc chắn, những người Hoa vào thế hệ thuở ấy, khi việt cộng chiếm miền Nam, họ
sẽ không bao giờ quên nỗi kinh hoàng cho đến nhiều thế hệ mai sau.
Bài
học về sự dã man của những kẻ chống nhân loại, gây mâu thuẫn giữa các gia đình,
giữa các dân tộc, vẫn luôn xảy ra trong lịch sử. Nhiều khi chỉ là sự lập lại
của lịch sử, cho dù không có cái ác nào giống nhau. Con người thích làm điều ác
hơn điều thiện, không chỉ ở Phương Đông hay Phương Tây, chính sự văn minh con
người còn hành xử dã man như giết người hàng loạt. Nó luôn được bảo vệ, che chở
trong sự nhân danh của cái gọi là văn minh.
Chủ
nghĩa cộng sản luôn tự hào là tiến bộ, văn minh nhất nhân loại!
Nhưng
bài học chủ yếu ở đây, cộng sản Bắc Việt dù chiếm đóng miền Nam nhưng nếu không
có những việt gian gồm cộng sản nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản,
những bọn người đeo băng rôn đỏ chạy khắp nơi, bọn chỉ điểm… gọi chung là cách
mệnh 30 tháng 4. Chính bọn việt gian nầy mới đáng sợ! Thật đáng sợ khi bản chất
con người dường như không thay đổi, cho đến khi cái mặt nạ trên chúng bị rớt
xuống! Sự ác hiển hiện ra! Hữu thể thể hiện tính thể của nó!
*
* *