Sáu dấu hiệu của một người sếp độc ác

   - 

Sáu dấu hiệu của một người sếp độc ác

Hãng Uber mới đây vướng vào những vụ tai tiếng dẫn tới việc Tổng Giám đốc Travis Kalanick buộc phải từ chức. Dưới đây là những điều bạn có thể học được từ sự việc này và làm thế nào để phát hiện những điều xấu xa ở nơi làm việc của mình.
Uber đã đi tiên phong trong ngành vận tải chia sẻ, lan rộng đến 662 thành phố trên thế giới và đã biến người sáng lập Travis Kalanick thành tỷ phú.
 Travis Kalanick đã thôi chức CEO sau khi năm nhà đầu tư lớn của Uber yêu cầu ông từ chức ngay lập tức
Travis Kalanick đã thôi chức CEO sau khi năm nhà đầu tư lớn của Uber yêu cầu ông từ chức ngay lập tức 

Nhưng tất cả sự xáo trộn kiểu Thung Lũng Silicon này, mà nó đã đảo lộn đầu não của giao thông công cộng trên toàn cầu, đã không bảo vệ nổi công ty khỏi những rối loạn to lớn. Bởi vì hiện nay, dưới sức ép của các nhà đầu tư, Kalanick đã phải từ chức giám đốc điều hành.
Sự ra đi kịch tính của ông diễn ra sau nhiều tháng tai tiếng về quấy rối tình dục, văn hoá trọng nam khinh nữ và sự ra đi của các nhà quản lý cao cấp, và là hình ảnh của một trong những câu chuyện kinh hoàng choáng váng nhất của tổng giám đốc trong lịch sử kinh doanh hiện đại.
Thật không may cho công ty ở California giá trị 70 tỷ đô la này, nay tên của nó trở thành đồng nghĩa với nhiều dấu hiệu của văn hoá độc hại nơi làm việc: bê bối về quản lý nhân sự, phớt lờ lợi ích của nhân viên, và một nền văn hoá kiêu ngạo thể hiện kéo dài trong phân biệt giới tính và quy trình đưa ra quyết định bất cẩn trong ngành công nghệ.
Bạn tin đến mức độ nào vào sứ mệnh của công ty?
Image caption Bạn tin đến mức độ nào vào sứ mệnh của công ty?
Nhưng những vụ tai tiếng này hoàn toàn không chỉ giới hạn ở hãng Uber. Tín hiệu cảnh báo của văn hoá độc hại trong công việc đã quá phổ biến ở tất cả các ngành.
Dưới đây là một số dấu hiệu kinh điển mà bạn cần đề phòng, và bạn nên làm gì nếu công ty của bạn giống với một công ty mới khởi nghiệp nói trên có tên nghe giống như tiếng Đức.
• Một chủ hãng quát tháo, nạt nộ, hoặc đối kháng. Điều này khác với việc 'quý nhưng khắt khe' hoặc tính cách hơi thô của người lãnh đạo trực tính. Một chủ hãng bắt nạt (tức thao túng và hạ nhục nhân viên) làm suy yếu sự ổn định và lòng tin trong cả công ty. Tuy nhiên trước khi xét lại tính nết chủ hãng, hãy tham khảo ý kiến các đồng nghiệp xem họ có thấy đúng như vậy không, nếu họ nhất trí, sẽ có nhiều cách để giải quyết vấn đề này theo tập thể nhóm.
• Triết lý "thành công bằng bất kỳ giá nào". Nếu phong cách quản lý của chủ hãng là không có cơ chế hãm, như trường hợp của Kalanick, thì bạn phải cảnh giác. Mặc dù phương pháp chặt cây đốt nương có thể dẫn đến những hậu quả về khí tượng, giống như ở Uber, nó cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng. Tốt hơn hết là ta thoát ra ngay trước khi nó lao dốc.
• Đối xử bất công với người lao động. Không có gì nuôi dưỡng một môi trường làm việc độc hại hơn là việc truất các quyền cơ bản của nhân viên. Uber phải đối mặt với nhiều vụ kiện pháp lý sau khi bị khiếu nại rằng họ đã không trả cho tài xế mức lương tối thiểu hoặc trả tiền ngày nghỉ hưởng lương.
Trước khi xét lại tính nết chủ hãng, hãy tham khảo ý kiến các đồng nghiệp 
Image caption Trước khi xét lại tính nết chủ hãng, hãy tham khảo ý kiến các đồng nghiệp
• Chủ hãng là người kiểm soát tất cả. Hoặc tệ hơn, chủ hãng gạt bỏ các chuyên viên quản lý hàng đầu khác trong công ty, như trường hợp của Dov Charney, cựu Giám đốc điều hành của American Apparel. "Các doanh nhân, nếu họ không bao giờ chịu từ bỏ quyền kiểm soát, hoặc không tiếp nhận các nhà quản lý chuyên nghiệp vào làm, thì đến một lúc nào họ sẽ thất bại," Sydney Finkelstein viết. "Kiêu căng không bao giờ thắng,"
• Quản lý buông lỏng. Nếu người quản lý của bạn hầu như không tương tác với bạn hoặc thậm chí ít có mặt ở văn phòng, thì đây chắc chắn sẽ là một rào chắn cho sự thành công của bạn. Giám đốc điều hành của hãng JC Penney, Ron Johnson, rất ít khi tìm cách kết nối với các nhân viên chủ chốt mà họ thấy những lần phát tin video đều đặn của ông mang tính tự quảng cáo hơn là mang tính động viên (ví dụ, 'Ngày thứ 50 của Ron Johnson ở hãng JC Penney'), đặc biệt là khi chúng được ghi hình tại nhà ông ở Palo Alto nhà."
• Tin xấu trên báo. Nếu công ty của bạn có đủ uy tín để được các báo bao che trong những thời điểm khó khăn, thì bạn nên tự hỏi mình: Bạn muốn mình thực hiện đến mức nào những quyết định tồi tệ được đưa ra? Bạn tin đến mức độ nào vào sứ mệnh của công ty? Bạn có thể thanh minh được bao lâu cho việc quản lý tồi và sự rối loạn triền miên? Câu trả lời, trong nhiều trường hợp, có lẽ là không lâu lắm.
Tuy nhiên, khi sự xô đẩy đã đến mức thô bạo, thì chỉ còn nhiều lời khuyên bạn có thể sử dụng hoặc sự căng thẳng bạn có thể chịu đựng. Hãy nhớ rằng, cuộc sống là quá ngắn để chịu đựng một nơi làm việc độc hại, nếu công ty của bạn không phải là nơi vui vẻ để làm việc, có thể đã đến lúc đi tìm nơi có sự vui vẻ.

Bài tiếng Anh trên BBC Capital