Tục lệ "coong trình" của người Dao Đỏ ở Sa Pa.
Theo các nhà
nghiên cứu thì người Dao có quan hệ mật thiết với người H’Mông. Trước
đây, hai nhóm này được cho là có cùng nguồn gốc, nhưng sau khi thiên cư
từ Trung Hoa vào
Việt Nam thì hai cộng đồng này đã hình thành những đặc điểm khác nhau.
Ngày nay, đến Sa Pa chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa người Dao
và ngươi Hơ Mông về hình dáng, trang phục, cách sinh hoạt v.v…, nhưng họ
vẫn chung sống tại cùng một vùng núi mặc dầu nơi cao nơi thấp khác
nhau.
Nếu người
H’Mông thường chọn những nơi núi cao để ở thì người Dao lại chọn thung
lũng hoặc lưng chừng núi ở để tỉa ngô, trồng lúa và thảo quả. Các lái
buôn thường đến tận nhà thu mua, mang bán sang Trung Quốc nên cuộc sống của họ cũng khá. Nhiều nhà có xe máy, tivi, thậm chí là cả xe hơi, máy kéo dùng trong nông nghiệp.
Tộc người
Dao có nhiều nhóm, nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ, bởi
phụ nữ thường quấn khăn đỏ hay đội mũ đỏ, áo màu xanh đen nhưng có nhiều
hoa văn đỏ và trắng ở cổ, ở vạt áo và tà áo. Trang phục của họ được xem
là đẹp nhất ở Sa Pa. Phụ nữ Dao Đỏ còn có tục tỉa bớt chân mày và tóc
phía trên trán cho đẹp. Họ cũng có chữ viết riêng dựa theo chữ Hán cổ
gọi là chữ Nôm Dao, nhưng loại chữ này - nay chỉ người cao tuổi mới đọc,
hiểu và viết được.
Người Dao có
tín ngưỡng rằng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được quý
trọng. Ngoài ra, đàn ông chỉ được coi là trưởng thành sau khi đã chịu lễ
cấp bằng sắc của nơi thờ cúng. Họ cũng có các tục lệ khác như gia đình
nào đang nấu rượu thì cắm một cành cây trước cửa, không cho người lạ vào
vì quan niệm rằng hễ có người lạ vào là rượu sẽ chua và khê. Khi thấy
có dấu hiệu cắm lá trước cửa nhà người Dao, người ta kiêng không vào.
Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng cắm cành lá trước cửa không cho
người lạ vào, sợ đứa trẻ mới sinh sẽ khóc nhiều.
Họ có tục
lệ kiêng sờ đầu trẻ con. Khi cắt tóc, cạo đầu cho trẻ họ để một chỏm
tóc ở đỉnh đầu vì cho rằng đó là nơi trú ngụ của hồn vía con người, để
chỏm tóc như vậy trẻ sẽ không bị ốm đau. Họ cũng quan niệm là nam và nữ
khi chưa kết hôn thì không được chụp hình chung. Khách du lịch muốn
chụp tốt nhất là hỏi trước họ.
Mỗi năm
người Dao cũng có những lễ hội đặc biệt như: “Hội tết, nhảy múa” tổ chức
vào ngày Mồng một và Mồng hai tháng Giêng; “Hát hội giao duyên” vào
ngày Mồng mười tháng Giêng ở bản Tả Phìn, cách thị trấn Sa Pa khoảng
12km. Bản này nổi tiếng với các loại thổ cẩm đủ màu sắc và kiểu dáng do
bàn tay khéo léo của phụ nữ H’Mông hoặc phụ nữ Dao tạo nên. Đặc biệt, họ
có bài thuốc tắm bằng lá cây rừng của tổ tiên người Dao Đỏ truyền lại
đến ngày nay, rất tốt cho du khách đi đường xa mệt mỏi.
2- Thiếu nữ Dao Đỏ thoải mái ngủ với người lạ .
Người Dao Đỏ
không coi quan hệ “không phải vợ chồng” là vô đạo đức. Chuyện đó có
tên gọi là “coong trình”, thậm chí càng “coong trình” với nhiều đàn ông
thì càng tốt.
Bản Tân
Phong ở tỉnh Lào Cai là nơi có nhiều người Dao Đỏ sinh sống. Cách đây ít
lâu, một sinh viên tốt nghiệp ngành Nông Lâm hỏn hai mươi tuổi, mới
ra trường.. được cử về phụ trách kiểm lâm tại địa phương nên chưa hiểu
gì về phong tục tập quán của người Dao Đỏ. Tới cơ sở, cậu được giới
thiệu tạm thời ăn ngủ tại nhà ông trưởng bản. Đêm ấy, sau khi chủ nhà mổ
gà, mời cán bộ kiểm lâm một chầu rượu say, cậu lăn ra ngủ.
Chừng nửa
đêm, có hai cô gái tuổi độ 17-18 đến bên giường kéo áo cậu lôi dậy. Cậu
chưa hiểu ra sao thì các cô thì thầm vào lỗ tai cậu: “Cán bộ ra rừng ngủ
với chúng tao đi. Chúng tao thích cán bộ mà. Dậy đi ra rừng ‘coong
trình’…”
Cậu kiểm lâm
cố rụt đầu vào trong chăn thì hai cô gái càng lôi cậu mạnh hơn khiến
cậu vô cùng sợ hãi. Trước khi lên vùng thượng du, người ta đã kể với cậu
chuyện ma cà rồng hút máu người. Ma cà rồng hiện hình qua các cô gái
xinh đẹp, đêm đêm đi tới các ngôi nhà, chờ thiên hạ ngủ say rồi cắn vào
cổ, hút máu người đang ngủ. Ai bị ma cà rồng hút máu thì da vàng bủng vì
mất máu rồi chết.
Trong ánh lửa từ lò nấu cám lợn và ngọn đèn đốt bằng mỡ trâu đặt trên giá của chiếc cột giữa nhà hắt tới, gương mặt hai cô gái Dao đẹp
hoang dại, rực rỡ như hai đóa hoa rừng, cậu sợ quá hét lên. Nghe tiếng
kêu, ông trưởng bản trở dậy. Thấy hai cô gái, ông bật cười nói gì đó với
họ, họ cười rồi bỏ đi.
Sáng hôm
sau, ông trưởng bản giải thích về tục “coong trình” của người Dao Đỏ cho
cậu nghe rồi cười bảo cậu: “Mấy đứa con gái nó thích thanh niên miền
xuôi nên muốn kéo cán bộ ra rừng ngủ với tụi nó đấy mà”. Cậu kiểm lâm
trẻ tuổi bấy giờ mới tiếc hùi hụi !
Tháng 3 năm
sau, hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ cúng
rừng và làm thủ tục để người dân ký hợp đồng nhận khoán, bảo vệ rừng.
Buổi tối, cậu kiểm lâm trẻ tuổi rủ cô gái Dao Đỏ
xinh nhất trong bản vào rừng. Nhưng vừa mới ôm cô gái vào lòng thì cô
ta hét toáng lên rồi vùng bỏ chạy về bản. Thì ra, cô gái không đồng ý
“coong trình” với chàng kiểm lâm nên chàng bị phạt vạ.
Theo phong
tục, chàng kiểm lâm phải mua hai con gà trống và hai chai rượu để gia
đình cô gái cúng ma, gọi hồn cô gái lạc ngoài rừng về.
Kể lại
chuyện này, anh chàng kiểm lâm cười khì khì: "Hồi ấy mình còn trẻ, chưa
biết gì về phong tục của họ chứ bây giờ thì cứ cô nào thích là mình
"coong trình" đại, chả tốn một đồng nào cả, lỡ có bị phạt cũng… rẻ!".
"Thế lỡ cô ấy có con thì sao?". "Thì cô ta nuôi. Cô ta "coong trình" với
bao nhiêu người, đâu biết là con của ai".
Ông Đặng Văn Tâm, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Yên và ông Hoàng Cửu Tung, trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tân Phong nói
rằng Tân Phong là nơi có tới 96% dân chúng là người Dao Đỏ. Kể lại
chuyện của mình, ông Tung cười: "Năm 2006, tôi được phân công phụ trách
địa bàn xã Tân Phong. Hôm ấy đã muộn, tôi nghỉ lại tại nhà của một gia
đình ở thôn Khiểng Khun. Chủ nhà mổ gà tiếp đãi tôi rất niềm nở. Cả chủ
lẫn khách đều uống rượu say quá chừng. Người vợ của chủ nhà nhìn tôi với
đôi mắt long lanh lạ lắm. Đêm ấy đã khuya, tôi đang ngủ thì thấy một
phụ nữ chui vào trong mùng rồi ôm lấy tôi. Tôi giật mình tỉnh dậy thì
thấy người ôm mình là vợ chủ nhà. Chị ta thì thầm: "Mình thích cán bộ,
cán bộ "coong trình" mình đi!".
Tôi hoảng quá bèn mở cửa chạy ra ngoài vì sợ chủ nhà tỉnh dậy, nhưng anh ta vẫn ngủ say như chết .
Vậy là tôi bèn quay trở lại mùng và "coong trình" cho vừa ý vợ chủ nhà…".
3- Sự phóng khoáng trong chuyện “coong trình” .
Chuyện
quan hệ tình dục của người Dao Đỏ khá phóng khoáng. Có người giải thích
rằng do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao Đỏ, nên quan hệ hôn
nhân cận huyết khiến nhiều cặp vợ chồng vô sinh hoặc có những đứa trẻ
sanh ra dị dạng hay kém phát triển về trí tuệ cũng như thể hình. Chính
vì thế nên phụ nữ Dao Đỏ có phong tục duy trì nòi giống bằng cách quan
hệ với nhiều đàn ông khác có vóc dáng cao to, đẹp trai, để sinh ra những
đứa con khỏe mạnh, xinh đẹp.
(Người
Eskimo ở Bắc cực cũng vậy, cuốn “The Eskimos” của Mục sư Peter Jergens
người Mỹ nói rằng khi khách tới igloo (nhà hình vòm xếp bằng các tảng
băng của người Eskimo) thì được mời ngủ chung với vợ chủ nhà. Hàng xóm
đi săn trên tuyết mà vợ không đi theo được thì có thể “mượn” vợ của bạn
gần đấy, và người đàn bà này sẽ phục vụ mọi chuyện kể cả việc “thay thế
người vợ” một cách tự nhiên bất cứ lúc nào, không hề mặc cảm. Nếu may
mắn có con, đứa trẻ sẽ thuộc về người chồng đã cho mượn vợ chứ không
phải thuộc về người đi mượn).
Tập
tục “coong trình” đã có từ lâu đời, chợ tình Sa Pa của người Dao Đỏ
phải chăng là để giao lưu tình cảm, thỏa mãn nhu cầu tình dục hay sâu xa
là cải tạo giống nòi? Điều này các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu .
Nhiều người kinh ngạc khi nhìn thấy các cô gái Dao Đỏ
xinh đẹp lạ thường, họ cho biết: “Các cô gái đó đẹp chẳng khác gì tiên
sa. Không ai hiểu họ có phải là sản phẩm trong những đêm “coong trình”
do mẹ của họ với những người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai ở nơi khác đến
hay không?”.
Ông thợ săn
tên là Bàn Phúc Châu sau khi nghe tôi hỏi về phong tục “coong trình” và
hỏi thật rằng trong đời ông đã “coong trình” với bao nhiêu phụ nữ rồi.
Ông cười, rung đùi đầy hứng khởi: “Ô, không nhớ hết đâu. Mình xấu trai,
các cô gái ít cô thích. Nhưng nếu
vợ người ta thích thì mình cũng “coong trình” luôn”. “Lỡ chồng họ bắt
được?”. “Thì mình bị nộp phạt hai con gà và một chai rượu, rẻ thôi mà”.
Ông cười
khoái trá rồi lại kể tiếp: “Vợ mình chắc nó cũng đi “coong trình” với
nhiều đàn ông khác lắm nhưng mình không biết thì chịu, không được bắt
phạt gà, rượu. Còn nếu nó có con với người ta thì cũng chả sao, đứa con
đó gọi mình là bố chứ có gọi người kia là bố đâu. Có người không có con
còn phải mua con nuôi nữa kia mà. Người Kinh bảo cá vào ao nhà ta là cá
của ta, thì có gì mà phải buồn”.
Chị Triệu Thị Luyến, người hàng xóm của ông Bàn Phúc Châu,
được ông mời sang chơi, uống rượu, nghe chuyện “coong trình” thì cứ
cười khúc khích. Khi được hỏi ba đứa con của chị Luyến có mấy đứa là con
của chồng? Chị Luyến cười, không biết nói thật hay dối: “Cả ba đứa đều
là con của chồng em”…
Chị Đặng Thị
Tâm, phó chủ tịch xã, cười ý nhị, bảo: “Ba đứa con của Luyến đều gọi
chồng của nó bằng bố đấy. Còn em là người bên xã Tân Lĩnh, lúc còn con
gái cũng hay “coong trình” nên gặp được chồng em rồi về làm dâu bên xã
này”.
4 - Tục "kéo vợ" của người Dao Đỏ .
Trời Tây Bắc
vào xuân, thiên nhiên giao hòa, cây cối nảy lộc, cũng là lúc những
chàng trai Dao Đỏ hòa vào điệp khúc mùa xuân – điệp khúc của tình yêu–
đang tràn ngập trên khắp núi đồi với tục lệ riêng của người Dao Đỏ: “Kéo
người mình thương về… làm vợ!”.
Từ những
ngày giáp Tết đến hết tháng Giêng, khi nhà nào thóc cũng đã đầy bồ, thịt
đã treo kín trên ránh bếp, người người được nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ
mùa năm tới thì cũng là lúc trai gái đến tuổi trưởng thành hướng theo
tiếng gọi của tình yêu đôi lứa, lo chuyện xây dựng mái ấm gia đình.
Nếu các dân
tộc thiểu số khác thuộc vùng Tây Bắc có tục “ngủ thăm”, “chọc sàn”, “bắt
vợ” v.v… để chàng trai có thể lấy được người con gái mà mình yêu về làm
vợ thì dân tộc Dao Đỏ có tục kéo vợ.
Truyện kể
rằng, ngày xưa có một chàng trai nhà nghèo đem lòng say mê một cô gái
xinh đẹp con nhà giàu. Không đủ bạc trắng, không có trâu, dê để cưới hỏi
cô, chàng chỉ biết thầm thương trộm nhớ, còn cô gái thì hoàn toàn không
đoái hoài gì tới chàng.
Thế rồi một
ngày kia, tấm chân tình của chàng đã thấu tới thần, Phật và đấng linh
thiêng. Thần đã báo mộng cho chàng rằng hãy làm sao bắt cóc được cô gái
về, nhân duyên sẽ thành. Chàng làm theo và đã bắt được người mình yêu về
giữ trong nhà mình. Tính tình ương ngạnh của cô gái đã được tình cảm
chân thành của chàng cảm hóa, họ yêu nhau, sống với nhau, sinh con đẻ
cái và sống đến trọn đời.
Chuyện xưa
thể hiện ước mơ của những người nghèo túng không có khả năng trả nổi
tiền cưới để lấy được người mình yêu. Tính “hợp lý” của câu chuyện đã có
từ xa xưa và được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống của thanh niên dân
tộc Dao Đỏ cho đến ngày nay.
Giữa lưng
chừng những vách đá còn phủ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao
Đỏ dường như đã hẹn hò từ trước, ngồi bên nhau, trao nhau những lời nói
yêu đương, tình tứ. Chờ đến chiều, dường như đã hiểu nhau hơn, chàng
trai cùng với bè bạn của mình bắt đầu “kéo” người mình yêu về làm vợ.
Theo giải
thích của người Dao Đỏ, không phải cứ thấy cô gái nào xinh xắn, giỏi
giang là kéo về nhà mình làm vợ. Thật ra, trước khi “kéo vợ”, đôi nam nữ
đã tìm hiểu nhau rất kỹ, rồi ưng nhau. Kéo vợ chỉ là phong tục “bắt
buộc phải có” để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng.
Sau khi bị
“kéo” về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở trong nhà 3 ngày và vẫn sinh
hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà.
Sau 3 ngày, nếu ưng thuận, cô gái Dao Đỏ
sẽ cắt bớt tóc và trở thành người vợ chính thức trong gia đình, chờ đến
khi nào kinh tế khá giả họ mới tổ chức đám cưới, còn nếu không ưng thì
lại trở về nhà mình. Chính vì thế, phong tục “kéo vợ” có tính hợp lý
trong sinh hoạt của người Dao Đỏ.
5 - Tục "cạy cửa ngủ thăm" của người Dao Tiền .
Dao Đỏ là
người Dao mà phụ nữ thường đội khăn hay mũ đỏ, mặc áo màu xanh đen có
các nẹp cũng màu đỏ. Y phục của phụ nữ Dao Đỏ đẹp nhất trong các dân tộc
thiểu số trên vùng thượng du Bắc Việt.
Còn Dao Tiền
là người Dao mà phụ nữ thường đeo vòng cổ hay vòng tay chân có các đồng
tiền bằng đồng hay bằng bạc, khi cử động chúng kêu leng keng thánh thót
rất hay.
Trên đất
nước Việt Nam có 54 sắc tộc (thường gọi là “dân tộc”) cùng chung sống.
Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán mang nét độc đáo, rất
riêng. Các bạn đã từng nghe nói đến Lễ bỏ mả ở Tây Nguyên, Chợ tình ở
Khâu Vai – Hà Giang v.v…, chúng tôi muốn giới thiệu một phong tục đặc
biệt của người Dao Tiền ở vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: tục “cạy cửa ngủ
thăm”.
Bản Cỏi
thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm dựa lưng vào núi.
Một bên giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, phía bên kia giáp với huyện Phù
Yên của tỉnh Sơn La.
Bản Cỏi được
bao quanh bởi suối và các núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân
tộc Dao, Mường… sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu.
Theo sự giải
thích của người dân nơi đây, “ngủ thăm” có nghĩa là con trai, con gái
đến tuổi trưởng thành đều có thể “cạy cửa ngủ” để thăm nhà nhau. Tuy
nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ
bao đời nay, chỉ con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con
trai người Dao không được lấy gái Mường.
Các cô gái
đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm công việc đồng áng, tối đến thắp
một ngọn đèn, buông mùng sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu
tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến thăm nhà cô gái. Nếu
thấy đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm,
chàng trai phải tự cạy cửa để vào trong nhà, nằm xuống bên cạnh cô gái,
cô này sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự
mà không được đụng chạm vào người nhau.
Sau một thời
gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định xem có nên cho chàng trai đó
“ngủ thật” hay không. Nhưng trước khi đi tới “ngủ thật”, hai người phải
thưa với bố mẹ để bố mẹ coi có hợp tuổi với nhau không. Nếu hợp tuổi,
gia đình sẽ cho phép đôi bạn trẻ “ngủ thật” với nhau.
Sau khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ
ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm
hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về
phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai
nữa thì cô ta sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào cái địu và
bảo chàng trai: “Anh cứ về thôi!”, như thế có nghĩa là cô gái đã từ
chối. Hoặc cũng có khi, cô gái bảo: “Hôm qua, em nằm mơ thấy không thể
chung sống với anh được”, đó cũng là một cách từ chối nhẹ nhàng.
Nếu bạn là
người Kinh, bạn vẫn có thể đến “ngủ thăm” ở nhà bất cứ một cô gái nào
bạn thích, miễn là cô gái ấy chưa có ai đang “ngủ thăm” đêm hôm đó hoặc
đã có người “ngủ thật”; và phải nhớ là bạn không được làm một điều gì…
“thiếu trong sạch” khi muốn thử cái phong tục rất độc đáo này. Cũng có
trường hợp cô gái để cho hai chàng trai đến “ngủ thăm” ở hai bên cạnh
mình. Phong tục của họ cho phép như vậy. Trong trường hợp này, cả hai
chàng trai cùng chuyện trò, tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn thì người
đó thắng.
Cho đến thời
điểm này, các hãng du lịch vẫn chưa có các tour đưa du khách đến Bản
Cỏi. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều du khách tự động thuê xe đến đây
để khám phá thiên nhiên hoang sơ và những phong tục tập quán kỳ lạ… có
một không hai này!
Để đến được
Bản Cỏi, người ta có thể mua vé xe tuyến Hà Nội – Phú Thọ ở bến xe Kim
Mã Hà Nội, xuống xe tại thị trấn của huyện Thanh Sơn.
Ở chợ của
thị trấn Thanh Sơn có rất nhiều mặt hàng của đồng bào các dân tộc quanh
vùng mang đến bán hoặc trao đổi hàng hóa như: thổ cẩm, đồ lưu niệm, hàng
tiêu dùng, đặc biệt là các loại thuốc Nam.
Trung tâm
thị trấn cũng có nhiều điểm vui chơi với giá cả rất rẻ và người dân ở
đây hết sức thật thà, mến khách. Từ thị trấn Thanh Sơn người ta có thể
thuê xe ôm đến Bản Cỏi ...Cánh xe ôm ở đây tay lái rất vững, khách có
thể yên tâm dù cho quãng đường đồi núi gập ghềnh.
Tuy Bản Cỏi
chưa có khách sạn và nhà nghỉ nhưng khách có thể đến gõ cửa bất cứ một
ngôi nhà nào, bảo đảm không phải trả tiền mà còn được chủ nhà coi như
thượng khách.
6 - Tục đi "mò đêm" nhà sơn nữ người Thái .
Trong chuyến
công tác ở tỉnh Sơn La, sau khi tôi đã xong công việc thì cũng là lúc
trời bắt đầu xẩm tối. Bởi vậy tôi đành đến xin ngủ nhờ tại nhà của một
người dân trong bản. May mắn là dân chúng trong làng Pưa Lai này đều là
những người tốt bụng, hiếu khách. Thế nên, tôi được ngủ nhờ ở nhà anh Đinh Văn Thắng và chị Lường Thị Giang, họ là đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau chưa đầy hai năm.
Bữa cơm thết
đãi khách có thịt trâu và rượu ngô thơm nồng, đối với tôi quả thật là
ăn mày vớ được xôi gấc, vì sau một ngày lăn lội đường đồi, đường núi,
lại chẳng có quán xá nào để tạt vào ăn lót dạ, đến giờ đã sắp đói lả, ấy
vậy mà vợ chồng anh Thắng vẫn ái ngại, sợ bữa ăn đạm bạc quá .
Ngồi nhâm
nhi chén rượu ngô, tôi hỏi anh Thắng vùng này có phong tục gì đặc biệt.
Anh Thắng cười, hỏi lại: “Anh đã nghe nói tới tục “đi mò” chưa?”
Thật tình là
khi nghe anh Thắng nói thế, tôi ngỡ anh nói mò ốc, mò cua gì đó. Có lẽ
đoán được sự hiểu lầm của tôi, anh cười, bảo: “Đấy là một tập tục đã có
từ lâu đời của người Thái Đen ở bản này. “Đi mò” là một kiểu tìm kiếm
bạn tình, cũng giống như người Thái Trắng có tập tục “chọc sàn”, người
Dao có tục “cạy cửa ngủ thăm”, người Mông có tục “đánh mông” chắc anh đã
nghe qua…”.
Chú thích:
người Thái còn gọi là người Tày. Thái Đen hay Tày Khao: chuyên mặc đồ
đen. Thái Trắng hay Tày Đăm: chuyên mặc đồ trắng. Họ chiếm tới 55% dân
số tỉnh Sơn La và có liên hệ về chủng tộc với người Thái Lan.
Anh cho
biết, con trai ở bản Pưa Lai này cứ đến khoảng 15-16 tuổi là bắt đầu
biết “đi mò” rồi, đứa nào không chịu khó đi mò thì chỉ có nước ế vợ. Họ
có thể “đi mò” theo kiểu đánh lẻ hoặc từng nhóm. Nếu đi theo nhóm thì cứ
việc đàng hoàng đến nhà cô gái mà mình ưa thích rồi gõ cửa, bố mẹ cô
gái sẽ ra mở, mời vào nhà uống nước và trò chuyện. Vì “đi mò” là một
phong tục nên dù có đến muộn bố mẹ cô gái cũng chẳng cảm thấy phiền hà.
Sau khi đã chuyện trò, rào đón với “phụ huynh” dăm ba câu, đợi họ đi
ngủ, cả nhóm sẽ kéo nhau về, để lại một anh chàng có tình ý với cô gái
để hai người bắt đầu giai đoạn “tìm hiểu”.
Đối với
những chàng trai thích “một mình xung trận” thì phải hẹn với cô gái
trước. Đợi khi cả nhà đã đi ngủ, chàng trai đến gõ nhẹ vào cửa hoặc vào
vách nơi cô gái ngủ làm hiệu, cô gái sẽ biết ý ra mở để chàng trai vào.
Ngược lại,
đã thích một cô nào đấy nhưng nếu không hẹn trước, tối khuya chàng trai
cứ tìm đến, lẳng lặng dùng dao lách vào khe cửa, bẩy cái chốt lên để vào
nhà, đến buồng cô gái. May mắn
được đồng ý, cô gái sẽ im lặng và cho vào giường. Có khi không được sự
đồng ý, chàng trai vẫn cố ý chui vào giường để “tìm hiểu” rất dễ bị cô
gái hô hoán cho bố mẹ đuổi về. Tuy nhiên, ở bản này chưa bao giờ xảy ra
chuyện trai bản bị “muối mặt” như vậy.
Những chàng
trai khi đã tìm được đối tượng để gửi gắm tình cảm, sau những lần “đi
mò” rồi được cô gái ưng thuận cho ngủ lại thì sau đó sẽ về thưa chuyện
và nhờ bố mẹ đến hỏi cưới. Tuy nhiên, trước khi lấy vợ, chàng trai phải
đến nhà cô gái làm giúp một thời gian, nhanh thì ba tháng, chậm thì một
năm. Trong lễ cưới, nhà trai phải là người lo hết mọi chi phí của đám
cưới, từ của hồi môn cho đến việc cỗ bàn thết đãi khách bên nhà gái.
Kể xong anh
Thắng nhìn sang vợ, chị Lường Thị Giang, và cười khì khì: “Nói đâu xa,
cách đây hai năm tối nào tôi cũng cùng đám thanh niên đi mò đêm suốt ở
cái bản Pưa Lai này, thậm chí là sang cả bản bên cạnh nữa. Cuối cùng là
“mò” được cô ấy đấy”.
Thấy tôi háo
hức muốn đi cho biết, anh Thắng giục vợ dẹp bát đũa, cùng tôi ra ngồi
uống nước trà rồi bảo: “Cứ uống nước xong đi là vừa. Tí nữa mình gọi mấy
thằng em ở bản, tối nào chúng nó cũng đi, cho cậu đi cùng luôn thể”.
7- Tôi đi "mò".
Tối hôm ấy,
người em họ của anh Thắng tên là A Lý khoảng chừng 16 tuổi vỏ́i mấy đứa
bạn của nó cùng tuổi đó đến dẫn tôi đi trong tiết trỏ̀i mùa đông
lạnh giá. Đang đi, A Lý khẽ bảo tôi: “Tụi em dẫn anh vào nhà con bé tên
Luyến xinh lắm. Nó là “hoa chưa có chủ” vì mới cỡ 16 tuổi, đẹp nhất bản.
Anh xem nếu nó đồng ý thì tụi em để lại anh ở đấy, tụi em có chỗ khác.
Nó mới lớn, tán nó hơi khó, tụi em không thích”.
Căn nhà sàn
của gia đình cô gái tên Luyến vẫn còn sáng ánh đèn, bố mẹ cô chưa đi
ngủ. A Lý khẽ gõ lên cửa, một lát thì cánh cửa mở, cả bọn kéo tôi vào.
Chúng tôi ngồi uống trà với bố mẹ của Luyến, còn cô thì ngồi e ấp trên
giường của mình ở góc nhà sàn.
Thấy tôi lạ
mặt, bố của Luyến hỏi chuyện. Tôi không dám nói thật mình là người Kinh ở
dưới xuôi lên mà trả lời rằng là bà con của anh Thắng, hôm nay đến đây
được mấy cậu em dẫn đi chơi.
Sau vài ba
câu chuyện, bố mẹ Luyến biết ý, đi nghỉ và bảo chúng tôi cứ ngồi chơi.
Tôi đang e ngại vì chưa hiểu tình thế ra sao, không biết nên về hay nên ở
thì A Lý rủ rỉ vào tai tôi: “Con bé Luyến có vẻ “kết” anh rồi đấy. Từ
nãy đến giờ nó cứ nhìn anh chằm chặp”. Nghe vậy, tôi để ý thì thấy đôi
mắt tròn xoe, đen lay láy của Luyến đang nhìn tôi với gò má ửng hồng,
không hiểu vì thời tiết lạnh hay vì bản năng riêng của con gái người dân
tộc. Thấy tôi nhìn, cô bé mỉm cười quay đi. Thấy vậy, cả bọn cười, vỗ
nhẹ vào vai tôi ra chiều chúc mừng rồi kéo nhau đi. A Lý bảo tôi: “Tụi
em cũng loăng quăng ở gần đây thôi. Nếu có gì không ổn, anh muốn về sớm
thì cứ ra bên ngoài, ho lên mấy tiếng là em biết, sẽ dẫn anh về”.
Đâm lao thì
phải theo lao, đợi Lý đi xong, tôi mạnh dạn đến bên chiếc giường lót rơm
làm nệm của Luyến, ngồi xuống cạnh giường. Bất ngờ, Luyến thả mùng
xuống, cài chung quanh rồi kéo tôi vào trong mùng, ôm chầm lấy tôi, áp
mặt vào ngực tôi và cười khúc khích: “Hồi chiều em đã gặp anh rồi”. Hỏi
ra mới biết, lúc chiều tôi đi loanh quanh trong bản chụp hình, thấy một
đám sơn nữ đang địu ngô trên lưng từ đằng xa đi tới, tôi giơ máy ảnh ra
chụp vài bức, té ra trong đám có Luyến mà tôi không biết.
Cũng nhờ
“quen trước” như vậy nên tôi với Luyến nằm bên cạnh nhau, chuyện trò với
nhau cởi mở hơn. Tôi thành thật kể cho Luyến nghe rằng mình là người
Kinh ở dưới xuôi lên, Luyến cười: “Em biết rồi. Anh là nhà báo”. Tôi rất
ngạc nhiên: “Sao em biết?”. “Tại vì anh có máy ảnh to loại chuyên
nghiệp. Với lại nhà báo thì anh mới đi một mình chứ nếu là khách du lịch
họ đi cả đoàn”. “Thế anh là người lạ, em không sợ à?”. “Không. Tối nào
các trai bản cũng đến nhà em, có vài người quen mặt nhưng cũng có người
lạ mặt, em không sợ đâu. Với lại con gái thì phải để người ta đến mới
lấy được chồng, tục lệ ở đây là như vậy”.
Câu nói của
Luyến khiến tôi cảm thấy thương cảm. Tôi biết rõ nàng có tình cảm
vỏ́i tôi .Các cô sơn nữ thường thích những chàng trai Kinh. Cũng có
người đã ở lại đây, ăn đời ở kiếp với nhau, sống cuộc sống bình dị có
thể coi là hạnh phúc. Nhưng tôi thì không, tôi sẽ phải trở về Hà Nội.
Người ta bảo “ngủ thăm”, “mò đêm”, hoặc “chọc sàn” thì không được phép
làm điều gì không trong sạch trước khi cô gái đồng ý và sẽ phải tính đến
chuyện lâu dài. Riêng tôi thì khác, tôi là chàng trai người Kinh, tôi
biết nếu tôi tiến tới, cô bé sẽ phá bỏ tục lệ, sẵn sàng chấp nhận nhưng
tôi không thể làm như thế được…
Đợi cho
Luyến ngủ yên, tôi rón rén trở dậy, cố gắng không gây tiếng động kẻo làm
Luyến thức giấc. Trước khi chui ra khỏi mùng, dưới ánh sáng lờ mờ của
ngọn đèn nhỏ đặt trên chiếc giá ở giữa nhà, tôi thấy gương mặt cô bé
trông thật hiền dịu và thật dễ thương, đôi môi hé mở trong giấc ngủ như
một đóa hoa rừng. Tôi đặt nhẹ lên má nàng một chiếc hôn từ biệt. Chợt,
tôi giật mình: trên hai gò má nàng có hai dòng nước mắt chảy dài nhưng
Luyến vẫn giả bộ ngủ. Các cô sơn nữ là như thế, rất quý trai Kinh nhưng
cũng hiểu khó có chuyện lâu dài nên đành im lặng chia tay…
Váy mặc là
loại váy hở được dệt hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng. Về
cuối năm, mùa lạnh thì họ choàng thêm tấm mền cũ. Trang phục khi đi hội
của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc cả nam, nữ đều
đeo vòng bạc. Giản đơn trong cách ăn mặc nên cũng thuận tiện khi xong
buổi làm việc trên rẫy, trên rừng: các thiếu nữ bản làng cứ thoăn thoắt
bước xuống suối nô đùa với dòng nước mát mà không cần cởi bỏ thứ gì
ngoại trừ nếu muốn không ướt váy. Nếu muốn giặt váy áo thì sơn nữ sẽ cởi
bỏ nó ra giặt giũ luôn ra, bỏi lội trong dòng nước tinh khiết và mát
lạnh giữa rừng núi Tây nguyên.
Sự phát
triển đã đánh đổi phần nào bản sắc dân tộc vùng cao, vùng xa... và
những cái mất đi dần dần sau này sẽ chỉ còn tồn tại trong ký ức,
trong những tấm ảnh còn lủu lại bây giỏ̀.
Cọn nước.
Tắm trên sông Mã.
Lên nương.
Ngày hội của người Thái trắng.
Nguon: http://bao-toquoc2.blogspot.de/2014/11/tuc-le-coong-trinh-cua-nguoi-dao-o-o-sa.html#more