TIẾT LỘ MỚI CỦA ĐẠI
SỨ SÔ VIẾT ANATOLY DOBRYNIN
VÌ SAO CHỦ NGHĨA
MÁC LÊ SỤP ĐỔ ?
CUỘC ĐẤU TRÍ REAGAN
- GORBATCHEV
*** LÂM LỄ TRINH ***
Nhà xuất bản Random
House Inc. , Times Books, cho phát hành cuối năm 1995 tại New York hồi ký của
Anatoly Dobrynin , nguyên Đại sứ tại Washington từ 1962 đến 1986. Liền sau khi
ra mắt đọc giả, tác phẩm “ In Confidence, Chuyện bí mật “ được giới
truyền thông đánh giá như sử liệu hàng đầu về giai đoạn kết thúc của Chiến
Tranh Lạnh và sự tàn rụi của Xã hội chủ nghĩa tại Đông Au.
Dobrynin , đúng vậy , đã trực tiếp tham gia
hơn hai thập niên những diển tiến thay đổi bộ mặt thế giới hiện đại . Ong đại
diện Liên bang Sô viết liên tục 24 năm bên cạnh 6 Tổng thống Mỹ, từ J. F.
Kennedy đến Ronald Reagan, và qua nhiệm kỳ cũa 5 Tổng bí thơ CS Nga :
Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernienko và Gorbatchev. Năm 1944 , kỷ sư hàng không Gorbatchev, 25 tuổi, được
chuyển với một số chuyên gia , từ xưởng chế tạo máy bay Yakovlev qua Bộ Ngoại
giao . Sau môt thời gian tập sự tại Hàn lâm viện Ngoại giao và đổ cấp bằng Tiến
sĩ Sử học , ông là giảng viên tại Đại học Bang giao quốc tế Moscou và đồng
thời, làm việc liên tiếp dưới quyền của các Ngoại trưởng Molotov, Vyshinsky,
Zorin và Gromyko. Với tư cách Cố vấn Tòa Đại sứ Nga tại Washington , Dobrynin tham dự ba cuộc họp
thượng đỉnh tháng 7.1955 giữa Khrushchev và Eisenhower tại Genève, tháng 5.
1960 giữa Khruschev, Eisenhower, Mc Millan và De Gaulle tại Paris
và tháng 7.1961 giữa Kennedy và Khruschev tại Vienne,
trước khi lảnh chức Đại sứ ở Hoa kỳ tháng giêng 1962 . Năm 1986 , Gorbatchev
chuyển ông về Chánh trị bộ để phụ trách khu Bang giao Quốc tế với tư cách Bí
thơ Đảng CS. Hưu trí một thời gian, Dobrynin trở lại làm Tham vấn cho Bộ Ngoại
gia Nga từ 1991 đến 1995.
Trong quyển hồi ký
674 trang của Dobrynin, 7 chương chót
đáng chú ý vì trình bày chi tiết của hai giai đoạn trong chiến thuật Reagan đối
với Xã hội chủ nghĩa, trường hợp và lý do thật sự khiến chủ thuyết mạc xít kết
thúc tại Au châu.
Reagan , “ người
chủ chiến điên rồ ”
Reagan đắc cử Tổng
thống năm 70 tuổi và tại chức từ 1981
đến 1989. Trong nhiệm kỳ đấu , ông công
khai chống đường lối hòa hoản, detente,
của các tiền nhiệm, đối với Liên bang Sô viết mà ông mệnh danh là “ Đế
quốc ác ôn, The Evil Empire “. Xoay lưng lại dĩ vãng , Reagan không chấp nhận chủ trương “
bình đảng hóa quân sự Mỹ - Nga” và đề
nghị thay hiệp ước SALT, Strategic Arms Limitation treaties, bằng những thương
thảo START. Strategic Arms Reduction, nhằm giảm bớt thay vì giới hạn vỏ khí
chiến lược . Ngoài ra, ông cho tái vỏ
trang Hoa kỳ bằng đề án SDI, Strategic Defense Initiative, gọi nôm na là
“ Chiến tranh Không gian” . Nhà đạo diển Hollywood George Lucas liền chụp lấy
đề tài này để làm hai cuốn phim danh tiếng “Star Wars” và “ The Day
After “. Từ 1981 đến 1984, Reagan tránh họp thượng đỉnh với Tổng Bí thơ
Brezhnev , công kích mạnh Moscou trong diển văn và không xử dụng đừng giây liên
lạc bí mật với Điện Cẩm linh như dưới thời Nixon và Carter. Chánh sách đối đầu
này làm cho nhà cầm quyền CS lo ngại và bực tức. Chánh giới Nga sô tặng cho
Reagan biệt danh “ The Crazy Warmonger , Người chủ chiến điên rồ
“. Trùm KGB Andropov được phép tổ chức mạng lưới tình báo lớn nhứt trong thời
bình RYON, Raketno- Yadernoye Napadenie, hay Nuclear Missile Attack, để
theo dỏi “ âm mưu của Hoa kỳ tấn công trước bằng hỏa tiển , American First
Strike “ . Reagan thường lập lại
rằng “ sức mạnh và thương thuyết phãi đi đôi “
hay nói cách khác, cần thục hiện Hòa bình bằng Sức mạnh . Ong đích thân
lảnh đạo đường hướng đối ngoại . Khi Ngoại trưởng Alexander Haig bốc đồng tự
xưng là “ tổng lảnh, Vicar “ của chánh sách ngoại giao Hoa kỳ thì đương sự bị
thay thế năm 1982 bởi George Shultz , trầm mặc và kín đáo hơn . Theo Dobrynin,
Reagan là vị Tổng thống chống cộng cuồng tín nhứt trong thập niên 80 - 90 và
chịu ảnh hưởng không ít của bà Nancy Reagan. Nhiệm kỳ đầu của Reagan mang lại
xui xẻo cho Điện Cẩm linh . Ba Tổng Bí thơ tiếp nối về chầu Các Mác : Brezhnev
ngày 10.11.1982 vì bịnh tim, Andropov ngày 9.2.84 vì thận suy và Chernienko ngày
10.3.85 vì phổi yếu. Mikhail Gorbatchev, được Andropov đở đầu, trở thành nhân
vật quan trọng Bộ Chánh trị từ 1984 và
thay Chernienko. Tại Tòa Bạch Oc, cho đến 1983, nhóm cố vấn bảo thủ của Reagan
gồm có Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger, Giám đốc CIA Wolsey, Chánh văn
Phòng E. Meese, Phụ tá An ninh W. Clark, J. Kirkpatrick… thắng thế rỏ rệt
. Ngày 11.8.1984, trong lúc thử máy phát
âm trong buổi nói chuyện hằng tuần với công chúng trên ra- dô , Reagan nói diểu
:” Đồng bào tại Hoa kỳ, tôi hân hạnh báo tin cùng các bạn rằng tôi vừa ký
lệnh đặt Nga sô ngoài vòng pháp luật. Chúng ta sẽ thả bom trong 5 phút !”.
Ong không ngờ micro vẫn gắn điện và mở ra. Điện Cẩm linh không thích thú
về câu chuyện giả ngộ này và phản đối kịch liệt qua thông tấn xả Tass. Hoa
Thịnh Đốn tố ngược Mạc Tư Khoa gây hấn để tuyên truyền. Ngày 31.8.1984, chiến
đấu cơ Nga hạ trên đảo Sakhalin thuộc không phận CS chiếc máy bay dân sự Nam
Hàn KAL 007 chở 269 hành khách gồm có một dân biểu HK. Bang giao Nga- Mỹ khủng
hoảng trầm trọng.
Reagan , “ chiến sĩ
nhiệt tình của Hòa bình “.
Năm 1984, Reagan
đắc cử nhiệm kỳ nhì với một số thăm cao, đánh bại Walter Mondale, đại diện đảng
Dân chủ . Để xoa dịu mối lo ngại gia
tăng của các đồng minh Au châu và quần chúng Mỹ trước viển ảnh một cuộc Chiến
tranh lạnh khác, các cố vấn thuộc cánh “thực tiển, pragmatist “ như Ngoại
trưởng Shultz , Phó Tổng thồng Bush, bà Nancy Reagan, Cố vấn R. Mc Farlane,
Chánh văn phòng J. Baker, Bí thơ M. Deaver..thuyết phục Reagan hảm bớt sự tấn
công về ý thức hệ và thăm dò đối phương để tiến tới một phiên họp thượng đỉnh
.Đã đến lúc cần tạo ra trong công luận hình ảnh một Reagan “chiến sĩ hòa bình”
, Reagan Peacemonger . Moscow
tỏ thiện chí bằng cách cho phép xuất ngoại - theo sự can thiệp của Tòa Bạch Oc
- vài phần tử đối kháng như bà Bonner, vợ của khoa học gia Sakharov, và nhóm
giáo dân Pentecostals . Tân Tổng bí thơ Gorbatchev được Thủ tướng Anh quốc
Margaret Thatcher nồng nhiệt tiếp đón trước đó tại Văn phòng 10 Downing street,
Luân đôn, và đề cao với Reagan như một nhân vật
cởi mở, có thể nói chuyện xây dựng.
Để củng cố vi cánh , Gorbatchev thay Ngoại trưởng Gromyko - 30 năm tại
chức - bằng một đồng chí thân tín E. Shevardnadze , Bí thơ Georgia , không thưộc ngành ngoại
giao . Gromyko trở nên Chủ tịch Nhà nước , một hư vị . Đại hội Đảng CS chuẩn nhận việc bầu Gromyko
và đồng thời, Boris Yeltsin, đại diện cho vùng Sverdlovsk , được đưa vào Chính trị bộ.
Ngày 19.11.1985,
Reagan , 74 tuổi, gặp Gorbatchev , 54, lần đầu tiên tại Genève . Giới
truyền thông gọi phiên họp thượng đỉnh này “ The Fireplace Summit “ vì
hai nhà lảnh đạo tạo được một bầu không khí tương kính và thảo luận thân mật
tại biệt thự Fleur d’ Eau, ngoại ô Thủ đô Thụy sĩ , cạnh lò sưởi, giữa mùa đông
. Theo Dobrynin, vào lúc đó, Gorbatchev chưa có sẳn một kế hoạch chính trị quy
mô mạch lạc và quan niệm an ninh của y
về Hoa kỳ còn mù mờ . Mục tiêu thiết yếu của Gorbatchev là thử thuyết phục Mỹ
hủy bỏ vỏ khí không gian và giảm vỏ khí hạt nhân đồng một lúc . Cá nhân Reagan
củng không nắm vửng chi tiết về vấn đề tài binh . Cả hai đồng ý giảm 50% vỏ khí chiến lược và cắt sâu chương
trình START nhưng không giải quyết được việc ngưng kế hoạch SDI. Đôi bên dự trù
hai phiên họp khác . Vào phút chót, Gorbatchev chấp nhận bất ngờ cho ghi vào
bản thông cáo chung một điều khoảng liên hệ đến sự cam kết của Chính phủ Nga “ giải
quyết các trường hợp có tính cách nhân quyền trong tinh thần cọng tác
“ . Tổng kết , thượng đỉnh Genève được coi như có kết quả khích lệ vì thành
công tháo gở hàng rào tâm lý chia cách hai đối thủ lâu năm và mở đường cho các
cuộc tiếp xúc khác .
Đầu năm 1986, để
tuyên truyền và nắm thế thượng phong,
Gorbatchev tung ra đề án giải trừ quân bị toàn diện, disarmament plan, cho năm 2000 , qua 3 giai đoạn : vỏ khí hạt
nhân, vỏ khí không gian và vỏ khí quy ước . Tài liệu này là công trình nghiên
cứu mật của Thống chế Sergei Akhromeyev , Tổng tư lịnh Quân đội sô viết, và Thứ
trưởng Ngoại giao Georgi Kornienko. Thế
giới hoan nghinh sáng kiến nhưng Reagan tỏ ra dè dặt . Dù sao , Reagan đã phê bình
tốt Gorbatchev với các cọng sự viên :” Ong ta là một người cộng sản có đức
tin nhưng có thể nói chuyện được “.
Ngày 15.1.1986, hội
nghị thượng đỉnh thứ hai được tổ chức tại Reykjavick,
Iceland . Đề
tài chính đem ra thảo luận là vỏ khí nguyên tử
và vỏ khí không gian . Hội nghị thất bại vì thiếu chuẩn bị. Tuy nhiên ,
có sự đồng thuận rằng chiến tranh nguyên tử không thể chấp nhận, unacceptable,
và không thể thắng được, unwinnable. Gorbatchev tỏ ra hối hả thực hiện ý
riêng. Thất vọng về kết quả phiên họp, Gorbatchev than phiền với Reagan trong
buổi nhóm chót :” Thưa Tổng thống, ông đã bỏ qua cơ hội duy nhứt để đi vào
lịch sử như một Tổng thống mở đường cho việc giải giới nguyên tử
! “ . Reagan trã lời với giọng ảm đạm :“ Câu này áp dụng cho cả hai chúng
ta “.
Tại Nga, Gorbatchev
thi hành chính sách Đổi Mới “ The New Thinking Policy “ , gồm có hai chủ
trương : Glasnost [1](Trong
sáng/ Công khai ) và Perestroika (Tái cấu trúc ). Hiến pháp được tu chính với
một Quốc hội dân cử , Gorbatchev kiêm nhiệm hai chức Tổng bí thơ và Tổng thống
, Politburo chỉ còn đóng vai trò thứ yếu và mất quyền truất phế lảnh tụ như
dưới thời Khrushchev . Gorbatchev bổ nhiệm vây cánh vào các chức vụ then chốt :
Lukjanov, Boldin, Ligachev và Yakovlev. Về đối ngoại, cặp bài trùng Gorbatchev
- Shevardnadze đốt giai đoạn trong việc thương thuyết với Hoa kỳ. Dobrynin ghi
nơi trang 629 của hồi ký :” Gorbatchev trở nên nóng nảy và nghỉ rằng ông
không còn nhiều thời giờ “. Ngày 29.5.1987, qua mặt Quân đội Sô viết,
một phi cơ tư nhân hai chổ ngồi phát xuất từ Đông Đức, đáp xuồng Công Trường Đỏ
tại Moscow .
Tổng trưởng Quốc phòng Sokolov - xưa nay vẩn chống đối Shevardnadze - buộc phãi
từ nhiệm . Người thay thế là tường Dmitri Yasov, thiếu khả năng nhưng dể bảo.
Tháng chạp 1987,
nhóm thượng đỉnh lần thứ ba mà củng là lần chót giữa Reagan và Gorbatchev tại Washington
để ký một thỏa ước về loại hỏa tiển tầm trung , đồng lúc Nga chịu tháo gở các
giàn SS-20S tại Au và Á châu với mong ước Mỹ sẽ nhân nhượng về điểm khác .
Reagan không ngớt lập lại quy tắc căn
bản :” Tin nhưng phãi kiểm soát, Trust but Verify “. Uy tín của Gorbatchev lên cao ở hải ngoại
nhưng tuột dốc thê thảm sau 4 năm cầm quyền tại Nga[2]
, đặc biệt trong đảng và quân đội . Quần chúng và quân nhân thất vọng và mất
tinh thần vì cho rằng Chính phủ nhân nhượng quá đáng về ngoại giao .
Không đầy một tháng
sau khi đắc cử Tổng thống, G. Bush nhóm thượng đỉnh với Gorbatchev tại Malte ngày 2 và 3.12.1989.
Trước đó vài tuần, bức tường Bá
linh ( dựng lên ngày 18.8.1961) sụp đổ. Gorbatchev trấn an thế giới :” Chủ
thuyết Brezhnev đã cáo chung “ , ngụ ý Nga sẽ không bảo vệ các thể chế CS
tại Đông Au bằng vỏ lực .Tại thượng đỉnh Washington
ngày 2.6.1990, Gorbatchev chấp nhận cho Đông Đức sáp nhập với Tây Đức và tùy ý
quyết định về vấn đề tham gia NATO . Một tháng sau, khi họp với Thủ tướng
Helmut Kohl , ông tiến thêm một bước : không phản đối nước Đức thống nhứt trở
nên hội viên của tổ chức quân sự Tây phương này . Tất cà quyết định đã xảy ra
không tới nửa năm ! Các ủy viên Politburo ngở ngàng và tức giận nhưng thụ động
vì bất lực . Dobrynin viết nơi trang 639
của In Confidence:” Tôi nghĩ Gorbatchev không bao giờ dự đoán toàn khối Đông
Au có thể thoát ra khỏi quỷ đạo Sô viết trong vòng vài tháng và Hiệp ước
Varsovie tan rã sớm như thế !”. Gorbatchev không ngớt nhắc lại - một cách
vô vọng - rằng chủ đích của y là cọng tác với Tây phương để tạo ra một hệ thống
an ninh mới trong một khối Au châu mới. Tây phương và luôn cả Hoa kỳ - dù có
hứa miệng tại Malta
- không vồn vả cứu nguy Gorbatchev vì không muốn liên hệ đến nội bộ của Đế quốc
Sô viết .
Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội tại Nga trở nên
rối loạn . Hy vọng dân chủ hóa xa vời biền biệt . Tới giờ chót , Gorbatchev vẫn
đề cao “ Xã hội chủ nghĩa hơn nữa, Dân chủ hơn nữa !”. Đảng, quân đội và
quần chúng bỏ rơi lảnh tụ. Ngày 25.12.1991. Gorbatchev tuyên bố từ chức sau khi
hú hồn thoát khỏi vụ đảo chính hụt. Lá
cờ Búa Liềm bị hạ. Vị Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên bang Sô viết
rời Điện Cẩm linh. Liên hiệp Các Quốc Gia Tự Do ra đời. Vài giờ trước khi về vườn , Gorbatchev - hoàn toàn cô đơn - điện thoại từ giả và cám
ơn George Bush . Dobrynin ghi lại trong trang chót của ký ức một điểm đắbg cay
: Ngày 15.12.1991I, Bush phái Ngoại trưởng James Baker qua Moscow để khuyên
khéo tân Tổng thống Boris Yeltsin nên bàn giao chức vụ với Gorbatchev một cách
“ biểu thị nhân phẩm , in a dignified way ” và đừng “ hạ nhục” vị tiền
nhiệm bằng một thủ tục truy tố hình sự . Yeltsin đã lắng nghe ý kiến .
Lý do sụp đổ của Xã
hội chủ nghĩa.
Dobrynin công nhận
Reagan có công lớn với Gorbatchev chấm dứt Chiến tranh lạnh và điều này phần
nào đã làm cho chế độ sô viết tan rã .
Có lúc Reagan đẩy bang giao Nga - Mỹ đến bờ vực thẩm, gây khủng hoảng
nhiều hơn Jimmy Carter , để sau đó, tái lập hòa khí bằng thương thuyết , thành
công qua mặt cả Nixon . Điện Cẩm Linh coi Reagan như một nghịch lý ( paradox )
và một bí ẩn ( enigma ), nguy hiểm vì chống cộng cố hữu và thưc tiển , uyển
chuyển trong hành động tuy lời lẽ lắm khi thô bạo, không mấy sâu sắc về trí tuệ
nhưng có thủ đoạn lảnh tụ. Reagan không nghĩ rằng hai giai đoạn trong chính
sách của ông mâu thuẩn với nhau, trái lại có tính cách bổ túc sít sao .
Một câu hỏi thường
được đặt ra : Có phãi kế hoạch “Chiến tranh không gian SDI ” của Reagan - quá
mắc và vượt hẳn khả năng tài chính của Liên Sô - đã làm cho nước này kiệt quệ
kinh tế , kéo theo sự sụp đổ chính trị của chế độ ? Dobrynin quả quyết trã lời “ không “ vì theo ông, dân
Nga sẳn sàng hy sinh , dù đến mức nào, khi tổ quốc lâm nguy . Lý do là Lịch sử
đã dung rủi đưa Gorbatchev gặp Reagan, cả hai lảnh tụ đại cường đều có chung
một chủ đích : giải thoát nhân loại khỏi nạn diệt vong nguyên tử. Chính những
sai lầm chiến lược của Gorbatchev trong
kế hoạch “ tái sinh xã hội chủ nghĩa
“ đã làm cho Nga sô tan rã [3] . Các lý
do thật sự có thể tóm tắc như sau
1 - Về đối ngoại
: Sự thống nhứt Đông và Tây Đức không thể tránh , tuy nhiên Gorbatchev thiếu
chuẩn bị và thực hiện quá sớm . Vì thế Đông Au và Hiệp ước quân sự Varsovie bị
đổ vỡ giây chuyền .
2 - Về đối nội : A )- Kế hoạch Đồi Mới là
một tai biến . Gorbatchev muốn dung hòa xã hội chủ nghĩa và tư bổn chủ
nghĩa để cải cách kinh tế. Y tránh dùng
danh từ capitalisme trước công chúng khi nói đến chương trình kinh tài. Thực
tế, Gorbatchev không nắm vửng phương cách giải quyết vấn đề. Dobrynin quả quyết
không bao giờ đượcc nghe Tổng bí thơ CS trình bày , từ 1986 đến 1989, trước
Politburo một kế hoạch nào trong chi tiết . Các quyết định đều có tính cách ứng
biến , khiến Thủ tướng Trung hoa Lý Bằng than phiền không thể nghiên cứu nghiêm
chỉnh quan điểm của Gorbatchev vì thường xuyên thay đổi. Khi nhấn mạnh với
Trung ương Đảng bộ năm 1986 nhu cầu cấp thiết cải cách, dù chưa biết thực hiện
kiểu nào, Gorbatchev đã nhắc lại lời nói của Lê Nin :” Điều tối hệ trong
mọi nổ lực là dấn thân vào cuộc tranh đấu , và bằng cách đó, học hỏi phãi
làm gì kế tiếp “. B ) - Gorbatchev làm suy yếu đảng CS Nga nhưng
không thay thế được bằng một cơ cấu quyền lực hữu hiệu mới . Chính sách
Glasnost - Perestroika cho phép các thành viên Politburo chỉ trích phê bình cấp
lảnh đạo . Để tránh nội loạn cung đình, chế độ đại nghị được thiết lập nhưng
tháng 8.1991, Quốc hội xoay qua ủng hộ Yeltsin và bỏ rơi Gorbatchev. C ) - Gorbatchev đã đốt giai đoạn để tạo uy
tín cá nhân và không nhận định rỏ các ưu tiên thực tế quốc gia , ở trong và
ngoài nước - không kiểm soát nổi những bão tố bung ra từ chủ trương Đổi mới vốn
là một sáng kiến tốt nhưng không được
điều nghiên chu đáo . Bởi thế xáo trộn chính trị và kinh tế nổ tung , đốt cháy
luôn nhân vật chủ trương [4].
* * *
Dobrynin kết thúc
bằng một nhận xét chót : Chiến tranh lạnh là một đồi trụy , một sự lạc hướng
tạm thời, a temporary perversion, của thế giới , căn cứ trên ý thức hệ
hơn là trên những quyền lợi chính yếu quốc gia . Cần cởi bỏ hoàn toàn và vỉnh
viển tâm trạng chiến tranh lạnh . Tại Nga , dân không cho rằng đất nước của họ
bại trận trước Hoa kỳ . Họ nghĩ chế độ
Sô viết đã bị lật đổ do cố gắng đấu tranh dai dẳng của quần chúng trong
xứ và nhu cầu của thế cuộc . Nga và Mỹ cần hiệp lực để hoàn thành và củng cố
dân chủ .
Franklin Roosevelt
tin tưởng kinh tế mậu dịch cần được điều chỉnh liên tục bởi chính quyền . Trước
đó , Abraham Lincoln đã tuyên bố năm 1864 tại Baltimore :” Tất cả chúng ta đều cổ vỏ dân
chủ nhưng khi dùng danh từ này, chúng ta không luôn luôn hiểu cùng một cách “. Lắm khi tư tưởng bất đồng và quyền lợi va
chạm . Thế giới cần tìm ra một phương thức để dị biệt mà không gây tổn hai cho
cái thế hợp tác giữa các quốc gia , quan yếu cho sự tồn vong của nhân loại.
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang,
Huntington Beach, Californie
[1] Tháng 3.1918, Lê nin đã từng viết :” Chúng ta phãi biến báo chí
thành một vỏ khí để tái giáo dục quần
chúng về mặt kinh tế . Việc áp dụng glasnost trong lảnh vực này sẽ
khuyến khích dân chúng tham gia việc giải quyết các vấn đề liên hệ mật thiết
với họ “ . Ngày 8.1.1988, trong báo Pravda, E.
Primakov định nghĩa glasnost “ một phương tiện thiết yếu để ảnh
hưởng công luận “ . Glasnost là một trong những điều được phe đối kháng
Chính phủ đòi hỏi. Năm 1969,
Soljénitsyne viết :” Một glasnost thành thật và toàn vẹn là điều kiện cần thiết hàng đầu cho một xã
hội lành mạnh, kể luôn xã hội của chúng ta “.
[2] Vào thời khoảng này, danh từ gorbatchévisme
, chủ thuyết gorbatchev , và gorbomania, phong trào cuồng si Gorbatchev,
tạo thành một cái mốt ở Au châu , đặc biệt trong giới trẻ và trí thức .
[3] Học giả Jean Francois Revel tóm tắc tính cách mâu thuẩn căn bản của vị
thế của Gorbatchev trong môt định lý thường được giảii thích bằng sự kiện :” Cách
duy nhứt để cải lương xã hội chủ nghĩa là thí bỏ nó đi “ đọc J.F.Revel, De
la reversibilité du communisme “ trong Politique internationale. #41,1988 .
Boris Yeltsin quyết liệt hơn :” Chủ thuyết CS không thể sửa đổi , cần thay
thế “.
[4] Đọc “ Gorbatchev.
Heretic in the Kremlin” by Dusko Doder & Louise Branson, Penguin Books,
NY 1991 - “ Gorbatchev, the Path to Power,” by Christian Schmidt .
Haueur Salem House Pub. MA 1986 - và “ Le Moment Gorbatchev “ by
Francoise Thom, Hachette Pub. Paris
1987.