Lược sử bành trướng của Trung Quốc



 Thẩm phán Phạm Đình Hưng

                  LƯỢC SỬ BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC                                                                                                
Các tuyên bố của Xi Jinping (Tập Cận Bình) và Li Keqiang (Lý Khắc Cường)
Khi trở thành Tổng Bí thơ đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2012, Tập Cận Bình kêu gọi sự trỗi dậy vĩ đại của nước ông và hàm ý trong quá khứ nước Tàu không cần sử dụng đến bạo lực vì đạo lý của quê hương ông đủ để làm cho các nước khác khâm phục. Đọc diễn từ trước Nghị Viện Úc năm 2014, Tổng Bí thơ Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng bất cứ quốc gia nào mưu toan theo đuổi mục tiêu phát triển bằng cách sử dụng võ lực cũng đều thất bại cả.
Với luận điều tuyên truyền cố hữu của người cộng sản, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc tự đặt cho mình nhiệm vụ duy trì hòa bình. Năm ấy, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng ví von: : Bành trướng không có trong D.N.A của người Tàu”. (1)
(Elizabeth C. Economy, History With Chinese Characteristics, Foreign Affairs July/Augusr 2017)
Các tuyên bố kể trên của hai lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc không đúng với sự thật lịch sử của nước Tàu qua các thời đại từ thời Xuân Thu (thế kỷ 5-thế kỷ 3 trước Công nguyên), Chiến Quốc (thế kỷ 3-thế kỷ 1 trước Công nguyên) đến ngày nay. Thật vậy, quán tính bành trướng lãnh thổ của Hán tộc đã ăn sâu vào huyết quản của họ. Chủ nghĩa bành trướng (expansionism) là một kim chỉ nam hướng dẫn các hành động của nước Tàu từ thời cổ đại đến ngày nay. Sự thật hiễn nhiên nầy có thể chứng minh bằng các sự kiện lịch sử chính xác của nước Tàu.

Vị trí của nước Tàu (China) dưới thời phong kiến
Phát nguyên từ lưu vực Hoàng Hà (Yellow River), một bình nguyên phì nhiêu bao la gọi là Trung nguyên nuôi sống dân tộc Hán từ thời lập quốc, nước Tàu trong thời cổ đại giáp ranh với các nước sau đây:
·         nước Tây Hạ (Tân Cương hiện nay tức East Turskestan) của dân tộc Uy Ngô Nhĩ (Uygurs) ở phía Tây Bắc. Nước Tây Hạ lân cận nước Mông Cổ (Mongolia)
·         nước Đại Liêu của dân tộc Khiết Đan và nước Đại Kim của dân tộc Nữ Chân (Mãn Thanh) ở phía Đông Bắc;
·         nước Thổ Phồn (Tây Tạng hiện nay), nước Thục (Tứ Xuyên hiện nay), nước Nam Chiếu và nước Đại Lý (Vân Nam hiện nay) ở phía Tây Nam;
·         các nước Bách Việt (Lưỡng Quảng hiện nay) trong lưu vực sông Dương tử hay Trường giang ở phía Nam.
Từ vua Tuyên Vương của nhà Châu (Zhou Dynasty), Tần Thủy Hoàng của nhà Tần, nhà Hán, nhà Đường đến nhà Tống, nhà Minh, nước Tàu vẫn luôn luôn e ngại các bộ tộc ở phương Bắc và gọi họ là Rợ Hồ. Lo sợ sự xâm lăng của quân Khuyển Nhung, nhà Châu đã phải dời đô về Lạc Dương, một thành phố lớn và đẹp trong tỉnh Hà Nam. Để ngăn chận các bộ tộc thiện chiến từ phương Bắc, Tần Thủy Hoàng đã phải xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Để khỏi bị khuấy nhiễu từ phương Bắc, nhà Hán (Han Dynasty) bắt buộc phải cống Hồ và nhà Đường (Tang Dynasty) đã phải vất vả chống đỡ các cuộc tấn công từ phương Bắc. Nhà Tống (Song Dynasty) đã đại bại trước quân xâm lăng Đại Liêu, Đại Kim và Mông Cổ. Nhà Nguyên Mông (Mongol Dynasty) đã thống trị nước Tàu từ giữa thế kỷ 13 đến năm 1368. Sau cùng, nhà Minh (1369-1644) đã bị quân Mãn Thanh đánh bại và nước Tàu đã bị nhà Thanh (Qing Dynasty) thống trị từ giữa thế kỷ 17 đến năm 1911 thì bị lật đỗ bởi cuộc Cách mạng Tân Hợi do Bác sĩ Tôn Dật Tiên lãnh đạo. (2)
(Nguyễn Ngọc Huy, Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung,
Nguyễn Ngọc Huy Foundation, 2009, tái bản)

Quá trình bành trướng lãnh thổ của nước Tàu
Xuyên suốt lịch sử, nước Tàu đã không ngừng bành trướng lãnh thổ trong nhiều thời kỳ dưới các chế độ phong kiến và cộng sản:
1.     Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài 500 năm trước Công nguyên,
dưới uy quyền của Thiên tử nhà Đông Châu, có trên 100 nước chư hầu (vassals) lớn nhỏ luôn luôn tranh chiến lẫn nhau. Tại Trung nguyên trong lưu vực Hoàng hà, chiến tranh đã liên miên xảy ra giữa các nước chư hầu nhằm mục đích thôn tính các nước lân bang yếu thế và bành trướng lãnh thổ của các nước hùng mạnh như các nước Tần, Tấn, Sở, Ngụy. Sau cùng, năm 221 trước Công nguyên, nước Tần dưới quyền lãnh đạo của Doanh Chánh đã hoàn toàn chiến thắng, tóm thâu được lục quốc (Tần, Triệu, Ngụy, Hàn, Yên, Sở) và thống nhứt nước Tàu lần thứ nhứt. (3)
( Phùng Mộng Long, Đông Châu Liệt Quốc, Nhà Xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 2000)
2.                 Từ Hoa Bắc quân nhà Tần (Qin Dynasty) tiến xuống Hoa Nam
Ngay sau khi đánh chiếm nước Sở ở vùng Trường giang, vua Tần sai tướng Đồ Thư chỉ huy nửa triệu quân tiến xuống phía Nam để chiếm đoạt vùng đất Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) sát nhập vào lãnh thổ của nhà Tần. Năm 219, Đồ Thư đưa quân tấn công Tây Âu (Quảng Tây ngày nay). Sau khi Đồ Thư và Nhâm Ngao chết, tướng Triệu Đà của nhà Tần chinh phục Lưỡng Quảng và đặt vùng đất rộng lớn nầy dưới sự cai trị của nhà Tần. Khi nhà Tần suy vi, Triệu Đà tự lập mình làm Hoàng đế của nước Nam Việt ở vùng Lưỡng Quảng và đánh chiếm nước Âu Lạc (Văn Lang cũ dưới thời Hùng Vương) của An Dương Vương Thục Phán, đánh dấu nỗi nhục Bắc thuộc lần thứ nhứt của dân tộc Lạc Việt. (4)
(Ngô Nhân Dụng, Đứng Vững Ngàn Năm, Cơ sở Xuất bản Người Việt, 2013)
3.                 Nhà Hán (Han Dynasty) đánh chiếm nước Nam Việt của Triệu Đà
Đầu thế kỷ thứ nhứt, sau khi chiếm được nước Nam Việt (Lưỡng Quảng) của các hậu duệ Triệu Đà, nhà Hán thành lập An Nam Đô Hộ Phủ và gởi Thái thú đến cai trị trực tiếp nước Âu Lạc, mở ra thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai khá lâu dài. Về đơn vị hành chánh, nước Âu Lạc (Văn Lang cũ) được nhà Hán gọi là Giao Châu ngang hàng với Quảng Châu bên Quảng Đông. Cai trị rất bạo ngược, nhà Hán đã sử dụng bạo lực để dập tắt hai cuộc nổi dậy của hai Bà Trưng và Bà Triệu.
4.                 Nhà Đường (Tang Dynasty) bổ nhiệm các Tiết Độ sứ cai tri nước ta.
Sự thống thuộc nhà Đường từ thế kỷ thứ 7 đến năm 938 đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba của nước ta. Sự cai trị của các Tiết Độ sứ nhà Đường không bạo ngược như các Thái thú nhà Hán.
5.                 Nhà Minh (Ming Dynasty) áp đặt nền Bắc thuộc lần thứ tư
Dưới thời Minh Thành Tổ Chu Đệ, nhà Minh đánh chiếm và thống trị nước ta từ 1407 đến 1427 đến khi bị vua Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trải đánh đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta. Triệt tiêu văn hóa của dân tộc Lạc Việt, nhà cầm quyền phương Bắc đã đốt rất nhiều sách vở, tài liệu viết và công trình văn hóa của tiền nhân chúng ta để lại cho hậu thế.
Chủ nghĩa bành trướng nước lớn của nhà Minh đã thể hiện một cách rõ rệt trong chuyến hải hành viễn dương trên Ấn Độ Dương của Đô Đốc Zheng He (Trịnh Hoà), Thái giám gốc Tây Hạ, nhằm mục đích phổ biến “sự hiểu biết về uy nghi và đức độ của hoàng đế” (Tàu) theo lời nói của hai học sĩ Trung Quốc.
Trong hành động thực tiễn, Trịnh Hòa (1371-1433) thật sự là một cán bộ của chủ nghĩa bành trướng Tàu: khi hai đảo Sumatra (thuộc Indonesia) và Ceylon (Sri Lanka hiện nay) từ chối chấp nhận bá quyền (hegemony) của nước Tàu, Trịnh Hòa xâm chiếm ngay hai đảo nầy mặc dầu nhiệm vụ của ông ta không phải là đi chiếm đất mà là đi tìm sự lệ thuộc đại quốc nầy.(1:Sđd)
Gần đây, việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa và quân sự hóa các thực thể nầy để chuẩn bị thành lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không trên Biển Đông không phải hành động đe dọa sử dụng bạo lực hay sao?
6.                 Sát nhập các quốc gia lân bang vào Trung Quốc
Sau ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1-10-1949) dưới quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đế quốc cộng sản phương Đông đã sử dụng bạo lực để sát nhập vào Trung Quốc hầu hết các quốc gia lân bang: Mãn Châu (Manchuria), Nội Mông (Mongolie Intérieure), Tân Cương (Tây Hạ cũ tức East Turkestan), Tây Tạng (Tibet). Để thực hiện dễ dàng công cuộc sát nhập các nước lân bang nầy vào Trung Quốc, Bắc kinh đã ứng dụng nền văn hóa Hoa Hạ, Hán tự (chử viết) và mưu thuật chánh trị nhằm tăng cường khả năng đồng hóa dần dần theo thời gian các dân tộc Tây Tạng, Uy Ngô Nhĩ (Uyghurs), Mông Cổ và Mãn Thanh, đồng thời triệt tiêu các nền văn hóa bản địa và tôn giáo của các dân tộc thiểu số nầy.
Quốc kỳ của Trung Quốc hiện nay gồm có một ngôi sao lớn và bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng Hán tộc (ngôi sao lớn) lãnh đạo bốn dân tộc lệ thuộc (4 ngôi sao nhỏ) gồm có Tây Tạng, Uy Ngô Nhĩ (tại Tân Cương), Mông Cổ và Mãn Thanh. Nhưng năm 2010, khi Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến viếng thăm Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội đã sáng chế ra một lá quốc kỳ Trung Quốc mới lạ gồm có một ngôi sao lớn và năm ngôi sao nhỏ để thêm môt ngôi sao nhỏ tượng trưng Việt Nam. Sự sáng chế nầy có thể diễn dịch là Việt Nam cộng sản muốn tự nguyện sát nhập vào Trung Quốc giống như Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và Mãn Thanh.
7.                 Tiến trình sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc
Muốn bành trướng về phía Nam các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Hải Nam, Trung Quốc nhứt định phải chinh phục bán đảo Đông Dương (gồm có Việt Nam, Lào và Kampuchia), và chiếm cứ Biển Đông (South China Sea) cũng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên vùng biển nầy. Nhằm mục đích bành trướng xuống Đông Nam Á (South East Asia) , khai thác các tài nguyên phong phú của Biển Đông, nhứt là dầu hỏa và khí đốt, và kiểm soát hải lộ cực kỳ quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đồng thời trả thù Pháp quốc đã đánh thắng nước Tàu (Đại Thanh) trong cuộc Chiến Tranh Nha Phiến lần thứ hai (Second Opium War) năm 1860, Mao Trạch Đông đã có một viễn kiến đáng kể: sai Thiếu tá gián điệp Hồ Quang đến ẩn trú trong hang Pác Bó,tỉnh Cao Bằng, giáp ranh với Khu Tự trị  của dân tộc Choang trong tỉnh Quảng Tây, để lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam và huấn luyện, đào tạo cán bộ cộng sản Việt Nam. Với viện trợ hùng hậu của Trung Quốc về nhân lực, tài chánh và võ khí từ  1950, Hồ Quang đã tiến hành hai cuộc nội chiến giết chết hàng triệu người Việt, chia rẽ giai cấp và phá tan nội lực của dân tộc Việt để đưa nước Việt vào thân phận nô lệ của Hán tộc. Quá trình sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc đã được thực hiện qua nhiều giai đoạn:
·         Dùng máu và sanh mạng của người Việt để đánh Pháp và Mỹ cho Trung Quốc và Liên Xô theo lời thú nhận của Lê Duẫn, Tổng Bí thơ đảng Cộng Sản Việt Nam, trước khi qua đời năm 1986.
·         Huấn luyện và đào tạo cán bộ cộng sản Việt Nam trong mọi ngành hoạt động của Đảng và Nhà nước.
·         Xây dựng Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam theo hình ảnh và quyết định của Trung Quốc. Việt Nam cộng sản phải là một phiên bản của Trung Quốc.
·         Bắt buộc Việt Nam phải chuyển nhượng cho Trung Quốc gần 1,000 kí lô mét vuông đất liền trên 6 tỉnh biên giới phía Bắc, một phần diên tích biển trong Vịnh Bắc Việt và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
·         Cho phép dân Tàu tự do nhập cảnh Việt Nam để đem người Tàu và xí nghiệp Tàu tràn ngập tất cả các tỉnh và thành phố từ Bắc chí Nam.
·         Bổ dụng người Tàu nắm giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng, Quốc Hội, Chánh phủ và chánh quyền các cấp.
·         Cưỡng bách Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam phải ký kết nhiều hiệp ước, hiệp định, hợp đồng  về hợp tác trong mọi lãnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc.
·         Loại bỏ môn Sử Việt ra khỏi học trình của học sinh và dạy tiếng Hán cho học sinh tiểu học.
·         Sau cùng, sẽ thi hành thỏa hiệp Thành Đô vào năm 2020 để chánh thức sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc với cương vị môt Khu Tự trị giống như Khu Tự trị của dân tộc Choang trong tỉnh Quảng Tây của bộ tộc Âu Việt.
    Tướng Lương Quang Liệt, Chánh ủy Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam, đã chủ
    trì một hội nghị để chuẩn bị thi hành Kỷ Yếu Thành Đô.
Ngày Việt Nam mất nước và mất dân tộc không còn xa! Đồng bào người Việt ở trong và ngoài nước hãy ghi nhớ “công lao” phục vụ Trung Quốc của đảng Cộng Sản Việt Nam.
                                                               Thẩm phán Phạm Đình Hưng
                                                                Little Saigon, ngày 21-6-2017