TS Nguyễn Văn Thành
HẠNH PHÚC và KHỔ ĐAU
phương pháp hoá giải xúc động và tình cảm
Lausanne, Thụy Sĩ
Ước mơ hạnh phúc có mặt trong tâm hồn cuả tất cả chúng
ta, dù mỗi người có một lối nhìn riêng biệt và độc đáo về bản sắc của hạnh phúc
và con đường thực hiện. Trong lòng cuộc đời này, khổ đau cũng có mặt khắp muôn
nơi, trong mọi hang cùng ngõ hẻm cuả nhân loại.
Theo giáo lý của đạo Bụt, “phiền não tạo bồ đề”. Cây
giải thoát chỉ nảy mầm đâm mộng trong lòng đất khổ đau. Hoa sen nở ra, cống hiến
hương sắc cho đời, sau khi đã vươn mình lên, vượt khỏi lớp bùn lầy nước đọng.
Tin Mừng của Đức Ki-tô cũng kêu mời chúng ta ngày ngày thực hiện cuộc “VƯỢT
QUA” ấy. Phục sinh phải chăng là hoa trái ngọt ngào, chỉ xuất hiện ở cuối chặng
đường khốn khổ và gian truân ? Con đường nầy là một tất yếu (từ Hi Lạp là ananké) thuộc thân phận và điều kiện làm
người.
Trong khoảng mười năm gần đây, với những khám phá mới
mẻ về vai trò và tầm quan trọng của xúc cảm trong đời sống con người, tâm lý học
đương đại cũng đang nhấn mạnh và làm nổi bật mối liên hệ mật thiết giưã hạnh phúc
và khổ đau. Nói cách khác, khổ đau không thể không có mặt trong lòng cuộc đời.
Trong những cuốn sách đã được phát hành, tôi thường dùng lối nói ví von, rằng “
khổ đau là ‘rác’, là ‘phế liệu’, do con người làm ra”. Chỗ nào có con người
chung sống, hợp tác, đồng hành và chia sẻ, trong bất cứ điạ hạt nào, chỗ ấy thế nào cũng có “rác” dần
dần xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Rác ấy sẽ biến thành khổ đau, nếu
nó tạo nên tình trạng xung đột, kỳ thị, hận thù, chiến tranh giưã người với người. Trái lại, chừng nào con người có khả năng
“chuyển luân” rác thành vật tư hay là phương tiện phục vụ con người, lúc ấy HẠNH PHÚC thuộc tầm tay thực hiện của
con người. Thuộc chủ quyền của chúng ta.
Nhằm quảng khai những tư tưởng nói trên, bài nói chuyện này sẽ lần lượt trình bày hai phần sau đây:
Trong phần đầu, tôi sẽ liệt kê một vài dấu hiệu cụ thể và khách quan
nhằm phát hiện tình trạng khổ đau, đang có mặt trong chúng ta và giữa chúng ta.
Trong phần hai, tôi sẽ khẳng quyết thêm rằng: hạnh phúc toàn mãn và trọn vẹn không
bao giờ hiện hữu trên đời này. Trái lại, đó là một tiến trình liên lỉ do tôi chọn
lưạ và quyết định. “Có công mài sắt ắt ngày nên kim”. Nói khác đi, hạnh
phúc là mùa màng, do chính tôi gieo vãi và gặt hái, bằng cách chấp nhận những nhu cầu
của chính mình và tôn trọng nhu cầu làm người của mỗi anh chị em đang sống
chung quanh chúng ta.
Trong lời kết luận, tôi sẽ nhấn mạnh rằng: hạnh phúc vừa là quyền lợi của mọi ngưòi sinh ra trong Trời Đất
nầy. Đồng thời, đó cũng là trách nhiệm làm người của chúng ta tất cả, đối với từng
anh chị em, trong lòng xã hội, quê hương và nhân loại. Hẳn thực, bao lâu còn có
một người đang bị áp bức bóc lột, tôi có
trách nhiệm giải thoát người anh em ấy, bằng bàn tay và tất cả tấm lòng cuả tôi. Bao lâu còn có người đi ăn xin, nằm lê lết
qua đêm trên hè phố, trách nhiệm làm người cuả tôi là làm một điều gì cụ thể
thuộc tầm tay của mình, để chia sẻ niềm “ ưu tư và ước vọng “ cuả người ấy.
Trên con đường tìm kiếm và thực hiện hạnh phúc, với tư cách làm người,
chúng ta không thể tiến bước lẻ loi, một mình. Chúng ta đồng hành và chia sẻ. Tôi
chỉ có thể gặt hái muà màng hạnh phúc chừng nào tôi biết gieo vãi hạt giống hạnh
phúc trong vườn lòng cuả mỗi người anh chị em, hai bên cạnh tôi.
I. Làm sao phát hiện những dấu hiệu khổ đau nơi
chính mình và nơi kẻ khác ?
Sơ đồ sau đây trình bày bốn thành tố với bốn phần vụ
khác nhau cuả nội tâm:
Thành tố: (1) (2) (3) (4)
Cưả vào Thuyên giải Xúc động Cưả ra
______________________________________________________________________
Phần vụ:
Tiếp thu Tổng hợp tin tức Trình
bày nhu Tạo quan hệ
và ghi nhận thực tại khám phá ý nghĩa cầu và yêu cầu tiếp xúc và bằng
các giác
quan bằng trí tuệ
tình cảm trao đổi
qua ngôn
ngữ và tác phong
______________________________________________________________________
Hình 1: sơ đồ nội tâm - xúc động và tình cảm
Khi khổ đau xâm chiếm và tràn
ngập tâm hồn, bốn loại triệu chứng khách quan sẽ từ từ xuất hiện, trong bốn lãnh
vực cuả nội tâm.
Loại một nằm ở cưả vào.
Thay vì ghi nhận thực tại một cách khách quan cụ thể,
nghiã là có sao nói vậy, cố gắng phản ảnh thực tại bên ngoài, một cách trung thực
toàn diện, chúng ta thường có khuynh hướng xuyên tạc bóp méo sự kiện, bằng ba cách
sau đây:
(a) vơ đuã cả
nắm, nghiã là biến hoá một sự kiện cụ thể thành một qui luật tổng quát và
thường hằng;
(b) gạn lọc,
nghiã là chỉ ghi nhận những sự kiện thuận lợi và thích hợp cho hệ thống tin tưởng
cuả chúng ta. Khi đã ghét ai, chúng ta chỉ thấy nơi người ấy những khiá cạnh tiêu
cực và bỏ quên những đặc điểm tích cực năng động;
(c) chủ quan
hoá hay là xuyên tạc, nghiã là chỉ lưu tâm nhấn mạnh đến ý kiến riêng tư cuả
bản thân mình mà không tôn trọng lối nhìn cuả những người khác, nhất là những
ai không cùng chia sẻ quan điểm và lập trường cuả chúng ta.
Loại hai nằm trong điạ hạt thuyên giải.
Thay vì trình bày ý kiến và ý
nghiã cuả mình cũng như tôn trọng, lắng nghe quan điểm cuả kẻ khác, chúng ta thường
có xu thế phân biệt hai phe đối lập với nhau:
tao tốt - mày xấu
tao có lý – mày vô lý
tao đúng – mày sai
tao có ý ngay lành – mày có ý đồ
gian ác, lưu manh
Lối suy nghĩ nhị nguyên ấy, với bao nhiêu lời tố cáo, phê phán, đổ lỗi,
chụp mũ, gắn nhãn hiệu ... là triệu chứng khách quan bên ngoài cuả một tâm hồn đang
bị khổ đau buả vây và làm tê liệt một cách trầm trọng những sinh hoạt và quan hệ
hằng ngày.
Loại ba nằm trong điạ hạt xúc động và tình cảm.
Một cách đặc biệt và rõ ràng,
trong điạ hạt xúc động và tình cảm, khi nào ai đau khổ thì người ấy sẽ bị bế tắc, phong toả hay là tràn ngập, đắm đuối. Họ mất
khả năng làm chủ bản thân và cuộc đời. Họ cảm thấy mình là nạn nhân cuả bao nhiêu
người khác, trong đời sống gia đình và xã hội. Theo ngôn ngữ cuả Daniel Goleman, tình trạng nầy cuả nội tâm
được so sánh như một cuộc đảo chánh, trong đó
chính phủ bị lật đổ, nghiã là lý trí không hoạt động một cách sáng suốt.
Bao nhiêu quyết định và chọn lưạ đều mang sắc thái cuả dục vọng mù quáng, bốc đồng
và hỗn độn.
Sống trong những tình huống như
thế, con người –phàm là ai, cho dù ở điạ vị hoặc chức vụ nào, có trình độ học
thức cao hay thấp…- sẽ dần dần đánh mất ý thức về bản sắc hoặc căn cước đích thực
cuả mình. Họ không còn nhận biết mình là ai, có những nhu cầu cơ bản như thế nào.
Cũng vậy, họ không nhận biết người anh chị em mình là ai, có những nhu cầu cơ bản
như thế nào… Rốt cuộc, chúng ta là
ai trong lòng quê hương, đất nước ? Chỉ là nồi da nấu thịt ! Hay là gà một nhà
bôi mặt đá nhau, từ đời này sang đời khác.
Loại thứ bốn nằm trong lãnh vực quan hệ tiếp xúc và
trao đổi.
Trong một đất nước hoặc xã hội hạnh phúc, không
có kẻ thắng người thua. Không có chủ nhân và nô lệ. Không có phân biệt bạn và
thù, trắng đen rõ rệt. Theo truyền thống văn hoá cuả Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng
ta tất cả là anh chị em đồng bào, mang dòng máu Rồng Tiên trong huyết quản. Trái
lại, khi quả tim chúng ta là sào huyệt cuả khổ đau, đam mê và dục vọng, chính
chúng ta làm nên những con sông Nhât Lệ, Bến Hải, những hàng rào kẽm gai giưã
người với người.
Nhiều khi chính chúng ta đã đào
hầm chôn sống những người anh chị em cuả
chúng ta, cơ hồ Trần Thủ Độ –vị công thần khai nguyên nhà Trần- đã làm cách đây
hơn bảy thế kỷ, đối với tôn thất nhà Lý. Cũng vậy, để thiết lập triều đại nhà Hồ,
Hồ Quý Ly đã truất phế đưá con rể cuả mình là vua Trần Huệ Tông, nhốt ngài vào
một ngôi chuà heo hút, xa cách thủ đô Thăng Long. Thế vẫn còn chưa đủ. Ông còn
sai bộ hạ đem dây đến thắt cổ vị vua cuối cùng cuả nhà Trần. Sở dĩ như vậy, là
vì ông chủ trương “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”.
Lịch sử Việt Nam cho chúng ta
thấy rõ: từ cổ chí kim, phần lớn những triều đại hay chính thể luôn luôn khởi đầu
bằng những cuộc thanh trừng đổ máu. Và cuối mỗi triều đại, thường có những người
sẵn sàng bán đứng quê hương, sụp lạy trước ngoại bang, để xin xỏ, cầu viện hay
là “rước voi chà mả tổ”.
II.
Làm sao xây dựng hạnh phúc cho bản thân và cuộc đời ?
Để hiểu rõ thế nào là hạnh phúc,
chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện dưới đây cuả C. Steiner:
Ngày xưả ngày xưa, vào thời
nguyên thuỷ, con người khắp nơi trên mặt đất đã sống với nhau những chuỗi ngày
rất hạnh phúc và hoà bình. Chúng ta hãy đến thăm viếng họ và tìm cách học hỏi nơi
họ đâu là bí quyết cuả một đời sống hạnh phúc. Thuả ấy, mỗi người vưà sinh ra đã
có hai chiếc bị nằm sẵn ở trước ngực và
sau lưng cuả mình. Với chiếc bị nằm sau lưng, tôi nhận lãnh tất cả mọi quà tặng
do cha mẹ, họ hàng bà con xa gần mang đến. Nào là lương thực, trò chơi, kiến thức,
áo quần, vật tư xây nhà cưả và dụng cụ sản xuất, lao động. Mỗi lần có người cần
một vật dụng, tức khắc có một người khác sẵn sàng xuất hiện và biếu tặng món quà
cần thiết cho người ấy.
Cũng vào thời kỳ vàng son này,
khi tôi nhận thấy có người đang cần một món đồ, bất kỳ thuộc điạ hạt nào, tôi
chỉ cần đưa tay vào chiếc bị ở đằng trước ngực, tức thì tôi kiếm ra được món đồ
mà người kia đang cần cho bản thân và cuộc sống cuả mình. Ngày ngày lớn lên, tôi
thấy mọi người đều làm như vậy. Và tôi đã học sống quảng đại, giống như mọi người.
Cuộc sống thuả ấy thật là phong phú, sung mãn cho mọi người và cho từng người,
không trừ sót một ai.
Thế rồi, một hôm, bỗng xuất hiện
một bà phù thuỷ. Không ai biết bà đến từ hành tinh nào. Ngày ngày, bà cứ đi rỉ
tai từng người, già trẻ lớn bé: “Con hãy
khôn ngoan, lưạ người mà cho. Hãy giữ lại cho mình một đôi điều cần thiết. Thời
buổi khó khăn sẽ uà đến. Lúc bấy giờ con sẽ thiếu thốn mọi sự ”
Cũng từ đấy, con người bắt đầu lo
sợ. Nhiều lần, khi thấy bạn bè bà con thiếu một vật dụng, theo thói quen, họ đưa
tay vào chiếc bị ở đằng trước. Nhưng nhớ lại lời khuyên cuả bà phù thuỷ, người ấy lập tức rút tay ra, không còn muốn
cho đi một cách dễ dàng, đơn sơ như trước đây.
Vì thái độ dè sẻn và tự vệ cuả
mỗi người, cuộc sống làm người đã thay đổi bộ mặt: từ bấy giơ,ø ai ai cũng trở
nên nghi kị, lo sợ. Và cuộc sống càng ngày càng trở nên thiếu thốn, bất hạnh.
Nhận thấy tình hình càng ngày
càng thoái hoa, một cách tai hại và trở thành bế tắc, các bô lão đã có sáng kiến
họp nhau lại, khảo sát một cách tỉ mỉ nguyên nhân cuả vấn đề. Họ khám phá rằng đầu mối là sự có mặt cuả bà phù thuỷ, và họ đã cầm gậy gộc
xua đuổi bà ra khỏi xóm làng.
Oái oăm làm sao, bà phù thuỷ bằng
xương bằng thịt đã đi xa rồi. Nhưng lời rỉ tai cuả bà vẫn còn xẩn vẩn đâu đo,ù
trong tư duy và quả tim của mỗi người. Bà phù thuỷ vẫn còn nằm vùng, trong mỗi
chúng ta và ở giưã chúng ta.
Nếu mỗi ngày, mỗi người không
quyết định thay đổi niềm lo sợ cuả mình thành thương yêu, tha thứ và tin tưởng
nhau, chúng ta sẽ suốt đời làm nạn nhân tự nguyện cuả bà phù thuỷ đang tìm mọi cách để làm ô nhiễm mối quan hệ
giưã người với người. Tên tuổi của bà phù thuỷ ấy là thiên kiến, hận thù, chia
rẽ, bạo động và chiến tranh. Nói tắt một lời, đó là tư duy nhị nguyên phát sinh
ra mọi khổ đau cho con người trong lòng cuộc đời và trên từng mảnh đất cuả quê
hương.
Sào huyệt hay là chiến khu cuả
bà phù thuỷ là đời sống xúc động và tình cảm.
Để hoá giải bao nhiêu vấn đề
chung quanh đời sống xúc động và tình cảm, nghiã là:
* ngày ngày biến Không thành Có,
* chuyển luân Rác nuôi sống những cánh đồng,
* giưã Sa mạc làm tuôn chảy dòng sông,
* trong Chết chóc vun trồng hạt mầm Sống,
* gieo Thứ tha và xây dắp Đường Hy Vọng…
chúng ta có thể
sử dụng kỹ thuật tâm ly,ù với bốn bước như sau:
(1)
Xác định môi trường chung
quanh,
hay là nhận diện hoàn cảnh hiện hữu. Để
làm công việc này, chúng ta cần sử dụng những lối phát biểu càng khách
quan chừng nào, càng hay bấy nhiêu: “Tôi thấy ….”, “Tôi nghe …”. Ví dụ: “Tôi
nghe bạn phàn nàn và phê phán thái độ cuả tôi …”
(2)
Đặt tên, hay gọi tên xúc động vưà đang chớm nở và xuất hiện
trong nội tâm. Bốn xúc động đầu đàn là Lo, Sợ, Buồn và Giận. Lối phát biểu cần sử dụng trong giai
đoạn này là: “Tôi cảm …”.
(3)
Khám phá, phát hiện nhu cầu cơ
bản cuả mình đang có mặt hay là ẩn nấp, nguỵ trang ở bên dưới mỗi xúc động.
Sở
dĩ tôi buồn, là vì tôi đang cần được nâng đỡ, uỷ lạo.
Tôi
sơ,ï là vì tôi cần được an toàn.
Tôi
lo, là vì tôi cần có phương tiện cụ thể, hữu hiệu để đối phó với những biến cố
bất trắc, bất ngờ.
Tôi
giận, là vì tôi cần được tôn trọng. Những giá trị và xác tín cuả tôi cần được
người khác nhìn nhận.
(4)
Nêu rõ lời yêu cầu tích cực, cụ
thể,
nói lên nguyện vọng chính đáng cuả mình. Thay vì đòi hỏi, cưỡng bức, áp đặt từ
bên ngoài, hay là lạm dụng vị trí quyền lực cuả mình, chúng ta chỉ thỉnh cầu,
nghiã là XIN với một thái độ hài hoà, đồng hành, chia sẻ. Mỗi lần xin, chúng ta
biết rằng: kẻ khác có quyền từ chối, tuỳ vào thực tế và thực tại hiện hữu cuả họ.
Khi có nhiệm vụ nâng đỡ ai, giúp
họ hoá giải xúc động và tình cảm cuả mình, chúng ta cùng với họ kinh qua bốn
giai đoạn vưà trình bày. Từ từ đi tới từng bước một, trong tinh thần cởi mở và
trung thực. Thêm vào đó, mỗi lần nói về MÌNH, chúng ta hãy tự xưng là TÔI. Không
dùng sứ điệp ngôi thứ nhất , chúng ta sẽ có xu thế phê phán, tố cáo, đổ lỗi cho
người khác đang đối diện chúng ta.
Với điều kiện diễn tả nầy, cơ
hồ một dòng sông lưu nhuận, luân chuyển từ cội nguồn đi ra biển cả… đời sống
tình cảm và xúc động sẽ được thoáng thoát, chuyển biến một cách hài hoà tự nhiên,
không còn bị ứ đọng, ối đọng và ô nhiễm.
Trong một cộng đồng, khi mỗi
thành viên biết diễn tả rõ ràng nhu cầu cuả bản thân mình, và đồng thời tôn trọng
nhu cầu làm người cuả mọi thành viên khác,
cộng đồng ấy đang dấn bước trên con đường yêu thương và hạnh phúc, hiểu
biết và tha thứ. Thiếu lòng thứ tha, bất cứ cộng đồng nào –tôn giáo, đất nước,
xã hội, gia đình…- sẽ không đứng vững, sẽ không có ngày mai. Thứ tha phải bắt đầu
bằng lối nhìn cuả mỗi người về giá trị tự tại cuả người anh chị em hai bên cạnh.
Dù họ có những hành vi sai trái đến độ nào chăng nưã, dù khuyết điểm đang tràn
lan trong tác phong cuả họ, họ vẫn đáng yêu và cần tôi yêu thương, để họ biết vươn
lên làm người. Tôi là Đức Bụt đại trí và đại bi, mang đến cho người ấy con đường
giải thoát làm bằng Hiểu Biết và Tình Thương. Tôi cũng là Đức Ki-tô đang đồng hành
với người ấy, để họ có thể SỐNG LẠI, trở thành bất tử và bất diệt.
Hạnh phúc không phải là quả
sung từ trên trời cao đột nhiên rơi vào miệng cuả tôi. Hạnh phúc chẳng bao giờ là tận điểm, có sẵn đó rồi,
hoàn toàn, viên mãn. Bao lâu còn mang thân phận và điều kiện làm người, chúng
ta còn phải tạo dựng hạnh phúc cho mình và cho người khác. Hạnh phúc là một tiến trình liên tục, do tôi làm nên, với
hai bàn tay, nước mắt và xương máu cụ thể, trong mỗi phút giây cuả cuộc đời. Hẳn
thực, khi tôi làm cho kẻ khác hạnh phúc, chính tôi cũng gặt hái muà màng hạnh
phúc, cho bản thân và cho cuộc đời.
Khi phân tích những quan hệ tiếp
xúc và trao đổi giưã hai người, nhà tâm lý E. BERNE đã khám phá ra sự hiện hữu
cuả ba bộ mặt trong mỗi con người chúng ta:
Bộ mặt thứ nhất là NGƯỜI CHA MẸ, có phần vụ hướng dẫn và soi sáng,
nâng đỡ và uỷ lạo những ai cùng chung sống trong môi trường;
Bộ mặt thứ hai là NGƯỜI TRẺ EM, có phần vụ học hỏi thườngxuyên và sống hạnh phúc với
những người đang cùng có mặt trong xã hội;
Bộ mặt thứ ba là NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, có phần vụ đồng hành và chia sẻ với mọi người anh
chị em đồng bào, đồng hương, đồng loại.
Bên cạnh ba bộ mặt tích cực và xây dựng ấy, ba bộ mặt khác cũng đang đe
dọa,ï khống chế con người và quả tim cuả chúng ta:
NGƯỜI CHA MẸ thì áp chế, bao
che quá đáng;
NGƯỜI TRẺ EM thì phản loạn hay
lệ thuộc, bị động;
NGƯỜI
TRƯỞNG THÀNH thì quá duy lý, khô khan lạnh lùng như cái máy vô hồn.
I.
NGƯỜI CHA MẸ +
hướng dẫn
(CM)
+
nâng đỡ
-
áp chế quá đáng
II.
NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH + đồng
hành và chia sẻ
(TT)
--
duy lý cực đoan
III. NGƯỜI TRẺ EM +
học hỏi
(TE)
hồn nhiênhạnh hạnh phúc
- phản động
bị động
lệ thuộc
Hình 2: Ba khuôn mặt của một con người sống trong xã
hội
Sơ đồ của E. BERNE trên đây
cho chúng ta hiểu rõ, và ngày ngày đánh thức chúng ta: hai con người Aùnh Sáng và Bóng Tối
đang tranh giành ảnh hưởng trong chính quả tim mỗi người. Trong tinh thần
và chiều hướng ấy, hạnh phúc là CHO. Khi cho bất kỳ một cái gì, chúng ta nhận lại
hạnh phúc trong lòng mình. CHO là
một quyết định, một chọn lưa,ï cần được thực thi từng ngày, từng giờ.
Làm người, chúng ta, tự bản chất, là một sinh vật rất
giàu có. Chúng ta có rất nhiều điều để trao tặng cho người khác, bắt đầu từ một
nụ cười, một liếc nhìn đầy yêu thương, một bàn tay tiếp xúc, hỏi han, xoa dịu,
một lời nói nâng đỡ an ủi, khích lệ.
“
Aùnh mắt em là cả một Bầu Trời,
Bàn
tay em huyền nhiệm thấu từng mây,
Bước
chân em gieo hạnh phúc mỗi ngày,
Quả
tim em: Nguồn suối không cạn vơi!”
Em
trọng đại, vì em là tất cả:
Là
Mẹ, là mảnh đất của Quê Hương,
Một
Khu vườn ương lại giống Tình Thương,
Xây
non sông làm tươi đẹp khóm phường.
Em
là Nước tưới Ngày Mai, Tuổi Trẻ,
Đem
Rừng Xanh phủ hết Đất Tang Thương,
Mang
Mặt Trời chiếu rạng vùng tăm tối,
Hạt
Tình Người gieo vãi khắp mười phương”
Để kết thúc, tôi xin chia sẻ một
câu chuyện . Hôm ấy, trong lúc soạn bài nói chuyện này, tôi đã trải qua một giấc
mơ êm dịu. Trước mặt tôi, từ trên cao rơi xuống bốn con búp bê hoàn toàn giống
nhau, trong mọi chi tiết. Mỗi con đều có mũ đỏ, áo trắng, quần xanh, đôi dép màu
vàng mặt trời. Bỗng có một tiếng nói từ trên vọng xuống: “Này con, hãy phân biệt
cho bằng được cái gì làm nên nét khác biệt cơ bản, giưã bốn con búp bê ở trước
mặt con.”
Tôi có sáng kiến đi ra vườn,
kiếm một cọng cỏ vưà dài, vưà dai, vưà dẻo. Rồi tôi đút cọng cỏ vào lỗ tai cuả
con búp bê thứ nhất. Tôi nhích, nhích, và nhích … Cọng cỏ
thoát ra khỏi lỗ tai phiá bên kia. Tôi cũng làm như thế với con búp bê
thứ hai. Lần này cọng cỏ thoát ra khỏi lỗ miệng của nó. Với con thứ ba, cọng cỏ
đi xuống quả tim , bị bế tắc và dừng lại ở đó. Với con sau cùng, tôi nhích lui
nhích tới cọng cỏ, một cách rất tế vi và ý nhị. Thế rồi, quả tim nó bắt đầu thổn
thức,phập phồng. Tôi tiếp tục nhích thêm. Đôi mắt nó loé sáng, như hai đốm lưả.
Tôi vẫn tiếp tục nhích cọng cỏ. Hai tay búp bê bắt đầu cử động. Đôi chân di
chuyển về phiá trước. Con búp bê đứng dậy, bước tới. Nó Làm Người.
Nếu tôi được phép đem cọng cỏ
nhích vào tai các bạn, các bạn sẽ đáp ứng thế nào … giống như con búp bê nào đây
?
Chú Thích
1) BERNE E. Analyse transactionnelle et
Psychothérapie, PBPayot Paris
1971.
2) STEINERC., Le conte chaud et doux des chaudoudoux,
Illustré par PEF—InterEditions, Paris 1984.
3) GOLEMAN D., Emotional Intelligence, 2 vol.,
Bantam Books, New
York 1996.